Trình Quốc hội gói giải pháp tài khóa 291 nghìn tỷ đồng để phục hồi kinh tế - xã hội

Sáng 4/1, sau phiên khai mạc, Quốc hội đã nghe Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, trình bày Tờ trình dự thảo Nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Quốc hội khai mạc kỳ họp bất thường, xem xét, quyết định 4 nội dung cấp bách Sẽ báo cáo Quốc hội việc sử dụng ngân sách mua sắm các trang thiết bị vật tư y tế phòng, chống dịch

Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, Chương trình xác định khung những vấn đề trọng tâm, cần tập trung giải quyết, bao gồm 5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu với quy mô thực hiện dự kiến trong năm 2022-2023.

Cụ thể: Mở cửa nền kinh tế gắn với đầu tư nâng cao năng lực y tế, phòng, chống dịch bệnh (60 nghìn tỷ đồng); Bảo đảm an sinh xã hội và hỗ trợ việc làm (53,15 nghìn tỷ đồng); Hỗ trợ phục hồi doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh (110 nghìn tỷ đồng); Phát triển kết cấu hạ tầng, khơi thông nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển (113,85 nghìn tỷ đồng); Cải cách thể chế, cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Ngoài ra, huy động từ các Quỹ tài chính ngoài Ngân sách Nhà nước (NSNN) khoảng 10 nghìn tỷ đồng.

Tổng quy mô của giải pháp tài khóa là 291 nghìn tỷ đồng

Chính phủ trình tổng quy mô của giải pháp tài khóa là 291 nghìn tỷ đồng. Theo Chính phủ, tăng bội chi để hỗ trợ trực tiếp từ NSNN là 240 nghìn tỷ đồng, bao gồm: Giảm thuế, phí, lệ phí là 64 nghìn tỷ đồng (chưa tính đến tác động tích cực của Chương trình đến khả năng tăng thu NSNN; chi trực tiếp từ NSNN là 176 nghìn tỷ đồng, chỉ sử dụng để chi đầu tư phát triển.

Trình Quốc hội gói giải pháp tài khóa 291 nghìn tỷ đồng để phục hồi kinh tế - xã hội
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trình bày Tờ trình tại Kỳ họp. (Ảnh: VPQH)

Khoản này chia ra: Về phòng, chống dịch, đầu tư xây mới, cải tạo, nâng cấp, hiện đại hóa hệ thống y tế cơ sở, y tế dự phòng, trung tâm kiểm soát bệnh tật cấp vùng, viện và bệnh viện cấp trung ương là 14 nghìn tỷ đồng.

Về an sinh xã hội, lao động, việc làm, cấp cho Ngân hàng Chính sách Xã hội 5 nghìn tỷ đồng, bao gồm: cấp bù lãi suất và phí quản lý 2 nghìn tỷ đồng để thực hiện chính sách cho vay ưu đãi thuộc Chương trình; hỗ trợ lãi suất cho đối tượng vay vốn 3 nghìn tỷ đồng; đầu tư xây mới, cải tạo, nâng cấp các cơ sở bảo trợ xã hội, đào tạo, dạy nghề, giải quyết việc làm là 3,15 nghìn tỷ đồng.

Về hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh: Hỗ trợ 2%/năm lãi suất thông qua hệ thống các ngân hàng thương mại là 40 nghìn tỷ đồng.

Về đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng: Hạ tầng giao thông là 103,164 nghìn tỷ đồng.

Cấp vốn điều lệ cho Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch và đầu tư hạ tầng chuyển đổi số là 5,686 nghìn tỷ đồng; hạ tầng phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển, bảo đảm an toàn hồ chứa, thích ứng biến đổi khí hậu, khắc phục hậu quả thiên tai là 5 nghìn tỷ đồng.

Chính sách tài khóa, bố trí từ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách Trung ương năm 2021 khoảng 6,6 nghìn tỷ đồng để hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động.

Giảm chi phí cho doanh nghiệp khoảng 6 nghìn tỷ đồng thông qua việc gia hạn thời hạn nộp thuế, tiền thuê đất năm 2022 (135 nghìn tỷ đồng).

Tăng thêm tối đa 38,4 nghìn tỷ đồng hạn mức phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh cho Ngân hàng Chính sách Xã hội để cho vay ưu đãi hỗ trợ giải quyết việc làm; học sinh, sinh viên; các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học ngoài công lập; nhà ở xã hội và bổ sung vốn tín dụng thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.

Phấn đấu giảm lãi suất cho vay tối thiểu 0,5%-1% trong 2 năm

Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, về giải pháp tiền tệ, Chính phủ xác định điều hành đồng bộ, linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ để góp phần giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm an toàn hệ thống ngân hàng, hỗ trợ tích cực cho phục hồi và phát triển kinh tế; chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiếp tục tiết giảm chi phí quản lý để phấn đấu giảm lãi suất cho vay tối thiểu 0,5%-1% trong 2 năm.

Tiếp tục cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ, miễn giảm lãi đối với khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, có giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người dân phù hợp, bảo đảm an toàn hoạt động hệ thống.

Điều tiết thanh khoản phù hợp để tạo điều kiện đẩy nhanh tốc độ giải ngân cho các đối tượng thụ hưởng gói hỗ trợ lãi suất; điều tiết tiền tệ hợp lý, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa để tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát hành trái phiếu Chính phủ.

Sử dụng khoảng 46 nghìn tỷ từ các nguồn tài chính hợp pháp khác để nhập khẩu vắc xin, thuốc điều trị và thiết bị, vật tư y tế phục vụ phòng, chống dịch; theo dõi sát tình hình, sẵn sàng bán can thiệp thị trường ngoại tệ trong trường hợp phát hành trái phiếu chính phủ ngoại tệ trong nước tác động tới thị trường ngoại hối.

Tiếp tục tái cấp vốn đối với Ngân hàng Chính sách Xã hội để cho người sử dụng lao động vay trả lương ngừng việc cho người lao động. Cân đối giải pháp về tiền tệ hỗ trợ Chương trình với tổng thể phương án cơ cấu lại các ngân hàng được kiểm soát đặc biệt.

Trình Quốc hội gói giải pháp tài khóa 291 nghìn tỷ đồng để phục hồi kinh tế - xã hội
Toàn cảnh Kỳ họp. (Ảnh: VPQH)

Tăng tỷ lệ bội chi NSNN lên 5,08% GDP

Bên cạnh đó, Tờ trình cũng nêu một số giải pháp khác như: Sử dụng khoảng 5 nghìn tỷ đồng từ Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích để phát triển hạ tầng viễn thông, internet, trong đó sử dụng 1 nghìn tỷ đồng để mua máy tính bảng thực hiện Chương trình “Sóng và máy tính cho em”.

Sử dụng khoảng 5 nghìn tỷ đồng từ Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp để đổi mới công nghệ, ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp khoa học công nghệ, thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; giải mã công nghệ; mua thiết bị, máy móc, nguyên vật liệu cho đổi mới công nghệ, phục vụ trực tiếp hoạt động sản xuất kinh doanh...

Chính phủ trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến về một số chính sách tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ Chương trình. Cụ thể: Tăng bội chi NSNN để có nguồn thực hiện Chương trình với tổng số tiền là 240 nghìn tỷ đồng trong 2 năm 2022-2023; trong đó năm 2022 khoảng 102,8 nghìn tỷ đồng, tăng tỷ lệ bội chi NSNN lên 5,08% GDP (tăng thêm khoảng 1,1% GDP so với dự toán NSNN năm 2022 đã được Quốc hội thông qua).

Cho phép nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ so với thu NSNN bình quân giai đoạn 2021-2025 có thể cao hơn 25%; tổng mức vay, trả nợ của ngân sách Trung ương có thể cao hơn Kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia Quốc hội đã phê duyệt; kỳ hạn phát hành trái phiếu Chính phủ bình quân thấp hơn 9 năm. Chấp thuận việc NSNN có thể vay các nguồn tài chính hợp pháp khác phù hợp và hoàn trả khi có nguồn trong kế hoạch tài chính - NSNN hàng năm hoặc các nguồn khác; Bộ Tài chính phát hành trực tiếp trái phiếu Chính phủ cho Ngân hàng Nhà nước.

Chính phủ cũng đề xuất giao Chính phủ xây dựng phương án phân bổ dự toán NSNN và phương án bổ sung kế hoạch đầu tư công năm 2022 cho các chương trình, dự án thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 và các dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội đã đủ thủ tục theo quy định…

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bình Dương: Cao điểm tấn công trấn áp tội phạm dịp Lễ 30/4 và 1/5

Bình Dương: Cao điểm tấn công trấn áp tội phạm dịp Lễ 30/4 và 1/5

Công an tỉnh Bình Dương vừa phát động mở đợt cao điểm ra quân tấn công trấn áp các loại tội phạm, bảo đảm an ninh trật tự (ANTT) trước, trong và sau dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
412 trường học Hà Nội được nhận bằng công nhận đạt chuẩn quốc gia

412 trường học Hà Nội được nhận bằng công nhận đạt chuẩn quốc gia

Năm 2024, thành phố Hà Nội có 412 trường mầm non, phổ thông được công nhận đạt chuẩn quốc gia, trong đó 128 trường được công nhận mới và 284 trường được công nhận lại.
Đảng bộ LĐLĐ thành phố Hà Nội tổ chức thành công Đại hội lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030

Đảng bộ LĐLĐ thành phố Hà Nội tổ chức thành công Đại hội lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030

Ngày 4/4, Đảng bộ Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã tổ chức thành công Đại hội lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Gần 600 dự án, công trình tại TP.HCM cần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc

Gần 600 dự án, công trình tại TP.HCM cần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc

Theo Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), hiện nay Thành phố đã tổng hợp danh mục 571 công trình, dự án cần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trên địa bàn, trong đó có thẩm quyền giải quyết của cả Trung ương và của Thành phố.
Số ca mắc sởi, tay chân miệng có xu hướng gia tăng

Số ca mắc sởi, tay chân miệng có xu hướng gia tăng

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 28/3 đến ngày 4/4), toàn Thành phố ghi nhận 206 trường hợp mắc sởi tại 30 quận, huyện, thị xã; không ghi nhận ca tử vong.
Hà Nội: Khen thưởng 105 giáo viên dạy giỏi cấp trung học phổ thông

Hà Nội: Khen thưởng 105 giáo viên dạy giỏi cấp trung học phổ thông

Vượt qua cấp trường, cấp cụm trường, 105 giáo viên xuất sắc nhất đã tham dự Hội thi giáo viên dạy giỏi Thành phố cấp trung học phổ thông (THPT) năm học 2024 - 2025.
Xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa: Góc nhìn từ Sơn Tây

Xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa: Góc nhìn từ Sơn Tây

Việc xây dựng danh hiệu “Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa” sẽ tạo ra những mô hình cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đa dạng, phong phú, có môi trường làm việc văn hóa, phong cách, tác phong của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động nền nếp, khoa học, từ đó tạo nên hình ảnh, con người Thủ đô thanh lịch, văn minh, hiện đại. Xác định điều này, thời gian qua Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây không ngừng quan tâm, nâng cao chất lượng xây dựng cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hóa.

Tin khác

Hà Nội: Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã phải bảo đảm không gian phát triển

Hà Nội: Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã phải bảo đảm không gian phát triển

Về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Văn Phong cho biết, Ban Chỉ đạo Thành ủy đã giao Đảng ủy UBND Thành phố chủ trì công việc này, phương án sắp xếp phải bảo đảm vừa đúng chỉ đạo của Trung ương, vừa giữ được những đặc trưng văn hóa, lịch sử của Thủ đô, đồng thời, bảo đảm không gian phát triển tốt nhất gắn với quy hoạch cho từng địa phương.
Hà Nội thông tin dự thảo phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

Hà Nội thông tin dự thảo phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

Giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội Trần Đình Cảnh đã báo cáo Dự thảo Phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn Thành phố. Dự thảo do Sở Nội vụ tiến hành xây dựng, căn cứ văn bản chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và thực hiện chỉ đạo của Thường trực Thành ủy, UBND thành phố Hà Nội.
Hà Nội: Tiền thu từ đấu giá đất đạt 34% chỉ tiêu năm 2025

Hà Nội: Tiền thu từ đấu giá đất đạt 34% chỉ tiêu năm 2025

Tại hội nghị giao ban Thường trực Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố với lãnh đạo các quận, huyện, thị xã quý I/2025, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội Nguyễn Xuân Đại đã báo cáo về công tác quản lý đất đai tại các quận, huyện, thị xã trong quá trình từ nay đến khi hoàn thành việc hợp nhất, sáp nhập đơn vị hành chính trên địa bàn Thành phố.
Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội thăm, làm việc tại Australia

Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội thăm, làm việc tại Australia

Tiếp tục chương trình công tác tại Australia và New Zealand, từ ngày 31/3 đến ngày 3/4/2025, đoàn đại biểu thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố làm trưởng đoàn thăm và làm việc tại Australia.
Thi hành xong 2.061 việc, thu hồi hơn 9.781 tỷ đồng từ án tham nhũng, kinh tế

Thi hành xong 2.061 việc, thu hồi hơn 9.781 tỷ đồng từ án tham nhũng, kinh tế

Theo Bộ Tư pháp, 6 tháng đầu năm 2025, kết quả thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế đạt kết quả đáng khích lệ, đã thi hành xong 2.061 việc, với số tiền hơn 9.781 tỷ đồng.
Khi nhà báo trở thành “chuyên gia” chính sách

Khi nhà báo trở thành “chuyên gia” chính sách

Là phóng viên chuyên trách mảng Lao động, Công đoàn, Bảo hiểm xã hội đến nay đã 24 năm, ngoài thực hiện tin, bài về chủ trương, chính sách, tôi còn có cơ duyên trở thành “chuyên gia bất đắc dĩ” trong vai trò là người dẫn chương trình các cuộc đối thoại, giao lưu trực tuyến truyền thông về chính sách do Báo Lao động Thủ đô chủ trì phối hợp với các đơn vị tổ chức.
Hành trình khẳng định thương hiệu

Hành trình khẳng định thương hiệu

Trong nhiều lần thăm, làm việc với Báo Lao động Thủ đô, đồng chí Phạm Quang Thanh - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, Thành ủy viên, Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội đã ghi nhận, đánh giá cao vai trò của Báo Lao động Thủ đô đối với sự phát triển của phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và hoạt động Công đoàn Thủ đô. Lãnh đạo LĐLĐ Thành phố nhấn mạnh, Báo Lao động Thủ đô đã thực hiện tốt chức năng, vai trò của mình là tuyên truyền kịp thời, chính xác mọi mặt hoạt động của các cấp Công đoàn Thủ đô và tích cực, chủ động tham gia thực hiện các nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn; đội ngũ cán bộ Công đoàn và CNVCLĐ Thủ đô tự hào về tờ báo của mình.
32 năm chuyện của chúng tôi

32 năm chuyện của chúng tôi

Tính đến thời điểm này, Báo Lao động Thủ đô tròn 32 năm kể từ ngày phát hành số báo đầu tiên. Và năm nay, theo tinh thần Nghị quyết số 18 của Ban Chấp hành Trung ương về tinh giản, sắp xếp bộ máy của hệ thống chính trị, cùng với hệ thống báo chí cả nước, trong đó các cơ quan báo chí Thủ đô sẽ được tổ chức lại để hoạt động theo mô hình mới. 32 năm qua, người đã nghỉ hưu, người chuyển cơ quan khác, song với “đại gia đình ngôi nhà Lao động Thủ đô” được làm việc, cống hiến tại địa chỉ 1A Yết Kiêu là cả quãng thời gian tươi đẹp. Chính nhờ Lao động Thủ đô mà mỗi người đều có những kỷ niệm đáng nhớ trong đời làm báo. Nhân kỷ niệm sinh nhật lần thứ 32, Báo Lao động Thủ đô xin gửi lời tri ân sâu sắc đến các bác, các anh, các chị và các cộng tác viên đã đồng hành với báo, đồng thời giới thiệu những “thước phim” của các cán bộ, phóng viên, người lao động đang làm việc tại Tòa soạn.
Niềm vui mỗi lần nhận giải

Niềm vui mỗi lần nhận giải

Với tôi, mỗi lần được nhận giải thưởng là một lần may mắn. Nhưng, cũng không thể phủ nhận, để tác phẩm được công nhận và giành giải thưởng ở cuộc thi nào đó là cả một hành trình không hề dễ dàng, rất tốn thời gian, tâm sức và cần nhiều sự ủng hộ từ Ban Biên tập tòa soạn cũng như đồng nghiệp trong cơ quan.
Làm rõ khoảng cách an toàn khi sản xuất, kinh doanh hóa chất trong khu dân cư

Làm rõ khoảng cách an toàn khi sản xuất, kinh doanh hóa chất trong khu dân cư

Đại biểu Nguyễn Trần Phượng Trân bày tỏ băn khoăn dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi) chưa có quy định về khoảng cách an toàn đối với các cơ sở sản xuất và kinh doanh hóa chất trong khu dân cư, các doanh nghiệp nhỏ lẻ vẫn có thể kinh doanh hóa chất trong khu dân cư...
Xem thêm
Phiên bản di động