Triển khai ngay những dịch vụ công thiết yếu người dân đang mong đợi
Hà Nội: “Mở cửa” có kiểm soát, quản lý hiệu quả, linh hoạt với tình hình dịch Cụm thi đua số XII thành phố Hà Nội ký giao ước thi đua năm 2022 |
Tham dự phiên họp có Trung tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an - Tổ phó Thường trực Tổ công tác triển khai Đề án 06 Chính phủ cùng đại diện các bộ, ngành liên quan của Trung ương; Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc…
Về phía Thành phố có đồng chí Lê Hồng Sơn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo 06 Thành phố cùng đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan của Thành phố.
Đã triển khai 7/25 dịch vụ công trực tuyến
Thực hiện Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 6/1/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” (Đề án 06), Ban Chỉ đạo thực hiện Quyết định 06/QĐ-TTg ngày 6/1/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội (Ban Chỉ đạo 06 Thành phố).
Lãnh đạo Thành phố đã khẳng định sự quyết tâm, quyết liệt trong chỉ đạo và sự vào cuộc mạnh mẽ của các cấp, các ngành và nhân dân trên địa bàn Thành phố trong việc triển khai thực hiện Đề án 06, xứng đáng với vị trí, vai trò của Thủ đô. Trong quá trình tổ chức thực hiện, căn cứ vào tình hình thực tế, Thành phố điều chỉnh, cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp để hướng tới việc hoàn thành và về đích sớm các mục tiêu, nhiệm vụ đã được xác định tại Đề án 06.
Trung tướng Nguyễn Duy Ngọc phát biểu tại phiên họp. |
Tại phiên họp, Đại tá Nguyễn Hồng Ky, Phó Giám đốc Công an Thành phố, cơ quan thường trực Ban chỉ đạo 06 Thành phố đã báo cáo về tình hình, tiến độ triển khai thực hiện Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Thành phố đã ban hành Kế hoạch tái cấu trúc, xây dựng, tích hợp trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hàng chính (TTHC), Cổng dịch vụ công quốc gia đối với tối thiểu 794 TTHC/1.135 TTHC đủ điều kiện xây dựng thành dịch vụ công trực tuyến mức 3,4. Dự kiến trong năm 2022, Thành phố sẽ triển khai thực hiện 1.048 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4 (trong đó có 254 dịch vụ công đã tích hợp trên Cổng dịch vụ công trước đó).
Về tiến độ đưa các dịch vụ công trực tuyến của Thành phố lên Cổng dịch vụ công quốc gia, tính đến 1/3/2022, Thành phố đang có 254 TTHC cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 trên Cổng dịch vụ công quốc gia. Dự kiến đến tháng 12/2022, thành phố phải thực hiện tích hợp tối thiểu 794 TTHC/1.135 TTHC lên Cổng dịch vụ công quốc gia theo chỉ tiêu đề ra.
Trên cơ sở đó, Văn phòng UBND Thành phố đang phối hợp với các sở, ngành có liên quan hoàn chỉnh Quyết định phê duyệt danh mục và theo dõi tiến độ hoàn thành, đảm bảo việc thực hiện đủ 70% dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4 của Thành phố tích hợp trên Cổng dịch vụ công quốc gia trong năm 2022 (dự kiến hoàn thành tổng hợp, phê duyệt danh mục trước ngày 30/3/2022).
Về tiến độ thực hiện 25 dịch vụ công thiết yếu ban hành kèm theo Đề án 06 của Chính phủ, Đại tá Nguyễn Hồng Ky cho biết, đến tháng 3/2022 Hà Nội đã triển khai 7/25 dịch vụ công (5 dịch vụ mức độ 3, 2 dịch vụ mức độ 4) theo Đề án. Hiện đã cung cấp trên Cổng dịch vụ công Thành phố 3 dịch vụ và 4 dịch vụ công trên Cổng dịch vụ công Bộ Công an; sẵn sàng kết nối, tích hợp, chia sẻ với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; còn 7/14 dịch vụ công hiện còn một số khó khăn, vướng mắc chưa triển khai được mức độ 3, mức độ 4.
Trong các nhiệm vụ phải thực hiện trong thời gian tới, Phó Giám đốc Công an Thành phố cho biết, Hà Nội sẽ triển khai ngay trong tháng 3/2022 đối với 3 thủ tục hành chính lĩnh vực Tư pháp trực tuyến là: Khai sinh – Khai tử và Đăng ký kết hôn trên toàn Thành phố. Tiếp tục phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc làm sạch dữ liệu hộ tịch điện tử của Thành phố và tổ chức kết nối thông suốt với cơ sở dữ liệu dân cư để thực hiện tổ chức giải quyết TTHC, cung cấp dịch vụ trực tuyến về hộ tịch cho người dân. Sẵn sàng triển khai ngay từ giai đoạn thử nghiệm đối với nhóm TTHC liên thông...
Chủ tịch UBND Thành phố Chu Ngọc Anh nhấn mạnh trách nhiệm đi đầu, làm mẫu của Thủ đô trong việc thực hiện Đề án 06. |
Đối với các TTHC còn lại, các đơn vị liên quan đã xây dựng phương án và chủ động thực hiện rà soát, tái cấu trúc quy trình và chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện đảm bảo việc kết nối; Hoàn thành việc triển khai thanh toán trực tuyến nghĩa vụ tài chính về đất đai trong thực hiện TTHC về đất đai (dự kiến trong tháng 4/2022); Mở rộng phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và xã hội, Văn phòng Chính phủ và Bảo hiểm xã hội Việt Nam thực hiện giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp; Mở rộng thực hiện Cấp đổi Giấy phép lái xe mức độ 4 trên toàn địa bàn...
Đối với 11/25 dịch vụ công thực hiện trong tháng 5/2022, Hà Nội đã góp ý và phối hợp với các bộ, ngành thực hiện tái cấu trúc quy trình, chuẩn bị các điều kiện sẵn sàng kết nối theo chỉ đạo vào tháng 5/2022.
Tăng cường chia sẻ, cập nhật dữ liệu dân cư tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp
Chỉ đạo tại phiên họp, Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Duy Ngọc cho biết, việc triển khai Đề án 06 của Chính phủ là nhiệm vụ quan trọng; đây là một trong 3 nhiệm vụ trọng tâm của Chính phủ gồm: hạ tầng giao thông, chuyển đổi số và chống biến đổi khí hậu. Vì thế, việc triển khai hiệu quả Đề án 06 của Chính phủ sẽ góp phần đảm bảo quản lý thống nhất, tập trung, thuận lợi, tiết kiệm, minh bạch và hiệu quả.
“Hà Nội là một trong 5 thành phố lớn của cả nước triển khai điểm Đề án 06 của Chính phủ. Vì thế, việc triển khai thực hiện cần có sự chuyển động rõ nét để người dân và doanh nghiệp được hưởng lợi. Trên cơ sở đó, các thành viên của Tổ công tác của Thành phố cần rà soát lại các văn bản chỉ đạo liên quan của Chính phủ để triển khai thực hiện Đề án hiệu quả, kịp thời. Trong đó, Thành phố cần xây dựng lộ trình triển khai thực hiện từng bước, cụ thể; từng lộ trình một người dân và doanh nghiệp được hưởng lợi gì”, Thứ trưởng Nguyễn Duy Ngọc nhấn mạnh.
Toàn cảnh phiên họp. |
Để hoàn thành kịp tiến độ Đề án 06 thời gian tới, Thứ trưởng Bộ Công an yêu cầu các đơn vị liên quan của thành phố Hà Nội cần chủ động phối hợp, tăng cường kết nối chia sẻ, cập nhật dữ liệu dân cư nhằm tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp. Đồng thời, thành phố cần bố trí ngân sách hợp lý; tiếp tục rà soát lại kho dữ liệu dân cư, các công nghệ, thiết bị, phần mềm để triển khai Đề án nhằm tránh lãng phí. Cùng với đó, Ban Chỉ đạo 06 Thành phố tiếp tục phân công, phân cấp để rõ trách nhiệm từng đơn vị, địa phương cũng như mỗi cá nhân khi triển khai phần việc của mình.
Kết luận tại phiên họp, Chủ tịch UBND Thành phố Chu Ngọc Anh đồng tình với các ý kiến của Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Duy Ngọc và nhấn mạnh trách nhiệm đi đầu, làm mẫu của Thủ đô. Chủ tịch UBND Thành phố phân tích, cần nhìn thấy trước tác động xã hội lớn lao mạnh mẽ với 25 thủ tục thiết yếu này khi được triển khai. Đây là việc chưa có tiền lệ, với nhiều bài toán cần cân nhắc.
“Không cầu toàn, việc nào người dân mong chờ thì triển khai ngay. Ưu tiên nỗ lực hoàn thành trong tháng 5/2022”, Chủ tịch UBND Thành phố nêu quan điểm.
Với 25 thủ tục thiết yếu, Chủ tịch UBND Thành phố yêu cầu làm từng ngành một theo thứ tự ưu tiên đã được đề ra. Các đơn vị phải phối hợp, liên thông, xuống tận xã, phường để nắm bắt. Hà Nội sẽ chủ động tối đa trong các phần việc thuộc thẩm quyền và đề nghị Tổ công tác của Chính phủ tiếp tục quan tâm chỉ đạo, điều phối, tháo gỡ khó khăn cho Thủ đô…
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội
Tin khác
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Tin mới 22/11/2024 19:31
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Tin mới 22/11/2024 19:30
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tin mới 21/11/2024 21:42
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Tin mới 21/11/2024 19:44
Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả
Tin mới 21/11/2024 16:43
Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao
Tin mới 21/11/2024 16:32
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica
Tin mới 21/11/2024 10:28
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia
Tin mới 20/11/2024 20:22
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất
Tin mới 19/11/2024 19:35
Điều kiện để được trao danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô
Tin mới 19/11/2024 14:31