Triển khai hiệu quả phong trào thi đua trong hội viên phụ nữ

Thực hiện chỉ đạo của Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) thành phố Hà Nội, thời gian qua, Hội LHPN huyện Mê Linh đã triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa, đặc biệt là triển khai hiệu quả các phong trào thi đua tới hội viên phụ nữ. Qua đó hỗ trợ, giúp đỡ nhiều hội viên phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.
Khởi công xây sửa “Mái ấm tình thương” cho hội viên có hoàn cảnh khó khăn Nhiều hoạt động chăm lo cho hội viên phụ nữ quận Hoàng Mai

Ấm lòng vì được hỗ trợ, giúp đỡ

Với mục đích hỗ trợ hội viên phụ nữ trên địa bàn có hoàn cảnh khó khăn, Hội LHPN huyện Mê Linh đã triển khai đa dạng các hoạt động hỗ trợ các hội viên. Trong đó nổi bật phải kể đến các hoạt động như: Đẩy mạnh hoạt động của mô hình “Điểm nhân ái”, bàn giao "Mái ấm tình thương" cho hội viên phụ nữ khó khăn, triển khai hiệu quả chương trình "Mẹ đỡ đầu”, chương trình "Đồng hành cùng con”…

Được triển khai từ đầu năm 2022, mô hình “Điểm nhân ái” đã đưa lại nhiều hiệu quả thiết thực. Nguồn kinh phí từ quỹ “Điểm nhân ái” kết hợp với nguồn xã hội hóa đã góp phần giúp đỡ những học sinh, hội viên phụ nữ trên địa bàn huyện vượt lên khó khăn, ổn định cuộc sống.

Triển khai hiệu quả phong trào thi đua trong hội viên phụ nữ
Cán bộ Hội LHPN huyện Mê Linh thăm cơ sở xưởng sản xuất đồ nội thất Meli Home của gia đình chị Nguyễn Thị Thu Phương.

Gia đình chị Nguyễn Thị Mùi (Khu 1, thôn Văn Lôi, xã Tam Đồng, huyện Mê Linh) là gia đình hội viên phụ nữ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Tâm sự với phóng viên, chị Mùi cho biết, gần 4 năm trước, chồng chị mất sau một thời gian ốm nặng. Hiện tại, chị Mùi ở cùng bố mẹ già và 4 người con.

Nhận thấy việc chị Mùi một mình đảm nhiệm kinh tế cho cả gia đình quá vất vả, Hội LHPN xã Tam Đồng đã quyết định đỡ đầu cho cháu Nguyễn Thành Tâm (là con chị Mùi) mỗi tháng 500 nghìn đồng. Số tiền hỗ trợ đỡ đầu cho Thành Tâm được Hội LHPN xã Tam Đồng trích từ kinh phí của mô hình “Điểm nhân ái”.

Nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của Hội LHPN xã Tam Đồng, chị Mùi không khỏi xúc động: “Thực sự tôi rất biết ơn Hội LHPN xã Tam Đồng và các chị em phụ nữ đã hỗ trợ gia đình tôi trong lúc khó khăn. Số tiền tuy không lớn nhưng là nguồn động viên tinh thần cho tôi tiếp tục cố gắng làm việc chăm lo cho gia đình và động viên con tôi có thêm động lực học tập”.

Bên cạnh đó, Hội còn làm tốt công tác kiểm tra giám sát việc cho vay vốn tín dụng ưu đãi nhận ủy thác góp phần nâng cao hiệu quả huy động tiền gửi tiết kiệm và chất lượng hoạt động ủy thác vốn vay. Tiêu biểu như hộ gia đình chị Nguyễn Thị Thu Phương, thôn Văn Lôi, xã Tam Đồng vay vốn nguồn giải quyết việc làm 90 triệu đồng để đầu tư máy cắt gỗ. Nay đã phát triển thành cơ sở sản xuất đồ nội thất, tạo việc làm cho 5 lao động tại địa phương.

Hay hộ gia đình bà Hoàng Thị Năm ở thôn Văn Lôi, xã Tam Đồng vốn là phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn, chồng mất, một mình nuôi các con ăn học. Bà vay nguồn vốn giải quyết việc làm ban đầu với 60 triệu đồng để chăn nuôi. Đến nay, đã phát triển thành mô hình vườn - ao - chuồng, đem lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình bà, vươn lên trở thành hộ gia đình có mức sống khá giả.

Dù có hoàn cảnh khác nhau, song chị Phương và bà Năm đều bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới Hội LHPN huyện vì đã mang đến nguồn vốn tạo thêm công ăn việc làm cho gia đình, qua đó, giúp gia đình hội viên yên tâm lao động sản xuất, vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng.

Nhiều kết quả trong triển khai các phong trào thi đua

Chủ tịch Hội LHPN huyện Mê Linh Bùi Ánh Dương cho biết, thực hiện phong trào "Phụ nữ Thủ đô làm theo lời Bác" do Hội LHPN Thành phố phát động, 5 năm qua, các cấp Hội phụ nữ Mê Linh thực hiện có hiệu quả các mô hình "Làm theo Bác" như: mô hình "Điểm nhân ái", nuôi lợn nhựa tiết kiệm, tiết kiệm trong chi tiêu hàng ngày, tiết kiệm điện năng trong gia đình, tiết kiệm tại chi hội, tiết kiệm trong việc cưới, việc tang với kinh phí được trên 4 tỷ đồng.

Triển khai hiệu quả phong trào thi đua trong hội viên phụ nữ
Hội viên phụ nữ xã Vạn Yên tích cực thu gom phế liệu gây quỹ mô hình "Điểm nhân ái".

Hội cũng duy trì, quản lý tốt và tích cực khai thác các nguồn vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Agribank, Tổ chức TYM, Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển Hà Nội, Tiết kiệm tại Chi hội… để hỗ trợ hội viên vay vốn phát triển kinh tế. Đến nay tổng dư nợ vốn toàn huyện đang quản lý đạt trên 300 tỷ đồng cho 1.396 hộ vay phát triển kinh tế.

Cùng đó, Hội làm tốt công tác vận động hội viên thực hiện tốt phong trào như: Phụ nữ và nhân dân không đổ rác, phế thải ra đường và nơi công cộng"; "Chống rác thải nhựa"; tiếp tục đăng ký, trồng, chăm sóc các đoạn đường nở hoa, vẽ tranh tường bích họa; tham gia làm mới, chỉnh trang cảnh quan tại các điểm sinh hoạt cộng đồng sáng - xanh - sạch - đẹp; mô hình phân loại, xử lý rác thải hữu cơ tại nguồn; mô hình "thôn, tổ dân phố văn hoá kiểu mẫu" trong ứng xử văn hoá nơi công cộng... góp phần đẩy mạnh vai trò phụ nữ trong xây dựng Nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu, đô thị văn minh.

Thực hiện đợt thi đua cao điểm 100 ngày hướng tới kỷ niệm 75 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi thi đua ái quốc do Hội LHPN Thành phố và huyện Mê Linh phát động, từ tháng 3/2023 đến 6/2023, các nội dung thi đua, các công trình phần việc đã hoàn thành vượt mức chỉ tiêu đề ra. Hội LHPN huyện Mê Linh đã bàn giao 4 mái ấm tình thương cho Hội viên phụ nữ khuyết tật, phụ nữ nghèo ở 4 xã (Kim Hoa, Tráng Việt, Vạn Yên, Chu Phan).

Hội LHPN các cấp đã kết nối yêu thương, đỡ đầu được 26 trẻ mồ côi có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn với tổng kinh phí năm 2023 là 150 triệu đồng; tặng 538 suất quà, 20 xe đạp, 84 sổ tiết kiệm, 38 suất học bổng,... cho phụ nữ khuyết tật, phụ nữ, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn với kinh phí 326 triệu đồng. Phối hợp với phòng khám Medlatec Tiền Phong tổ chức khám bệnh miễn phí cho gần 2.000 hội viên với tổng kinh phí trên 1 tỷ đồng.

Đối với Chương trình "Mẹ đỡ đầu", trong 2 năm Hội LHPN huyện đã nhận đỡ đầu 42 trẻ em mồ côi, trao tặng 120 xe đạp, trên 200 suất học bổng và nhiều phần quà giá trị khác đến các em nhỏ mồ côi có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện.

Cùng đó, Hội LHPN huyện nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện của các đồng chí Thường trực Huyện ủy, của đồng chí Bí thư Huyện ủy, của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện kêu gọi, hỗ trợ 33 cháu với tổng số tiền 200 triệu đồng. Đồng chí Bí thư Huyện ủy đã kết nối với doanh nghiệp để hỗ trợ 129 cháu mồ côi có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, hướng tới 100% trẻ mồ côi có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện nhận được hỗ trợ theo Chương trình "Mẹ đỡ đầu".

“Phát huy những kết quả đạt được, thời gian tới, Hội LHPN huyện Mê Linh sẽ tiếp tục phát huy những kết quả đạt được, chú trọng phát huy vai trò, trách nhiệm của Hội Phụ nữ Thành phố và các cấp Hội trong việc thực hiện các phong trào thi đua yêu nước, góp phần xây dựng Thủ đô văn hiến, văn minh và hiện đại.” - bà Bùi Ánh Dương cho hay.

Lương Hằng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Nỗ lực, sáng tạo thực hiện tốt công tác phát triển đoàn viên

Nỗ lực, sáng tạo thực hiện tốt công tác phát triển đoàn viên

Thời gian qua, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Tây Hồ đã có nhiều nỗ lực, sáng tạo để thực hiện tốt công tác phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở. Trong quý I/2025, LĐLĐ quận đã vận động thành lập 5 Công đoàn cơ sở, 4 nghiệp đoàn cơ sở với tổng số 575 đoàn viên.
Thăm hỏi, hỗ trợ gia đình công nhân môi trường bị xe máy đâm tử vong

Thăm hỏi, hỗ trợ gia đình công nhân môi trường bị xe máy đâm tử vong

Sáng 21/4, đoàn công tác của Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội, Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội đã đến thăm hỏi, động viên, chia buồn với gia đình đoàn viên công nhân môi trường bị xe máy đâm tử vong khi đang làm việc.
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt lão thành cách mạng, người có công

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt lão thành cách mạng, người có công

Báo Lao động Thủ đô trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt lão thành cách mạng, người có công nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội tập huấn an toàn vệ sinh lao động năm 2025

Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội tập huấn an toàn vệ sinh lao động năm 2025

Xác định công tác an toàn vệ sinh lao động là một nhiệm vụ trọng tâm, hàng năm, Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội tập trung tuyên truyền, kiểm tra, đôn đốc các đơn vị, doanh nghiệp quan tâm tạo điều kiện cho người lao động làm việc trong điều kiện an toàn.
Căng thẳng, kịch tính ở “chặng đua” cuối

Căng thẳng, kịch tính ở “chặng đua” cuối

Sau những vòng đấu sôi nổi, Giải bóng đá công nhân, viên chức, lao động Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X - năm 2025 đang bước vào giai đoạn cuối đầy kịch tính. Không khí trên sân cỏ nóng lên từng ngày khi 4 đội bóng mạnh nhất chính thức bước vào vòng bán kết. Hai trận đấu được mong chờ đã mang đến cho khán giả những màn rượt đuổi tỉ số hấp dẫn.
U17 Uzbekistan vô địch châu Á theo cách không tưởng: 9 người đánh bại chủ nhà Saudi Arabia

U17 Uzbekistan vô địch châu Á theo cách không tưởng: 9 người đánh bại chủ nhà Saudi Arabia

Một trong những trận chung kết kỳ lạ và kịch tính nhất lịch sử giải đấu, U17 Uzbekistan đã làm nên điều gần như không tưởng khi giành chiến thắng 2-0 trước chủ nhà Saudi Arabia, dù phải chơi với chỉ 9 người từ cuối hiệp một, qua đó đăng quang ngôi vô địch U17 châu Á 2025 một cách đầy cảm xúc.
Phát huy truyền thống phong trào “Chiếc gậy Trường Sơn” trong kỷ nguyên mới

Phát huy truyền thống phong trào “Chiếc gậy Trường Sơn” trong kỷ nguyên mới

Ngày 21/4, nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Báo Hànộimới phối hợp với huyện Ứng Hòa tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề: “Phát huy truyền thống phong trào Chiếc gậy Trường Sơn trong kỷ nguyên mới”.

Tin khác

Phát huy truyền thống phong trào “Chiếc gậy Trường Sơn” trong kỷ nguyên mới

Phát huy truyền thống phong trào “Chiếc gậy Trường Sơn” trong kỷ nguyên mới

Ngày 21/4, nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Báo Hànộimới phối hợp với huyện Ứng Hòa tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề: “Phát huy truyền thống phong trào Chiếc gậy Trường Sơn trong kỷ nguyên mới”.
Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Nhằm triển khai thực hiện công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt hiệu quả cao, trong các ngày 18, 19 và 20/4, toàn quận Hai Bà Trưng đẩy mạnh tuyên truyền, công khai đến tận các tổ dân phố về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp cơ sở trên địa bàn quận, bằng nhiều hình thức phong phú.
Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Phường này dự kiến có tên là phường Hồng Hà. Phường hình thành từ diện tích một phần hoặc toàn bộ của nhiều phường thuộc địa bàn 5 quận của Hà Nội gồm Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Long Biên, Hai Bà Trưng; kéo dài từ cầu Nhật Tân đến cầu Vĩnh Tuy.
Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

UBND huyện Đan Phượng đã ban hành hướng dẫn về việc lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau sắp xếp, trên địa bàn huyện Đan Phượng sẽ có 3 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Đan Phượng, Ô Diên và Thọ Lão.
Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Trong hai ngày 19 và 20/4, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Nam Từ Liêm, Hà Nội cùng các đơn vị liên quan như Phòng Nội vụ, Ban Tuyên giáo và Dân vận Quận ủy, UBND các phường trên địa bàn… tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) phường trên địa bàn quận.
Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Thông tin từ quận Hai Bà Trưng cho biết, thực hiện theo phương án sắp xếp của thành phố, đối với quận Hai Bà Trưng, dự kiến thành lập 3 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Hai Bà Trưng, Bạch Mai, Vĩnh Tuy.
Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Trong ngày 20/4, 16 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thanh Trì sẽ tổ chức lấy ý kiến người dân đối với phương án sắp xếp đơn vị hành chính xã trên địa bàn mà hộ gia đình cư trú. Theo phương án, huyện Thanh Trì sau sắp sếp sẽ còn 5 xã: Thanh Trì, Tân Triều, Đại Thanh, Ngọc Hồi và Nam Phù.
Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành văn bản về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố để thực hiện lấy ý kiến nhân dân và tổ chức kỳ họp Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp. UBND Thành phố sẽ hoàn thiện hồ sơ Đề án báo cáo Chính phủ, thời gian hoàn thành trước ngày 1/5.
Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, huyện Ba Vì sẽ còn 8 xã so với 29 xã/thị trấn như hiện nay.
Xem thêm
Phiên bản di động