TRỰC TUYẾN: Xây dựng Công đoàn Cơ quan LĐLĐ Thành phố trở thành điểm sáng trong hoạt động Công đoàn Thủ đô
Đây là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, dân chủ, là ngày hội của cán bộ, đoàn viên Công đoàn Cơ quan LĐLĐ Thành phố theo phương châm: “Đổi mới - Dân chủ - Đoàn kết - Phát triển”.
Ban Giám đốc Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô (phải ảnh) tặng hoa chúc mừng Đại hội. |
Với sự tham gia của 99 đại biểu chính thức đại diện cho 532 đoàn viên Công đoàn Cơ quan LĐLĐ Thành phố, Đại hội có nhiệm vụ kiểm điểm, đánh giá khách quan, toàn diện những kết quả đạt được và những hạn chế, đồng thời rút ra những bài học kinh nghiệm trong việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Công đoàn Cơ quan lần thứ VI; xác định mục tiêu, chỉ tiêu, phương hướng nhiệm vụ của Công đoàn Cơ quan trong 5 năm tới (2023 - 2028); kiểm điểm sự lãnh đạo của Ban Chấp hành khóa VI; bầu Ban Chấp hành Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội khóa VII, nhiệm kỳ 2023 - 2028…
8h35: Chương trình ca nhạc chào mừng Đại hội
Tiết mục văn nghệ chào mừng Đại hội. |
9h10: Bắt đầu chương trình Đại hội
Tới dự Đại hội có các đồng chí: Phạm Quang Thanh - Ủy viên Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam, Thành ủy viên, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội; Đặng Thị Phương Hoa - Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ thành phố Hà Nội; Phạm Bá Vĩnh - Bí thư Đảng ủy cơ quan, Phó Chủ tịch LĐLĐ Thành phố và các đồng chí Phó Chủ tịch LĐLĐ Thành phố: Nguyễn Chính Hữu và Nguyễn Huy Khánh.
Đặc biệt, tham dự Đại hội có 99/99 đại biểu chính thức được Đại hội triệu tập, đại diện cho hơn 500 đoàn viên Công đoàn Cơ quan LĐLĐ Thành phố.
Đại biểu dự Đại hội thực hiện nghi lễ chào cờ. |
9h15: Khai mạc Đại hội
Phát biểu khai mạc Đại hội, đồng chí Lê Đình Hùng - Phó Chủ tịch LĐLĐ Thành phố, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ Thành phố khóa VI cho biết, Đại hội Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội lần thứ VII (nhiệm kỳ 2023 - 2028) diễn ra trong bối cảnh có nhiều thuận lợi, song cũng còn không ít khó khăn, thách thức, nhất là những tác động của hội nhập quốc tế, các Hiệp định thương mại dự do thế hệ mới, cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đến đời sống, việc làm của người lao động.
Đoàn Chủ tịch điều hành Đại hội. |
Trước yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn mới, Đại hội Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội lần thứ VII có nhiệm vụ: Kiểm điểm, đánh giá toàn diện, khách quan những kết quả đạt được, chỉ ra những nguyên nhân, hạn chế, khuyết điểm, rút ra những bài học kinh nghiệm trong quá trình tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội VI Công đoàn Cơ quan; xác định mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp hoạt động nhiệm kỳ 2023 - 2028, nhất là những vấn đề cơ bản của hoạt động công đoàn trong giai đoạn mới; bầu cử Ban Chấp hành Công đoàn Cơ quan lần thứ VII, nhiệm kỳ 2023 - 2028.
Đồng thời, từ thực tiễn chỉ đạo hoạt động Công đoàn cơ sở, Đại hội cũng đề xuất những kiến nghị với Đảng, Nhà nước, Tổng LĐLĐ Việt Nam và LĐLĐ thành phố Hà Nội.
“Với tinh thần “Đổi mới - Dân chủ - Đoàn kết - Phát triển”, Đoàn Chủ tịch Đại hội mong muốn mỗi đại biểu sẽ tập trung trí tuệ, nhiệt tình, thảo luận các nội dung của Đại hội để Đại hội thành công tốt đẹp” - đồng chí Lê Đình Hùng nhấn mạnh.
Đồng chí Lê Đình Hùng - Phó Chủ tịch LĐLĐ Thành phố, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ Thành phố khóa VI phát biểu khai mạc Đại hội. |
9h20: Đại hội nghe Báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện Nghị quyết Công đoàn Cơ quan khóa VI, nhiệm kỳ 2018 - 2023; phương hướng, nhiệm vụ khóa VII, nhiệm kỳ 2023 - 2028.
Trình bày Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội khóa VI, nhiệm kỳ 2018 - 2023 tại Đại hội, đồng chí Trần Thị Lan - Phó Chủ tịch Công đoàn Cơ quan khóa VI cho biết: Công đoàn Cơ quan hiện đang quản lý 12 Công đoàn cơ sở (CĐCS) với 532 đoàn viên (trong đó có 5 CĐCS khối doanh nghiệp với 263 đoàn viên). Nhiệm kỳ qua, Công đoàn Cơ quan luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng Đoàn, Đảng ủy Cơ quan, Thường trực và các ban chuyên đề của LĐLĐ thành phố Hà Nội; sự ủng hộ của Ban lãnh đạo, cán bộ, đoàn viên công đoàn các đơn vị. Đây là những thuận lợi cơ bản và là nhân tố quan trọng để triển khai thành công Nghị quyết Đại hội Công đoàn Cơ quan nhiệm kỳ 2018 - 2023.
Đồng chí Trần Thị Lan - Phó Chủ tịch Công đoàn Cơ quan khóa VI trình bày Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội khóa VI, nhiệm kỳ 2018 - 2023 tại Đại hội. |
Cụ thể, Công đoàn Cơ quan luôn bám sát chương trình, kế hoạch của LĐLĐ Thành phố, Nghị quyết Đại hội lần thứ VI và nhiệm vụ chính trị của Cơ quan; xây chương trình, kế hoạch công tác ngay từ đầu khóa và triển khai theo đúng kế hoạch đã được thông qua với nội dung phù hợp, đổi mới phương thức hoạt động với phương châm hướng về cơ sở. Công đoàn thực hiện tốt chức năng chăm lo, đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động.
Hàng năm, Công đoàn Cơ quan phối hợp cùng Thủ trưởng Cơ quan xây dựng kế hoạch để chỉ đạo, hướng dẫn các CĐCS phối hợp với chính quyền tổ chức Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức; Hội nghị người lao động. Kết quả, đã có 12/12 (đạt 100%) CĐCS đã phối hợp với chính quyền tổ chức tốt Hội nghị theo quy định. Chất lượng Hội nghị ngày càng được nâng lên, tính công khai dân chủ được tăng cường.
Cùng đó, Công đoàn Cơ quan đã chỉ đạo, hướng dẫn 5/5 CĐCS doanh nghiệp (đạt 100%) chủ động phối hợp với người sử dụng lao đông tổ chức đối thoại giữa Công đoàn - người sử dụng lao động - công nhân lao động để nắm bắt tình hình tư tưởng và giải quyết kịp thời những kiến nghị liên quan đến quyền, nghĩa vụ của đoàn viên, CNVCLĐ. Trong nhiệm kỳ đã có 5/5 CĐCS doanh nghiệp ký Thỏa ước lao động tập thể (đạt 100%, trong đó có 5 bản sửa đổi, bổ sung và ký mới trong năm 2021 và năm 2022).
Đại biểu nghe trình bày Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội khóa VI, nhiệm kỳ 2018 - 2023. |
Công đoàn Cơ quan và các CĐCS tham gia xây dựng, bổ sung, sửa đổi các văn bản quản lý nội bộ của cơ quan, đơn vị như Quy chế Thi đua khen thưởng; Quy định quản lý, sử dụng tài chính, tài sản của Cơ quan; Quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc; tham gia thành viên Hội đồng nâng bậc lương; Hội đồng thi đua khen thưởng, qua đó tham gia, theo dõi và giám sát việc thực hiện chế độ đối với công chức, viên chức, người lao động của các đơn vị.
Ngoài ra, Công đoàn Cơ quan còn tập trung chỉ đạo các CĐCS tham gia xây dựng phương án trả lương, thưởng, các khoản phúc lợi. Trong các dịp Tết Nguyên đán, Công đoàn Cơ quan đã trợ cấp và đề nghị LĐLĐ Thành phố trợ cấp 156 lượt CNVCLĐ có hoàn cảnh khó khăn, 7 con CNVCLĐ có hoàn cảnh khó khăn mỗi suất trị giá từ 500 nghìn đồng đến 1 triệu đồng với số tiền 89 triệu đồng. Các đơn vị đã trích Quỹ phúc lợi thưởng cho CNVCLĐ với số tiền hàng tỷ đồng. Hàng năm, Công đoàn cơ quan đều tổ chức “Tết sum vầy” với nhiều hoạt động phong phú.
Đặc biệt, trong nhiệm kỳ qua, nhằm chia sẻ với những người lao động có hoàn cảnh khó khăn bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, Công đoàn Cơ quan đã trợ cấp và đề nghị LĐLĐ Thành phố trợ cấp cho 135 đoàn viên, người lao động với số tiền 122 triệu đồng; tặng hàng trăm suất quà, gạo, lương thực, thực phẩm cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.
Đại biểu dự Đại hội |
Công tác tuyên truyền giáo dục trong đoàn viên, người lao động luôn được đổi mới, thiết thực, nội dung phong phú, sinh động, hình thức phù hợp với tình hình và điều kiện của từng đơn vị. Các phong trào thi đua do Công đoàn phát động và tổ chức đã mang lại hiệu quả thiết thực. Hàng năm đã có trên 90% cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đạt “Lao động tiên tiến”, 15 tập thể đạt “Tập thể Lao động xuất sắc”; 40 cá nhân đạt danh hiệu “Người tốt, việc tốt”; nhiều tập thể và cá nhân được Thủ tướng Chính phủ, Tổng LĐLĐ Việt Nam, Ủy ban nhân dân Thành phố và LĐLĐ Thành phố khen thưởng.
Các hoạt động văn hóa, thể thao được tổ chức sôi nổi, rộng khắp đã động viên đoàn viên, người lao động tích cực lao động sản xuất, học tập công tác và gắn bó xây dựng đơn vị và cơ quan. Vị trí, vai trò của Công đoàn tiếp tục được khẳng định, góp phần hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị của LĐLĐ Thành phố.
9h40: Tham luận tại Đại hội
* Đồng chí Ngô Thị Anh - Chủ tịch Công đoàn Trường Trung cấp Nghiệp vụ và Dạy nghề Công đoàn Hà Nội tham luận với chủ đề “Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Công đoàn và sinh hoạt CĐCS, Tổ Công đoàn” .
Đồng chí Ngô Thị Anh - Chủ tịch Công đoàn Trường Trung cấp Nghiệp vụ và Dạy nghề Công đoàn Hà Nội tham luận tại Đại hội. |
Chủ tịch Công đoàn Trường Trung cấp Nghiệp vụ và Dạy nghề Công đoàn Hà Nội Ngô Thị Anh cho biết: “Xây dựng đội ngũ cán bộ Công đoàn bản lĩnh, trí tuệ, chuyên nghiệp; tập hợp, thu hút đông đảo người lao động vào tổ chức Công đoàn Việt Nam” là một trong những nội dung mà mục tiêu Nghị quyết Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XII đã đặt ra. Những năm qua, Công đoàn Cơ quan LĐLĐ Thành phố luôn quan tâm tới công tác đào tạo, bồi dưỡng xây dựng đội ngũ cán bộ Công đoàn có năng lực, trình độ, bản lĩnh và nhiệt tình với công việc, tích cực phối hợp với chuyên môn trong quản lý chỉ đạo. Kết quả của các hoạt động công đoàn đã đóng góp vào thành tích chung trong hoạt động của cơ quan, đơn vị.
Trong điều kiện hội nhập khu vực và quốc tế ngày càng sâu rộng, đứng trước yêu cầu thực tế đặt ra, để nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Công đoàn và sinh hoạt CĐCS, Tổ Công đoàn đáp ứng yêu cầu hoạt động của Công đoàn trong tình hình mới, góp phần hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, Chủ tịch Công đoàn Trường Trung cấp Nghiệp vụ và Dạy nghề Công đoàn Hà Nội đề xuất một số giải pháp.
Đại biểu dự Đại hội. |
Thứ nhất, nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ Công đoàn về tầm quan trọng của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Công đoàn đối với sự nghiệp xây dựng tổ chức Công đoàn lớn mạnh trong tình hình mới.
Thứ hai, đổi mới về nội dung đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ Công đoàn trong các cơ quan, đơn vị. Nội dung bồi dưỡng cần trang bị cho cán bộ CĐCS những kiến thức cơ bản về lý luận nghiệp vụ công đoàn, pháp luật lao động, pháp luật công đoàn; kiến thức xã hội, các kỹ năng tổ chức hoạt động. Đây là yêu cầu căn bản giúp cán bộ Công đoàn thực hiện tốt hơn chức năng, nhiệm vụ của mình, đặc biệt là chức năng chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên, người lao động
Thứ ba, đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ Công đoàn. Trang bị cho cán bộ Công đoàn một số phương pháp như: Phương pháp xây dựng kế hoạch hoạt động, phương pháp tổ chức các hoạt động, phương pháp tuyên truyền vận động. Tổ chức tập huấn tọa đàm, trao đổi, nói chuyện chuyên đề, đối thoại, tổ chức các cuộc thi, tập huấn theo phương pháp tích cực lấy người học làm trung tâm, qua đó phát huy tính chủ động, sáng tạo và trách nhiệm cá nhân trong tự học của cán bộ Công đoàn.
Thứ tư, nâng cao chất lượng sinh hoạt CĐCS, Tổ Công đoàn phải gắn với việc đổi mới nội dung và phương thức hoạt động. Theo đó, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ cơ bản của tổ chức Công đoàn, chương trình hoạt động của Công đoàn cấp trên và bám sát vào nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vi; CĐCS cần xây dựng nội dung, phương pháp hoạt động, chọn những việc trọng tâm cần tổ chức triển khai trong từng tháng, từng quý hoặc vào dịp các ngày kỷ niệm.
Tại mỗi kỳ sinh hoạt CĐCS, Tổ Công đoàn nên tập trung vào 1, 2 nội dung cơ bản, không nên dàn trải nhiều hoặc rập khuôn cứng nhắc. Trong sinh hoạt lấy đoàn viên, người lao động làm trung tâm nhằm phát huy trí tuệ cá nhân thành sức mạnh tập thể.
* Đồng chí Vũ Thị Quế - Phó Chủ tịch Công đoàn Báo Lao động Thủ đô tham luận với chủ đề “Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, vận động trong đoàn viên, người lao động”.
Đồng chí Vũ Thị Quế - Phó Chủ tịch Công đoàn Báo Lao động Thủ đô trình bày tham luận tại Đại hội. |
Theo đồng chí Vũ Thị Quế, trong nhiệm kỳ qua, Công đoàn báo Lao động Thủ đô đã tập trung làm tốt công tác công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên, người lao động thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn bằng những hình thức đa dạng, nội dung phong phú, gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan.
Ngoài tuyên truyền trực tiếp cho đoàn viên và người lao động của Báo, với vai trò là cơ quan ngôn luận của LĐLĐ thành phố Hà Nội, diễn đàn của CNVCLĐ Thủ đô, báo Lao động Thủ đô cũng chú trọng thực hiện công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên, người lao động theo hai hướng. Một mặt, báo tích cực tuyên truyền, vận động đơn vị, người lao động thông qua các tác phẩm báo chí với thông tin đa dạng, chất lượng và hấp dẫn, trong đó chú trọng đầu tư các tác phẩm báo chí hiện đại, đa dạng hóa các sản phẩm báo chí như báo viết, báo điện tử, các ấn phẩm phụ. Mặc khác, Báo tích cực phối hợp với các Công đoàn cấp trên cơ sở tổ chức các cuộc đối thoại - giao lưu trực tuyến trực tiếp với công nhân lao động, qua đó góp phần cùng tổ chức Công đoàn phổ biến sâu rộng các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, tổ chức Công đoàn và cung cấp tin tức chính trị, kinh tế, xã hội, mọi mặt của Thủ đô, đất nước tới đoàn viên, công nhân viên chức lao động.
Nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên, người lao động trong thời gian tới, đồng chí Vũ Thị Quế đề xuất một số giải pháp. Trong đó, riêng báo Lao động Thủ đô - đơn vị chủ lực về công tác tuyên truyền của LĐLĐ Thành phố tiếp tục đổi mới mạnh mẽ nội dung tuyên truyền, vận động đoàn viên, người lao động theo hướng thiết thực, sát thực tiễn; nâng cao tính hấp dẫn, tính giáo dục, thuyết phục cho đoàn viên, cán bộ, công nhân viên, người lao động.
Bên cạnh đó, CĐCS phải phối hợp, cung cấp tài liệu để Báo tăng cường các tuyến tin, bài về hoạt động Công đoàn với nội dung phong phú, đa dạng nhưng gần gũi thiết thức với đoàn viên, người lao động.
* Đồng chí Nguyễn Lan Anh - Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH NN MTV Du lịch CĐ Hà Nội tham luận với chủ đề “Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng công tác chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng và tổ chức các phong trào thi đua trong đoàn viên, người lao động”.
Theo Chủ tịch Công đoàn Công ty Du lịch Công đoàn Hà Nội, công tác chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động và tổ chức các phong trào thi đua trong đoàn viên, người lao động là những nhiệm vụ chính quan trọng của tổ chức Công đoàn. Tuy nhiên thực tế ở CĐCS còn nhiều hạn chế khi thực hiện các nhiệm vụ trên do kinh phí hạn hẹp, cán bộ Công đoàn kiêm nhiệm không đầu tư được thời gian và tâm sức cho hoạt động công đoàn.
Đồng chí Nguyễn Lan Anh - Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH NN MTV Du lịch Công đoàn Hà Nội trình bày tham luận tại Đại hội. |
Cùng với đó, những tác động của suy thoái kinh tế, sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp… ảnh hưởng không nhỏ đến việc làm, thu nhập, tinh thần và tư tưởng của người lao động. Thách thức đó đòi hỏi tổ chức Công đoàn phải tích cực đổi mới phương thức hoạt động nhằm phát huy hơn nữa vai trò của mình đối với người lao động.
Theo đồng chí Nguyễn Lan Anh để nâng cao chất lượng công tác chăm lo, bảo vệ các quyền lợi hợp pháp chính đáng và tổ chức phong trào thi đua trong đoàn viên, người lao động tổ chức Công đoàn cần thực hiện một số giải pháp trọng tâm như: Phải chọn lựa được cán bộ Công đoàn có đủ tình yêu với tổ chức Công đoàn, đủ khả năng để tập hợp người lao động và triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Công đoàn.
Đồng thời, đội ngũ cán bộ Công đoàn phải có năng lực bảo vệ và tuyên truyền giáo dục cho người lao động. Bởi vậy cần đổi mới phương thức đào tạo để hiệu quả hơn, được thực hành nhiều hơn, chú trọng đào tạo cho chủ tịch và phó chủ tịch CĐCS nắm vững những kiến thức cơ bản của luật lao động, những quy định chung về chế độ chính sách của đơn vị, rèn luyện kỹ năng thương lượng với người sử dụng lao động.
Đặc biệt, tổ chức Công đoàn cần tạo mối quan hệ tốt đẹp với người sử dụng lao động. Mối quan hệ giữa Công đoàn và người sử dụng lao động là mối quan hệ trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng, vừa hợp tác, vừa đấu tranh để xây dựng đơn vị phát triển. Do vậy, Công đoàn nên thực hiện những công việc hỗ trợ cho người sử dụng lao động như tuyên truyền giáo dục người lao động tuân thủ tốt kỷ luật, tăng năng suất lao động; là cầu nối giữa người lao động và người sử sụng lao động để giải quyết những vướng mắc giữa hai bên.
Hơn nữa, các CĐCS cần tích cực tham gia, đóng góp được những giải pháp có lợi cho hoạt động chung của đơn vị, kịp thời phát hiện những bất hợp lý của chế độ chính sách để kiến nghị sửa đổi, bổ sung. Lúc đó người sử dụng lao động mới thấy được vị trí quan trọng của tổ chức Công đoàn, tôn trọng cán bộ Công đoàn và tạo điều kiện hỗ trợ thêm kinh phí và thời gian cho hoạt động công đoàn.
Bên cạnh đó, cần có phương thức tổ chức các nhiệm vụ khoa học, đổi mới; tổ chức các phong trào phù hợp với từng đối tượng và có tính khả thi, thu hút được người lao động tham gia. Để công tác chăm lo đạt hiệu quả, và xây dựng được các phong trào thu hút người lao động tham gia, phải dựa trên nhu cầu của họ và mong muốn của từng đối tượng.
10h00: Đồng chí Phạm Quang Thanh - Ủy viên Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam, Thành ủy viên, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội phát biểu chỉ đạo tại Đại hội.
Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Phạm Quang Thanh phát biểu chỉ đạo tại Đại hội. |
Phát biểu tại Đại hội, Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Phạm Quang Thanh nhiệt liệt biểu dương những kết quả đạt được trong phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và hoạt động Công đoàn Cơ quan LĐLĐ Thành phố trong nhiệm kỳ vừa qua.
Đồng chí Phạm Quang Thanh đánh giá: Trong nhiệm kỳ qua, hoạt động Công đoàn Cơ quan LĐLĐ Thành phố đã thực sự đổi mới rõ nét về nội dung, phương thức hoạt động theo hướng thiết thực, hiệu quả, hướng về cơ sở, sát đoàn viên và người lao động, các chỉ tiêu đều đạt và vượt so với Nghị quyết Đại hội đề ra, thể hiện toàn diện trên các mặt công tác, nhất là trong việc thực hiện tốt vai trò đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và người lao động.
Công đoàn Cơ quan đã phối hợp làm tốt công tác chăm lo đời sống cho đoàn viên, người lao động, đặc biệt vào dịp các ngày lễ, Tết; duy trì việc thăm hỏi trợ cấp cho đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn. Hoạt động “Tháng Công nhân”, “Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động” được tổ chức với nhiều hình thức phong phú, đa dạng, phù hợp với đặc thù của mỗi đơn vị, doanh nghiệp, góp phần xây dựng đội ngũ công nhân viên chức lao động và tổ chức Công đoàn ngày càng vững mạnh.
Thường trực LĐLĐ Thành phố tặng hoa chúc mừng Đại hội. |
Ngoài ra, Công đoàn Cơ quan đã làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, Nghị quyết 02 của Bộ Chính trị, đẩy mạnh “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” gắn với công tác giáo dục truyền thống, tổ chức sôi nổi các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao; xây dựng cơ quan, đơn vị “Đạt chuẩn văn hóa”; góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần và văn hóa ứng xử của đoàn viên, người lao động.
Phân tích những thuận lợi và thách thức trong nhiệm kỳ tới, đồng chí Phạm Quang Thanh nhất trí với 8 nhóm chỉ tiêu và 8 nhóm nhiệm vụ giải pháp mà Đại hội đã đề ra đồng thời nhấn mạnh một số nội dung để Đại hội nghiên cứu, thảo luận và xây dựng Nghị quyết sát thực với hoạt động Công đoàn Cơ quan trong thời gian tới.
Trong đó, Chủ tịch LĐLĐ Thành phố đề nghị Công đoàn Cơ quan tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền và giáo dục chính trị tư tưởng, mỗi cán bộ, đoàn viên tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh đạo và đường lối đổi mới của Đảng; tuyên truyền về chính sách pháp luật của Nhà nước; Nghị quyết Đại hội Công đoàn các cấp; tuyên truyền Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết số 02-NQ/TW, ngày 12/6/2021 của Bộ Chính trị; tuyên truyền về chủ đề năm của Tổng Liên đoàn và Thành phố Hà Nội; coi trọng giáo dục truyền thống lịch sử, truyền thống cách mạng của Thủ đô, đất nước và tổ chức Công đoàn.
Đại diện Đảng ủy Cơ quan LĐLĐ Thành phố (phải ảnh) tặng hoa chúc mừng Đại hội. |
Cùng đó, Công đoàn Cơ quan cần tiếp tục tập trung làm tốt chức năng chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên thông qua các hoạt động thăm hỏi, hỗ trợ kịp thời các trường hợp có hoàn cảnh khó khăn; kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chế độ, chính sách đối với đoàn viên, người lao động; tham mưu tổ chức các hoạt động nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, đặc biệt là cải thiện điều kiện làm việc đáp ứng yêu cầu tình hình mới; tham mưu công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để cán bộ công chức, viên chức, người lao động Cơ quan không những hiểu biết chuyên môn mà còn cần hiểu biết toàn diện, nắm vững Điều lệ Công đoàn, nắm vững các nguyên tắc, quy định, văn bản có liên quan và vận dụng nhuần nhuyễn.
Đặc biệt, Công đoàn Cơ quan tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức có đủ trình độ, phẩm chất, đạo đức và năng lực hoàn thành tốt nhiệm vụ, trọng tâm là tạo bước chuyển mạnh về kỷ luật, kỷ cương, ý thức, trách nhiệm, chất lượng phục vụ vì cơ sở và người lao động, thực hiện tốt 2 Bộ Quy tắc ứng xử do Thành phố ban hành để mỗi người cán bộ làm công tác Công đoàn đều là những cán bộ công tâm, trong sáng, khách quan, tận tụy với công việc.
Ngoài ra, Công đoàn Cơ quan cần tiếp tục tổ chức tốt các phong trào thi đua “Lao động giỏi”, “Người tốt, việc tốt”, “Tham mưu giỏi, phục vụ tốt”, hướng thi đua vào việc đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, cải cách hành chính, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác.
Đại diện Cụm Thi đua số 8 LĐLĐ Thành phố (phải ảnh) tặng hoa chúc mừng Đại hội. |
Chủ tịch LĐLĐ Thành phố cũng yêu cầu trong nhiệm kỳ tới, Công đoàn Cơ quan LĐLĐ Thành phố cần tiếp tục tập trung cho công tác xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh, nghiên cứu đổi mới nội dung, phương thức hoạt động từ Tổ Công đoàn, chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ Công đoàn đủ về số lượng, nâng cao về chất lượng để ngày càng có nhiều cán bộ Công đoàn Thủ đô không chỉ nhân hậu, thành thạo về phong trào mà còn sắc bén chuyên môn, am hiểu pháp luật là chỗ dựa tin cậy để đoàn viên, người lao động gửi gắm niềm tin, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng trong tình hình mới…
10h45: Đoàn Chủ tịch báo cáo kết quả bầu cử Ban Chấp hành Công đoàn Cơ quan LĐLĐ Thành phố khóa VII, kết quả Hội nghị Ban Chấp hành Công đoàn Cơ quan lần thứ nhất.
Thay mặt Đoàn Chủ tịch, đồng chí Trần Thị Lan báo cáo kết quả bầu cử tại Đại hội. Cụ thể: Sau 2 ngày làm việc tích cực và trách nhiệm, Đại hội Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội đã bầu Ban Chấp hành Công đoàn khóa VII gồm 15 đồng chí; Ban Thường vụ Công đoàn Cơ quan gồm 5 đồng chí; trong đó, đồng chí Lê Đình Hùng - Chủ tịch Công đoàn Cơ quan khóa VI tái đắc cử chức Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ Thành phố khóa VII, nhiệm kỳ 2023 - 2028;
Bầu Ủy ban Kiểm tra Công đoàn Cơ quan gồm 5 đồng chí. Đồng chí Trần Thị Lan tái cử chức danh Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Công đoàn Cơ quan LĐLĐ Thành phố khóa VII, nhiệm kỳ 2023 - 2028.
Đồng chí Trần Thị Lan báo cáo kết quả bầu cử tại Đại hội. |
10h50: Ban Chấp hành Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội lần thứ VII, nhiệm kỳ 2023 - 2028 ra mắt tại Đại hội.
Ban Chấp hành Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội lần thứ VII, nhiệm kỳ 2023 - 2028 ra mắt tại Đại hội. |
10h55: Thông qua Nghị quyết tại Đại hội.
Thay mặt Đoàn Thư ký, đồng chí Nguyễn Thị Thu Huyền trình bày dự thảo Nghị quyết Đại hội. Trong đó, Đại hội nhấn mạnh 5 nhiệm vụ trọng tâm và 8 chỉ tiêu cần thực hiện trong nhiệm kỳ 2023 - 2028.
8 chỉ tiêu gồm: 100% CĐCS tổ chức Hội nghị Cán bộ công chức viên chức, Hội nghị người lao động đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng; 100% CĐCS doanh nghiệp thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể; xây dựng và ban hành được quy chế đối thoại tại doanh nghiệp và tổ chức đối thoại tại nơi làm việc;
100% CĐCS phối hợp với chính quyền cùng cấp phát động và tổ chức hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước trong cán bộ, công chức, viên chức, lao động; 80% trở lên cán bộ, công chức, viên chức, lao động đạt danh hiệu thi đua các cấp; 100% đoàn viên, người lao động được học tập, tuyên truyền, phổ biến các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, Nghị quyết của Công đoàn các cấp;
100% cán bộ Công đoàn (từ Tổ phó Công đoàn trở lên) được đào tạo, bồi dưỡng về kỹ năng, nghiệp vụ công tác công đoàn hàng năm; 100% CĐCS hoàn thành tốt nhiệm vụ, 15% CĐCS hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, không có CĐCS hoạt động yếu kém; 100% CĐCS (đủ điều kiện) thành lập Ban Nữ công quần chúng theo qui định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam; 100% CĐCS thực hiện hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu dự toán thu chi, tài chính công đoàn. Hàng năm bình quân mỗi CĐCS giới thiệu 1 đoàn viên công đoàn ưu tú cho Đảng xem xét, kết nạp...
100% đại biểu dự Đại hội đã nhất trí thông qua Nghị quyết Đại hội |
11h00: Bế mạc Đại hội
Phát biểu bế mạc Đại hội, đồng chí Lê Đình Hùng - Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ Thành phố cho biết: Sau 2 buổi làm việc với tinh thần khẩn trương, nghiêm túc, trách nhiệm, Đại hội Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội lần thứ VII đã thực hiện hoàn thành các nội dung chương trình đề ra. Thay mặt Ban Chấp hành Công đoàn Cơ quan LĐLĐ Thành phố, đồng chí Lê Đình Hùng trân trọng cảm ơn Ban Thường vụ LĐLĐ thành phố Hà Nội, Đảng ủy, Thủ trưởng Cơ quan; thủ trưởng các đơn vị đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tạo điều kiện cho hoạt động của Công đoàn Cơ quan trong thời gian qua đồng thời mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm của các đồng chí trong thời gian tới.
Đồng chí Lê Đình Hùng đề nghị, với tinh thần “Đổi mới - Dân chủ - Đoàn kết - Phát triển”, ngay sau Đại hội, các cấp Công đoàn Cơ quan cần nhanh chóng tuyên truyền về kết quả Đại hội, tổ chức nghiên cứu, quán triệt và cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội thành các chương trình, kế hoạch để triển khai thực hiện.
“Đại hội kêu gọi toàn thể đoàn viên, CNVCLĐ các CĐCS trực thuộc phát huy truyền thống giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam, đoàn kết, năng động, sáng tạo, ra sức thi đua thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Công đoàn Cơ quan LĐLĐ Thành phố lần thứ VII, góp phần vào thực hiện hoàn thành nhiệm vụ của từng đơn vị và toàn cơ quan, cũng như đóng góp vào sự phát triển của phong trào CNVCLĐ, hoạt động Công đoàn Thủ đô” - đồng chí Lê Đình Hùng nhấn mạnh.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hình thành thế hệ nông dân mới, dám nghĩ, dám làm
Xây dựng nông thôn mới văn minh, hiện đại theo hướng phát triển đô thị là một trong những yêu cầu quan trọng đặt ra tại Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW, ngày 16/6/2022 Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn Hà Nội. Để đạt được mục tiêu này, rất nhiều khó khăn, vướng mắc cần phải tháo gỡ, tạo sức bật cho nông dân dám nghĩ, dám làm. Dù khó là vậy nhưng huyện Đan Phượng đã làm được bởi có những cách làm hay, tạo hiệu quả cao trong sản xuất nông nghiệp. |
Hà Nội: Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sử dụng đất huyện Mê Linh đến năm 2030
Quy định về ngăn chặn, gỡ bỏ thông tin vi phạm pháp luật trên mạng từ 25/12/2024
Bảng giá đất cũ được áp dụng đến hết 31/12/2025
Phản biện Dự thảo Nghị quyết quy định áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp điện, nước
Đẩy nhanh tiến độ giải quyết vụ việc, vụ án về tham nhũng, tiêu cực
Quận Hoàn Kiếm: Khẳng định vị thế trong hệ thống giáo dục Thủ đô
Tin khác
Quận Hoàn Kiếm: Khẳng định vị thế trong hệ thống giáo dục Thủ đô
Hoạt động 14/11/2024 19:28
Sôi nổi Hội thi “Ngân hàng xanh cho cuộc sống xanh”
Hoạt động 14/11/2024 14:58
Nâng tầm các phong trào thi đua
Hoạt động 14/11/2024 14:05
Mang Tết đủ đầy đến người lao động
Vì lợi ích đoàn viên 14/11/2024 13:57
Đa dạng hoạt động chăm lo
Hoạt động 14/11/2024 11:14
Thanh Trì: Kiểm tra chấp hành điều lệ Công đoàn tại 87 Công đoàn cơ sở
Hoạt động 14/11/2024 06:29
Nhiều dấu ấn trong phong trào "Sáng kiến, sáng tạo" quận Cầu Giấy năm 2024
Hoạt động 13/11/2024 21:00
Giám sát chuyên đề Nữ công tại Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội
Vì lợi ích đoàn viên 13/11/2024 17:06
Hoạt động công đoàn khối Giáo dục quận Long Biên: Thiết thực, hiệu quả vì đoàn viên
Hoạt động 13/11/2024 16:24
Rèn luyện sức khỏe cho người lao động qua thể thao
Hoạt động 12/11/2024 12:47