Triển khai hiệu quả Luật Thủ đô, cần đội ngũ cán bộ, công chức “vừa hồng, vừa chuyên”

(LĐTĐ) Sáng 28/6, sau khi Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi) với tỷ lệ đồng thuận rất cao, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Phạm Thị Thanh Mai đã có cuộc trao đổi với báo chí về thời khắc ý nghĩa này.
Quốc hội chính thức thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi) Đại biểu Quốc hội: Thủ đô phải giữ được không gian văn hóa, nét đẹp riêng có

- Phóng viên: Đại biểu có thể chia sẻ cảm xúc của mình sau khi bấm nút thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi)?

+ Đại biểu Phạm Thị Thanh Mai: Tại thời khắc mà Quốc hội thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi) với số phiếu rất cao, trên 95% tổng số đại biểu đã nhất trí, có thể nói tất cả các đại biểu Quốc hội đoàn Hà Nội đều có cảm xúc không bao giờ quên được, vì đã có những đóng góp dù là nhỏ bé nhưng cùng với các vị đại biểu Quốc hội, cùng với lãnh đạo Thành phố đạt được thành quả sau chặng đường gần 2 năm từ khi xây dựng để đưa vào chương trình luật, pháp lệnh được thông qua cho đến khi thảo luận cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 6 và thông qua tại Kỳ họp thứ 7.

Rất nhiều các đại biểu Quốc hội, các đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố đã cùng chung vui, cho thấy được trách nhiệm, niềm tin yêu của đại biểu, các Đoàn đại biểu giao trọng trách cho Thủ đô. Chúng tôi rất xúc động vào thời khắc đó.

Triển khai hiệu quả Luật Thủ đô, cần đội ngũ cán bộ, công chức “vừa hồng, vừa chuyên”
Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Phạm Thị Thanh Mai.

- Phóng viên: Theo đại biểu, Luật Thủ đô (sửa đổi) được thông qua có ý nghĩa như thế nào trong xây dựng, phát triển Thủ đô Hà Nội?

+ Đại biểu Phạm Thị Thanh Mai: Luật Thủ đô (sửa đổi) được thông qua sẽ có giá trị pháp lý đặc biệt quan trọng, cùng với Quy hoạch Thủ đô và Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô đã xin ý kiến của Quốc hội và sẽ trình Thủ tướng để phê duyệt trong thời gian tới, sẽ tạo được khuôn khổ, giá trị chính trị, pháp lý cho Thủ đô Hà Nội để triển khai thực hiện các nhiệm vụ, chính sách và những đột phá mới, tư duy, tầm nhìn mới để đáp ứng được yêu cầu, trọng trách mà Đảng, Nhà nước cũng như nhân dân cả nước đã tin tưởng giao phó.

Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ tạo hành lang pháp lý để xây dựng Thủ đô Hà Nội văn hiến, văn minh, hiện đại theo đúng kết luận của Nghị quyết 15 của Bộ Chính trị về định hướng phát triển Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn 2045.

Tôi tin tưởng rằng với 9 nhóm chính sách mới, tư duy, tầm nhìn mới đó, chúng ta sẽ phát triển Thủ đô trong thời gian tới đúng theo yêu cầu của Nghị quyết 15 của Bộ Chính trị.

Và trung tâm thụ hưởng các thành quả này chính là nhân dân của Thủ đô cũng như của cả nước, và Hà Nội luôn vì cả nước, cùng cả nước để phát triển đất nước ngày càng hùng cường. Đây là trọng trách rất lớn lao và trách nhiệm của Thủ đô, của lãnh đạo Hà Nội trong thời gian tới.

- Phóng viên: Để triển khai hiệu quả các chính sách đặc thù vượt trội trong Luật, theo đại biểu, thành phố Hà Nội cần phải chú trọng những vấn đề gì?

+ Đại biểu Phạm Thị Thanh Mai: Trong thời gian tới, cần tập trung vào 4 nhóm vấn đề mà Thủ đô cần phải triển khai ngay. Công tác chuẩn bị thì không phải chỉ khi Luật Thủ đô được ấn nút thông qua trong sáng hôm nay mới được triển khai, mà đã được lãnh đạo thành phố Hà Nội quan tâm chỉ đạo lãnh đạo các đơn vị bắt tay ngay vào công việc khi bắt đầu xây dựng Luật để trình Quốc hội.

Triển khai hiệu quả Luật Thủ đô, cần đội ngũ cán bộ, công chức “vừa hồng, vừa chuyên”
Đại biểu Phạm Thị Thanh Mai trả lời báo chí bên hành lang Quốc hội sáng 28/6.

Đó chính là xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật cũng như các văn bản hướng dẫn thuộc trách nhiệm, thẩm quyền mà Trung ương, Thủ tướng đã trao cho Hà Nội. Cùng với đó là phải phân công, phân nhiệm rất rõ ràng, cụ thể các đầu mối, thời gian cụ thể để xây dựng chất lượng cao nhất các văn bản pháp lý này.

Đồng thời, phối hợp rất chặt chẽ, thường xuyên với các cơ quan thẩm quyền của Trung ương để trình Thủ tướng, trình Chính phủ cũng như phối hợp với các ban, bộ, ngành để ban hành các văn bản thuộc trách nhiệm của các cơ quan trung ương để làm sao khi Luật có hiệu lực từ 1/1/2025 và 5 nhóm chính sách sẽ có hiệu lực từ 1/7/2025 thì lúc đó sẽ có đầy đủ các văn bản để bắt tay ngay vào thực hiện.

Bên cạnh đó, chúng ta cần tăng cường công tác tuyên truyền, để các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức, Đảng viên, và đặc biệt là các tầng lớp nhân dân của Thủ đô hiểu rõ, hiểu đúng những điểm mới, điểm đột phá của Luật Thủ đô (sửa đổi) lần này để cùng chung tay đóng góp, thực hiện Luật Thủ đô thực sự hiệu quả.

Triển khai hiệu quả Luật Thủ đô, cần đội ngũ cán bộ, công chức “vừa hồng, vừa chuyên”
Đại biểu bấm nút thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi).

Một điểm mà tôi cũng thấy cần thiết phải xem xét đó là xây dựng và củng cố, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ, công chức, viên chức để “vừa hồng, vừa chuyên”, vừa đảm bảo năng lực, nâng cao trách nhiệm và gương mẫu trong việc triển khai Luật. Với những chính sách, cơ chế đột phá, chúng ta phải làm rất linh hoạt, sáng tạo trong khuôn khổ mà Luật Thủ đô đã trao và với tinh thần cao nhất.

Đội ngũ cán bộ công chức với tư duy mới, tầm nhìn mới với yêu cầu đòi hỏi mới thì phải tự nâng cao năng lực trình độ, cùng với đó là tinh thần vì nhân dân phục vụ còn phải cao hơn nữa, thì lúc đó chúng ta mới có sự đồng bộ để triển khai thực hiện Luật Thủ đô một cách tốt nhất được.

Công việc ở phía trước còn rất nhiều. Đây là những bước ban đầu để chúng ta gửi niềm tin của cả nước dành cho Thủ đô, sự đặc biệt tin yêu và trọng trách của Thủ đô với cả nước. Công việc sắp tới sẽ cần sự nỗ lực cùng đồng hành, cùng trách nhiệm từ lãnh đạo Thành phố đến các cấp, các ngành, đặc biệt là đội ngũ triển khai thực thi.

Phương Thảo (ghi)

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hình thành thế hệ nông dân mới, dám nghĩ, dám làm

Hình thành thế hệ nông dân mới, dám nghĩ, dám làm

Xây dựng nông thôn mới văn minh, hiện đại theo hướng phát triển đô thị là một trong những yêu cầu quan trọng đặt ra tại Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW, ngày 16/6/2022 Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn Hà Nội. Để đạt được mục tiêu này, rất nhiều khó khăn, vướng mắc cần phải tháo gỡ, tạo sức bật cho nông dân dám nghĩ, dám làm. Dù khó là vậy nhưng huyện Đan Phượng đã làm được bởi có những cách làm hay, tạo hiệu quả cao trong sản xuất nông nghiệp.
Hà Nội: Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sử dụng đất huyện Mê Linh đến năm 2030

Hà Nội: Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sử dụng đất huyện Mê Linh đến năm 2030

(LĐTĐ) Hà Nội đã điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất huyện Mê Linh đến 2030, giảm 1,18 ha đất nông nghiệp, tăng đất phi nông nghiệp. Bổ sung dự án Đền Hai Bà Trưng và điều chỉnh bốn dự án khác. Vị trí, diện tích chuyển đổi xác định theo bản đồ đã được xác nhận.
Quy định về ngăn chặn, gỡ bỏ thông tin vi phạm pháp luật trên mạng từ 25/12/2024

Quy định về ngăn chặn, gỡ bỏ thông tin vi phạm pháp luật trên mạng từ 25/12/2024

(LĐTĐ) Nghị định 147/2024/NĐ-CP quy định các bộ, ngành, địa phương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an ngăn chặn, loại bỏ thông tin vi phạm pháp luật trên mạng. Doanh nghiệp viễn thông, Internet phải thực hiện yêu cầu gỡ bỏ, liên tục cung cấp dịch vụ vi phạm trong 24 giờ.
Bảng giá đất cũ được áp dụng đến hết 31/12/2025

Bảng giá đất cũ được áp dụng đến hết 31/12/2025

(LĐTĐ) Bảng giá đất theo Luật Đất đai 2013 sẽ tiếp tục áp dụng đến ngày 31/12/2025, trừ khi cần điều chỉnh theo Luật Đất đai 2024. Ủy ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh sẽ xây dựng bảng giá mới áp dụng từ ngày 1/1/2026. Điều chỉnh thực hiện theo Nghị định 71/2024/NĐ-CP.
Phản biện Dự thảo Nghị quyết quy định áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp điện, nước

Phản biện Dự thảo Nghị quyết quy định áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp điện, nước

(LĐTĐ) Chiều 14/11, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố quy định việc áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Đẩy nhanh tiến độ giải quyết vụ việc, vụ án về tham nhũng, tiêu cực

Đẩy nhanh tiến độ giải quyết vụ việc, vụ án về tham nhũng, tiêu cực

(LĐTĐ) Tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo Thành ủy về Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, ngày 14/11, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài - Trưởng ban Chỉ đạo, yêu cầu tập trung chỉ đạo giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị về tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, khiếu nại, tố cáo kéo dài; đặc biệt là khiếu nại, tố cáo liên quan đến cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp để chuẩn bị tốt cho nhân sự đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ tới.
Quận Hoàn Kiếm: Khẳng định vị thế trong hệ thống giáo dục Thủ đô

Quận Hoàn Kiếm: Khẳng định vị thế trong hệ thống giáo dục Thủ đô

(LĐTĐ) Trong năm học 2023 - 2024, đông đảo nhà giáo, đoàn viên Công đoàn, người lao động Khối Giáo dục và đào tạo quận Hoàn Kiếm đã không ngừng trau dồi chuyên môn nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Thông qua các phong trào thi đua đã có hàng trăm sáng kiến kinh nghiệm được đội ngũ giáo viên đưa vào giảng dạy.

Tin khác

Sớm cụ thể hóa Luật Thủ đô 2024 để Hà Nội phát triển nhanh, bền vững

Sớm cụ thể hóa Luật Thủ đô 2024 để Hà Nội phát triển nhanh, bền vững

(LĐTĐ) Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong nêu rõ, các tham luận và ý kiến tại Hội thảo đều thể hiện mong muốn Luật Thủ đô (sửa đổi) sớm đi vào cuộc sống, tạo động lực mới để Hà Nội phát triển nhanh, bền vững.
Đảm bảo văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thủ đô (sửa đổi) được ban hành kịp thời

Đảm bảo văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thủ đô (sửa đổi) được ban hành kịp thời

(LĐTĐ) Cần đảm bảo văn bản chi tiết hướng dẫn thi hành Luật Thủ đô (sửa đổi) được ban hành kịp thời để những điều khoản, quy định trong luật có thể áp dụng ngay khi luật có hiệu lực. Việc chậm trễ ban hành các văn bản này có thể dẫn đến tình trạng luật được thông qua nhưng không thể thi hành, gây lãng phí nguồn lực và mất niềm tin từ xã hội.
Triển khai Luật Thủ đô: Kiểm soát chất lượng các văn bản quy định chi tiết

Triển khai Luật Thủ đô: Kiểm soát chất lượng các văn bản quy định chi tiết

(LĐTĐ) Tiến sĩ Đoàn Thị Tố Uyên cho rằng, trong quá trình soạn thảo, ban hành những văn bản quy định chi tiết hướng dẫn thi hành Luật Thủ đô (sửa đổi), cần tuân thủ đúng những quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015.
Để Luật Thủ đô đến mọi nơi, mọi nhà

Để Luật Thủ đô đến mọi nơi, mọi nhà

(LĐTĐ) Với tình hình thực tế của từng cơ quan, đơn vị địa bàn dân cư, phường Phương Mai (quận Đống Đa, Hà Nội) đề nghị tiếp tục triển khai, tuyên truyền, phổ biến Luật Thủ đô bằng các hình thức đa dạng, phong phú, thiết thực nhất để Luật đi vào cuộc sống.
Luật Thủ đô 2024 mở ra “kỷ nguyên mới” để Hà Nội bứt phá về kết cấu hạ tầng

Luật Thủ đô 2024 mở ra “kỷ nguyên mới” để Hà Nội bứt phá về kết cấu hạ tầng

(LĐTĐ) Luật Thủ đô (sửa đổi) là một trong những khung chính sách bản lề có ý nghĩa đặc biệt thúc đẩy giao thông Hà Nội đồng bộ. Khi đi vào cuộc sống, Luật Thủ đô sẽ kịp thời tháo gỡ các khó khăn vướng mắc trong thực tiễn, đặt nền móng quan trọng cho xây dựng hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông của Thành phố.
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

(LĐTĐ) Một trong những điểm nổi bật của Luật Thủ đô 2024 là các quy định về phát triển văn hóa, thể thao và du lịch được quy định tại Điều 21. Điều này thể hiện rõ mục tiêu xây dựng và phát triển Thủ đô trở thành "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", đồng thời là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hoá của cả nước.
Luật Thủ đô 2024: Thêm cơ chế, chính sách đặc thù để thu hút đầu tư xã hội

Luật Thủ đô 2024: Thêm cơ chế, chính sách đặc thù để thu hút đầu tư xã hội

(LĐTĐ) Với nhiều điểm mới và tiến bộ, Luật Thủ đô 2024 có hiệu lực thi hành từ 1/1/2025 được đánh giá là hành lang pháp lý quan trọng để Hà Nội trở thành đầu tàu phát triển của cả nước. Đáng chú ý, để thu hút đầu tư xã hội, Luật quy định một số cơ chế, chính sách đặc thù khác với pháp luật hiện hành.
Phát triển nông nghiệp Thủ đô theo hướng nông nghiệp sinh thái, bền vững

Phát triển nông nghiệp Thủ đô theo hướng nông nghiệp sinh thái, bền vững

(LĐTĐ) Luật Thủ đô 2024 đã thực sự mang đến những cơ chế chính sách đặc thù vượt trội cho Hà Nội, kịp thời tháo gỡ các khó khăn vướng mắc trong thực tiễn, đặt nền móng quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, Quy định phát triển nông nghiệp và phát triển nông thôn là điều mới so với Luật Thủ đô năm 2012.
Hà Nội xây dựng dự thảo áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước

Hà Nội xây dựng dự thảo áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước

(LĐTĐ) Công trình xây dựng sai quy hoạch; công trình xây dựng không có giấy phép xây dựng, xây dựng trên đất bị lấn, chiếm... thuộc các trường hợp áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước theo quy định của Luật Thủ đô 2024.
Hà Nội: Năm 2024, ban hành 39 văn bản thi hành Luật Thủ đô 2024

Hà Nội: Năm 2024, ban hành 39 văn bản thi hành Luật Thủ đô 2024

(LĐTĐ) Chiều 5/9, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn - Tổ phó Thường trực Tổ công tác triển khai thi hành Luật Thủ đô đã chủ trì phiên họp của Tổ công tác.
Xem thêm
Phiên bản di động