Trong công tác bầu cử, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp có 5 quyền và trách nhiệm quan trọng

(LĐTĐ) Tại Hội nghị trực tuyến tập huấn công tác kiểm tra, giám sát bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 diễn ra sáng nay (23/2) tại 3 điểm cầu của trung ương và 63 điểm cầu tại Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các tỉnh, thành phố, ông Hầu A Lềnh, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo công tác bầu cử Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã nhấn mạnh đến 5 quyền và trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp trong công tác bầu cử.
Quy định về đảm bảo số lượng cử tri tham dự hội nghị cử tri nơi công tác và cư trú Số lượng đại biểu Quốc hội của Hà Nội khóa XV được phân bổ là 29 đại biểu Hà Nội: Tập huấn công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp

Cụ thể, trong công tác bầu cử, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp có 5 quyền và trách nhiệm quan trọng sau: Tổ chức hiệp thương, lựa chọn, giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân; Tham gia các tổ chức phụ trách bầu cử; Phối hợp với các cơ quan Nhà nước hữu quan tổ chức hội nghị cử tri ở cấp xã, các cuộc tiếp xúc giữa cử tri với người ứng cử; Tham gia tuyên truyền, vận động cử tri thực hiện pháp luật về bầu cử; Thực hiện hoạt động kiểm tra, giám sát công tác bầu cử.

“Như vậy, hoạt động kiểm tra, giám sát công tác bầu cử là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp”, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nhấn mạnh thêm.

Trong công tác bầu cử, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp có 5 quyền và trách nhiệm quan trọng
Ông Hầu A Lềnh, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo công tác bầu cử Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nhấn mạnh đến 5 quyền và trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp trong công tác bầu cử

Ông Hầu A Lềnh phân tích: Mục đích kiểm tra, giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là để nắm bắt tình hình, kết quả tổ chức triển khai công tác bầu cử tại các địa phương nhằm phát hiện những khó khăn, vướng mắc, những vi phạm pháp luật về bầu cử (nếu có) để hướng dẫn hoặc đề xuất với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền các biện pháp khắc phục kịp thời, góp phần bảo đảm cho cuộc bầu cử thật sự dân chủ, đúng luật, an toàn, tiết kiệm, thật sự là ngày hội của toàn dân.

Chính vì vậy, ngay từ đầu năm 2021, để chuẩn bị sẵn sàng cho nhiệm vụ giám sát bầu cử, Ban Thường trực đã ban hành Thông tri số 12 ngày 18/01/2021 hướng dẫn Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam kiểm tra, giám sát công tác bầu cử và Kế hoạch số 256 ngày 25/01/2021 triển khai kiểm tra, giám sát công tác bầu cử ở Trung ương, trong đó xác định 8 nội dung cần tập trung kiểm tra, giám sát và dự kiến tổ chức các đoàn kiểm tra, giám sát thành 3 đợt gắn với từng mốc thời gian.

Cụ thể: Đợt 1 (từ ngày 20/2 đến ngày 13/4/2021); Đợt 2 (từ ngày 13/4 đến ngày 22/5/2021) và Đợt 3 (ngày tổ chức bầu cử 23/5/2021). Những nội dung về kiểm tra, giám sát bầu cử sẽ được đại diện lãnh đạo Ban Dân chủ - Pháp luật hướng dẫn cụ thể, chi tiết trong buổi tập huấn nhằm triển khai thực hiện thống nhất trong hệ thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp.

Để thực hiện công tác kiểm tra, giám sát bầu cử, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đề nghị Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp cần lưu ý 4 điểm quan trọng.

Một là, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp trong quá trình tổ chức thực hiện kiểm tra, giám sát bầu cử cần bảo đảm thực hiện đúng các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về bầu cử; bám sát các văn bản hướng dẫn của Hội đồng bầu cử quốc gia, của Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan, tổ chức hữu quan.

Hai là, việc giám sát phải có sự phối hợp chặt chẽ với Ủy ban bầu cử các cấp, các cơ quan, tổ chức liên quan. Phát huy các hình thức giám sát theo quy định của phát luật, giám sát của Nhân dân, đại diện các tổ chức, báo chí. Việc tổ chức các đoàn kiểm tra, giám sát cần tránh trùng lặp, chồng chéo về thời gian, địa điểm với các đoàn kiểm tra, giám sát của Hội đồng bầu cử quốc gia và các cơ quan có thẩm quyền, gây khó khăn cho địa phương, đơn vị được kiểm tra, giám sát.

Ba là, trong quá trình triển khai thực hiện, nếu phát hiện những việc làm chưa đúng quy định hay hành vi vi phạm pháp luật, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp phải thông tin, phản ánh, kiến nghị kịp thời đến các cơ quan có thẩm quyền để xem xét giải quyết, khắc phục ngay. Không tự ý xử lý những vấn đề không thuộc thẩm quyền và chức năng của cơ quan Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp.

Và cuối cùng, hoạt động kiểm tra, giám sát bầu cử phải được tiến hành kịp thời, tiết kiệm, hiệu quả, đúng nội dung và tiến độ theo kế hoạch đã đề ra.

Ông Hầu A Lềnh cũng cho biết: Thực hiện Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015 và các văn bản hướng dẫn, thời gian qua, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp đã tập trung thực hiện các nhiệm vụ bầu cử như: Sớm chủ động xây dựng và ban hành các văn bản hướng bầu cử, kịp thời đăng tải các văn bản này trên Website của Mặt trận để tạo điều kiện cho Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp ở địa phương tiếp cận chuẩn bị cho bầu cử; tổ chức tập huấn trực tuyến tới Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 63 tỉnh, thành phố để quán triệt các văn bản hướng dẫn về bầu cử ngay sau hội nghị triển khai của Hội đồng bầu cử quốc gia; gấp rút biên soạn cuốn tài liệu “Công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam”… giúp cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thuận lợi hơn trong quá trình thực hiện công tác bầu cử.

Bảo Duy

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Giá vàng hôm nay 24/11: Vàng nhẫn tiếp đà tăng, tiến sát mốc 87 triệu đồng/lượng

Giá vàng hôm nay 24/11: Vàng nhẫn tiếp đà tăng, tiến sát mốc 87 triệu đồng/lượng

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay 24/11 trên thị trường thế giới chốt tuần tăng giá mạnh. Giá vàng trong nước tăng vọt, vàng nhẫn tại một số thương hiệu gần cán mốc 87 triệu đồng/lượng.
Hỗ trợ tối đa cho người nộp thuế và các sàn thương mại điện tử

Hỗ trợ tối đa cho người nộp thuế và các sàn thương mại điện tử

(LĐTĐ) Theo Tổng cục Thuế, qua quá trình phân tích số liệu thu thập được do các sàn thương mại điện tử (TMĐT) cung cấp, vẫn còn hiện tượng dữ liệu không đầy đủ, thiếu tin cậy, phải rà soát lại mới có thể sử dụng phục vụ cho công tác quản lý thuế.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/11: Đêm và sáng trời lạnh

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/11: Đêm và sáng trời lạnh

(LĐTĐ) Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/11, trời nhiều mây, đêm và sáng sớm trời lạnh, ngày nắng.
Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy

Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy

(LĐTĐ) Chiều 23/11, xảy ra vụ cháy tại ngôi nhà trên phố Trúc Bạch, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội. Khói bốc lên cao đến tầng 8 tòa nhà, tại đây đang có 7 người, trong đó có 1 phụ nữ đang mang bầu. Tổ cứu nạn đã nhanh chóng tiếp cận; chiến sĩ Cảnh sát ngay lập tức nhường mặt nạ dưỡng khí để thai phụ này hô hấp. Sau đó toàn bộ số người đã được hướng dẫn thoát nạn an toàn...
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo

Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Đoàn Thanh niên - Hội đồng Đội thành phố Hà Nội tổ chức chương trình Tuyên dương người con hiếu thảo lần thứ II, năm 2024.
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

(LĐTĐ) Chiều 23/11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), với 413/422 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 86,22% tổng số đại biểu Quốc hội).
Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game

Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game

(LĐTĐ) Quen bạn qua mạng xã hội, anh C bị Phạm Như Long hỏi mượn xe "đi có chút việc". Sau đó kẻ gian mang đi cầm cố lấy tiền trả nợ, nạp tiền chơi game và chi tiêu cá nhân...

Tin khác

Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

(LĐTĐ) Chiều 23/11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), với 413/422 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 86,22% tổng số đại biểu Quốc hội).
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Chiều 23/11, thực hiện Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về “Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội”, với 421/423 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 87,89 % tổng số đại biểu Quốc hội.
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số

Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số

(LĐTĐ) Theo dự thảo Luật, tài sản số là tài sản vô hình, được thể hiện dưới dạng dữ liệu số, được tạo ra, phát hành, lưu trữ, chuyển giao và xác thực bởi công nghệ số trên môi trường điện tử và được pháp luật bảo hộ quyền tài sản.
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Quốc hội đã thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Vấn đề tăng thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá được nhiều đại biểu quan tâm, thảo luận.
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Trung tâm Báo chí Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phối hợp với Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài tổ chức tọa đàm phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài.
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Tỉnh ủy tỉnh Bình Dương tổ chức Hội nghị trao các quyết định bổ nhiệm, điều động cán bộ chủ chốt.
Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình

Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình

(LĐTĐ) Hóa chất độc hại (nếu có) ngấm vào thực phẩm; thuốc lá điện tử, nung nóng (thuốc lá thế hệ mới), bia, rượu, đồ uống có đường là những chất không những gây hại cho sức khỏe, kéo giảm năng suất lao động mà còn ảnh hưởng sức khỏe giống nòi trong tương lai. Cấm và dùng công cụ thuế để hạn chế việc lưu hành, sử dụng các sản phẩm trên cũng là góp phần bảo vệ sức khỏe nhân dân từ sớm, từ xa…
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá

Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Quốc hội đã nghe trinh bày Tờ trình, Báo cáo thẩm tra và thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), trong đó có quy định về tăng thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia…
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I

Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I

(LĐTĐ) Sáng 22/11, Bộ Tư pháp đã tổ chức lễ phát động Giải Báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh, Trưởng ban Tổ chức chủ trì buổi lễ.
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

(LĐTĐ) Sáng 22/11 tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hội đồng Lý luận Trung ương tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh”.
Xem thêm
Phiên bản di động