Trồng sen trên đất lúa, nông dân ngoại thành Hà Nội thu lợi lớn

Với khao khát làm giàu trên vùng đất chiêm trũng, mô hình trồng sen tại xã Hồng Dương (huyện Thanh Oai) đã mang đến cho nông dân thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm. Đồng thời mang lại cho miền quê này một sức sống mới, diện mạo trù phú và thúc đẩy du lịch địa phương.
Bộ Y tế sẽ tạo điều kiện tối đa để sản xuất vaccine, thuốc chữa đậu mùa khỉ trong nước Hà Nội: Sẽ phê bình, nhắc nhở địa phương không hoàn thành công tác tiêm vắc xin Covid-19

Đến với xã Hồng Vân (huyện Thanh Oai), không khó để bắt gặp những đầm sen nở rộ, trải dài, mùi hương thơm ngát. Tại đây, ông Nguyễn Văn Hòa (thôn Hoàng Trung) được người dân biết đến với biệt danh “vua sen”, vì ông là người đầu tiên ở khu vực trồng sen với quy mô hàng hóa. Hiện nay, gia đình ông Hòa là hộ gia đình có diện tích trồng sen lớn nhất xã.

Chỉ vào đầm sen rộng bạt ngàn, ông Hòa tâm sự, để có được cơ ngơi như vậy ông cũng phải trải qua quãng thời gian gây dựng tương đối khó khăn. Ông Hòa kể, xuất thân là một người nông dân trồng lúa, trước đây, cứ xã cho đấu thầu chỗ đất này, ai cho cấy chỗ ruộng kia ông đều nhận hết, kể là ruộng trũng ngập quanh năm cùng với việc nuôi gia cầm. Năm 2005, vật nuôi bị bệnh do dịch khiến gia đình ông gần như mất trắng, cây lúa không đem lại hiệu quả kinh tế, ông trăn trở tìm hướng đi khác.

Trồng sen trên đất lúa, nông dân ngoại thành Hà Nội thu lợi lớn
Đầm sen của gia đình Nguyễn Văn Hòa tại xã Hồng Dương.

Sau đó, nhận thấy tiềm năng của cây sen, ông Hòa đạp xe tới các vùng lân cận, tìm đến các hồ sen để học hỏi. Tuy nhiên thời gian đó đa số các hồ đều trồng sen tự nhiên, quyết tâm gắn bó với loại cây này, ông Hòa nghĩ rằng trồng tự nhiên sen còn lên đẹp, nếu có tay người chăm sóc chắc chắn sẽ năng suất hơn, cho hoa đẹp hơn.

Lứa đầu tiên, ông Hòa gieo hơn 100 sào sen và chỉ sau 3 tháng sen đã cao tới đầu. Thế nhưng, sen lên được nhưng nở rộ quá nhanh khiến ông thu hoạch và tiêu thụ không kịp. Hơn nữa, bông sen chưa được to, hạt sen trong đài không phình kín làm nước mưa vào gây thối, úng.

Vừa làm vừa rút kinh nghiệm, năm sau, ông xin xã đấu thầu thêm những ruộng lân cận, nâng dần tổng diện tích và ông cũng cắm ngó sen cách nhau một thời gian nhất định để tránh nở dồn dập.

“Từ mô hình chăn nuôi và trồng lúa chuyển sang trồng sen chuyên canh, ban đầu tôi chỉ canh tác vài mẫu. Sau khi thấy nhu cầu về hoa sen, hạt sen, củ sen ngày một nhiều, cùng với kinh nghiệm đúc rút được trong quá trình làm, gia đình tôi đã chủ động mở rộng sản xuất, đến nay là 40 mẫu”, ông Hòa nói.

Trồng sen trên đất lúa, nông dân ngoại thành Hà Nội thu lợi lớn
Gia đình ông Hòa là hộ gia đình có diện tích trồng sen lớn nhất xã.

Ông Hòa cho biết, với đặc tính dễ trồng, ít tốn công chăm sóc, các sản phẩm của cây sen như lá, ngó, củ, hoa, hạt… đều mang lại kinh tế, được tiêu thụ rộng khắp. Thời gian thu hoạch sen đều đặn khoảng từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm, từ lúc trổ bông đến lúc sen tàn.

Một trong những ưu điểm của mô hình trồng sen là khi đến đợt thu hoạch, thương lái đến tận nơi để thu mua. Do đó, nông dân không phải “chạy đôn chạy đáo” tìm đầu ra so với các loại cây trồng khác. Giá sản phẩm cũng tương đối cao, hoa sen khoảng 3.000 đồng/bông, hạt sen khoảng 35.000 - 40.000 đồng/kg tùy thời điểm. Mỗi năm, với sản lượng 25/tấn hạt sen sẽ mang đến doanh thu cho gia đình ông khoảng 1 tỷ đồng.

Gương mặt chân chất của người nông dân một nắng hai sương, sẵn sàng lội xuống đầm sen cắt từng bông hoa cho khách, ở tuổi ngoài 60, ông Hòa vẫn luôn sung sức với khát vọng làm giàu trên vùng đất chiêm trũng.

Để nâng cao năng suất, giảm bớt sức lao động, ông Hòa còn tìm tòi chế tạo máy tách hạt sen. Theo đó, nhận thấy việc bóc tách hạt sen từ đài sen rất thủ công và năng suất thấp, với kinh nghiệm của mình ông đã tự chế tạo ra máy tách hạt dựa trên nguyên tắc máy tuốt lúa.

Trồng sen trên đất lúa, nông dân ngoại thành Hà Nội thu lợi lớn
Cây sen mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với trồng lúa.

Máy được chạy bằng mô tơ có dây cu-roa, bánh răng đập được làm bằng cao su cứng và được quay trong thùng kín dung tích 50 lít. Đài sen sau khi được phơi khô rồi đem bỏ vào máy đập, máy sẽ đập tan vỏ và cho hạt rơi xuống lỗ nhỏ ở dưới. Công suất ước chừng gấp 20 lần so với bóc tay thủ công.

Bên cạnh thu nhập từ sen, ông Hòa còn thả thêm cá truyền thống, cá tự tìm thức ăn từ sinh vật phù du nên không tốn công chăm sóc, mỗi vụ ông xuất thêm hàng tấn cá thịt chất lượng cao. Trên bờ, ông nuôi thêm bò để ăn cỏ tự nhiên, bớt công cắt cỏ, phân bò cho xuống cánh đồng sen làm sen tốt hơn, hoa đậm màu. Cùng với đó là vài trăm gốc nhãn, gốc bưởi.

Trong thời gian cao điểm thu hoạch, ông Hòa phải thuê hàng chục công nhân mới kịp thu hái sản phẩm. Qua đó tạo công ăn việc làm cho lao động địa phương với mức lương 6-7 triệu đồng/tháng.

Trồng sen trên đất lúa, nông dân ngoại thành Hà Nội thu lợi lớn
Ở tuổi ngoài 60, ông Hòa vẫn luôn sung sức với khát vọng làm giàu trên vùng đất chiêm trũng.

Ngoài các sản phẩm thô từ cây sen, ông Hòa đã quy hoạch cảnh quan khu đầm để thu hút lượng lớn khách tham quan, chụp ảnh mỗi khi mùa sen nở. Công việc này vừa có thêm thu nhập, vừa quảng bá, thúc đẩy du lịch, dịch vụ của địa phương.

Có thể thấy, việc chuyển đổi từ cây lúa sang trồng sen đã góp phần đa dạng hóa nguồn sản phẩm nông nghiệp của xã Hồng Dương. Việc đầu tư trồng sen ở các vùng đất trũng giúp thu nhập của các hộ gia đình tăng gấp 2-3 lần so với áp dụng các mô hình sản xuất khác.

Ngoài gia đình ông Hòa, nhiều hộ dân ở xã Hồng Dương đã chuyển sang mô hình trồng sen kết hợp du lịch sinh thái nông thôn. Điển hình như gia đình anh Trần Đình Lập với 10ha trồng sen với các loại giống như sen hồng, sen đỏ đến sen vàng.. được ưa chuộng.

Trồng sen trên đất lúa, nông dân ngoại thành Hà Nội thu lợi lớn
Việc đầu tư trồng sen ở các vùng đất trũng giúp thu nhập của các hộ gia đình tăng gấp 2-3 lần so với áp dụng các mô hình sản xuất khác.

Chủ tịch UBND xã Hồng Dương Nguyễn Duy Hùng cho biết, xã có hơn 600ha đất sản xuất nông nghiệp, trong đó có nhiều vùng trũng, dù đã triển khai các mô hình luân canh nhưng hiệu quả kinh tế không cao. Những năm trở lại đây, người dân đã chủ động trồng sen chuyên canh, không chỉ mang lại thu nhập cao mà còn tạo cảnh quan, xây dựng làng quê xanh, sạch, đẹp...

Từ những mô hình kinh tế đã góp phần đưa Hồng Dương về đích xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao vào cuối năm 2020, tiến đến xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Hiện nay xã Hồng Dương đang tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, hiệu quả và phát triển bền vững. Đồng thời tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người dân phát triển sản xuất, kinh doanh và nâng cao thu nhập.

Ngân Phương

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Lan tỏa tri thức y khoa bằng công nghệ số

Lan tỏa tri thức y khoa bằng công nghệ số

Ngày 19/4, Tổng hội Y học Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ bệnh nhân ung thư - Ngày mai tươi sáng (Bộ Y tế), TikTok Việt Nam, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh và Hệ thống tiêm chủng VNVC đã ký thỏa thuận hợp tác xây dựng mạng lưới thông tin y tế chính thống vì cộng đồng trên nền tảng số.
Xe buýt, đường sắt đô thị tăng cường hoạt động dịp nghỉ Lễ 30/4

Xe buýt, đường sắt đô thị tăng cường hoạt động dịp nghỉ Lễ 30/4

Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, dự kiến xe buýt, đường sắt đô thị sẽ tăng cường hoạt động nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu đi lại của người dân.
Cảm hứng khởi nghiệp từ các doanh nhân lĩnh vực công nghệ

Cảm hứng khởi nghiệp từ các doanh nhân lĩnh vực công nghệ

Trong khuôn khổ Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh sinh viên lần thứ VII, ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Diễn đàn “Cảm hứng khởi nghiệp từ các doanh nhân lĩnh vực công nghệ”. Diễn đàn là nơi kết nối những ý tưởng, khát vọng và tinh thần nhiệt huyết của thế hệ trẻ, thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp trong học sinh, sinh viên.
Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của học sinh từ hoạt động tư vấn nghề nghiệp, việc làm

Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của học sinh từ hoạt động tư vấn nghề nghiệp, việc làm

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội thảo “Giải pháp thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của học sinh từ các hoạt động tư vấn nghề nghiệp, việc làm”.
Chi tiết dự kiến tên gọi, số lượng phường, xã mới ở Hà Nội

Chi tiết dự kiến tên gọi, số lượng phường, xã mới ở Hà Nội

Thành phố Hà Nội hiện có 526 xã, phường, sau sắp xếp Hà Nội còn 126 xã, phường. Trong đó, 12 quận sau khi sắp xếp lại còn 47 phường; 17 huyện và thị xã Sơn Tây còn 79 xã.
Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành văn bản về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố để thực hiện lấy ý kiến nhân dân và tổ chức kỳ họp Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp. UBND Thành phố sẽ hoàn thiện hồ sơ Đề án báo cáo Chính phủ, thời gian hoàn thành trước ngày 1/5.

Tin khác

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, huyện Ba Vì sẽ còn 8 xã so với 29 xã/thị trấn như hiện nay.
Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Thực hiện chỉ đạo của Thành uỷ, UBND thành phố Hà Nội, thị xã Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp cụ thể: Sơn Tây, Tùng Thiện và Đoài Phương (hoặc Đông Sơn).
Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện ủy Thường Tín (Hà Nội) quyết định thành lập 4 tổ công tác để triển khai thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã.
Quận Hà Đông dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp

Quận Hà Đông dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp

Theo phương án Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội, quận Hà Đông sẽ sáp nhập 15 phường hiện có, tổ chức lại thành 5 phường mới, tên dự kiến là: Hà Đông, Dương Nội, Yên Nghĩa, Kiến Hưng, Phú Lương.
Huyện Thạch Thất dự kiến còn 5 xã sau sắp xếp

Huyện Thạch Thất dự kiến còn 5 xã sau sắp xếp

Huyện Thạch Thất đang tổ chức lấy ý kiến nhân dân trên địa bàn về phương án sắp xếp, sáp nhập các xã, thị trấn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Thạch Thất còn 5 đơn vị hành chính cơ sở.
Quận Nam Từ Liêm dự kiến còn 4 phường sau sắp xếp

Quận Nam Từ Liêm dự kiến còn 4 phường sau sắp xếp

Theo phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội, quận Nam Từ Liêm dự kiến thành lập 4 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Xuân Phương, Từ Liêm, Tây Mỗ và Đại Mỗ.
Ý nghĩa tên 5 đơn vị hành chính mới huyện Thanh Trì dự kiến thành lập

Ý nghĩa tên 5 đơn vị hành chính mới huyện Thanh Trì dự kiến thành lập

Huyện Thanh Trì tổ chức lấy ý kiến Nhân dân và thông qua Hội đồng nhân dân các cấp về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện. Theo đó, dự kiến thành lập 5 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Thanh Trì, Tân Triều, Đại Thanh, Ngọc Hồi, Nam Phù.
Huyện Phúc Thọ dự kiến sau sắp xếp có 3 xã: Phúc Thọ, Phúc Lộc, Hát Môn

Huyện Phúc Thọ dự kiến sau sắp xếp có 3 xã: Phúc Thọ, Phúc Lộc, Hát Môn

Sáng 19/4, huyện Phúc Thọ tổ chức Hội nghị triển khai việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện theo hình thức trực tuyến, kết nối từ điểm cầu huyện.
Dự kiến sau sắp xếp, quận Ba Đình có 3 phường

Dự kiến sau sắp xếp, quận Ba Đình có 3 phường

Hiện tại, quận Ba Đình đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến sau sắp xếp, quận có 3 phường, gồm: Ba Đình, Ngọc Hà và Giảng Võ.
Xem thêm
Phiên bản di động