Trung tâm Y tế quận Nam Từ Liêm: Vất vả vô cùng nhưng chưa một giây nào nao núng
Những người “đi trước về sau” trên tuyến đầu chống dịch Tiếp sức y bác sĩ, nhân viên y tế tuyến đầu chống dịch Những chiến binh áo trắng tại cơ sở: Tận tuỵ và đầy trách nhiệm |
Nam Từ Liêm là quận có số lượng người nước ngoài sinh sống cao nhất Thành phố nên các nhiệm vụ cách ly, truy vết và điều trị không tránh khỏi khó khăn và phức tạp. Thế nhưng dù khó khăn đến đâu, các “chiến binh áo trắng” của Trung tâm Y tế quận Nam Từ Liêm luôn là lực lượng đi đầu, lăn xả, chịu đói, chịu khát để hoàn thành nhiệm vụ.
Theo bác sĩ Nguyễn Thị Thu Trang - Giám đốc Trung tâm Y tế quận Nam Từ Liêm, kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát, gần 200 nhân viên y tế của Trung tâm y tế quận đang phải làm việc với công suất gấp đôi so với bình thường. 2 năm qua, công việc của nhân viên y tế quận luôn trong tình trạng quá tải, ngày càng nhiều lên.
Cán bộ Trung tâm Y tế quận Nam Từ Liêm tiến hành tiêm chủng phòng Covid-19 cho người dân trên địa bàn quận. |
Chính vì vậy, mỗi cán bộ của Trung tâm Y tế quận phải “chia lửa” cho nhau. Cán bộ khoa kiểm soát bệnh tật và khoa xét nghiệm là “thủ lĩnh” hướng dẫn cầm tay chỉ việc cho cán bộ của các khoa, phòng, trạm y tế. 100% cán bộ y tế được tập huấn nhiều lần về sử dụng bảo hộ lao động và kiểm soát nhiễm khuẩn. Việc bảo đảm an toàn cho đồng nghiệp là ưu tiên hàng đầu vì nếu không bảo vệ được cán bộ y tế thì coi như thất bại trong công tác phòng, chống dịch.
Giấc ngủ và bữa ăn cũng thất thường theo lịch công tác. Tuy làm việc trong điều kiện vất vả nhưng 100% các trường hợp cần điều tra dịch tễ và lấy mẫu bệnh phẩm đều được thực hiện nghiêm túc, hoàn thành đúng thời hạn và đảm bảo chất lượng.
Ngoài những công việc nói trên, các cán bộ y tế còn có một nhiệm vụ nữa là giải đáp mọi thắc mắc của người dân qua đường dây nóng được mở 24/24h. Các cuộc gọi đến đường dây nóng bất kể giờ nào từ sáng sớm đến đêm khuya đều được giải đáp một cách rõ ràng và thấu đáo, khiến người dân yên tâm thực hiện nghĩa vụ công dân của mình.
Bên cạnh những nhiệm vụ được thực hiện tại cộng đồng, một bộ phận cán bộ y tế còn tham gia trực chiến ở khu cách ly tập trung tại Trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội. Gác lại công việc gia đình, liên tục trong 14 ngày các cán bộ y tế đã ở lại đó để cùng với lực lượng quân đội và công an, thực hiện hàng loạt các công việc nhằm mục tiêu đảm bảo trật tự an toàn và sức khỏe của những người đang thực hiện cách ly.
Có thể nói rằng, trong thời gian chống dịch, toàn bộ cán bộ y tế trong cả nước nói chung và quận Nam Từ Liêm nói riêng đang nỗ lực cố gắng hết mình, không quản ngại khó khăn, vất vả để hoàn thành tốt nhiệm vụ trong cuộc chiến phòng, chống dịch bệnh Covid-19 này.
“Vất vả vô cùng nhưng các “chiến binh áo trắng” quận chưa một phút một giây nào nao núng. Chúng tôi vinh dự và tự hào khi được khoác trên mình bộ quần áo blouse trắng, chúng tôi hạnh phúc khi được làm nhiệm vụ bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân trên địa bàn quận”, bác sĩ Nguyễn Thị Thu Trang - Giám đốc Trung tâm Y tế quận Nam Từ Liêm cho hay.
Hiện tại, quận Nam Từ Liêm có 10 trạm y tế lưu động, 1 khu thu dung điều trị với hơn 200 bệnh nhân F0, hơn 800 bệnh nhân F0 điều trị tại nhà. Tất cả các khâu truy vết, lấy mẫu, hướng dẫn tiêm phòng, quản lý ca F0, F1 cách ly, theo dõi, điều trị tại nhà đều là những công việc mà các nhân viên y tế cơ sở phải thực hiện. Với công việc như vậy, tính ra Trung tâm y tế quận phải có 400 nhân lực mới đáp ứng được. Để bổ sung nhân lực, Trung tâm y tế đã đề nghị với quận huy động các đơn vị y tế tư nhân trên địa bàn hỗ trợ trạm y tế lưu động. Tuy nhiên, trên thực tế có những bệnh viện lớn nhưng huy động nhân lực rất khó. Bên cạnh đó, nhân lực của y tế tư nhân không ổn định nên sự hỗ trợ của họ rất hạn chế.
“Do tính chất công việc đặc biệt, nhân lực lại thiếu nên có những lúc, một số người phải trực liền mấy ngày mà không được được nghỉ ngơi. Trong khi theo nguyên tắc, sau 24 tiếng trực, nhân viên y tế phải được nghỉ để tái tạo lại sức lao động. Ngay cả khi chúng tôi có 1 trạm y tế hầu hết nhân viên đều là F0 thế nhưng chúng tôi vẫn động viên anh em ở lại làm (theo dõi, điều trị tại trạm y tế), bởi nếu họ về, sẽ chẳng có ai làm.
Thậm chí, có những người F0 bị đau bụng, tiêu chảy nhưng vẫn phải ngồi lại làm việc. Hay với những trường hợp F1, về nguyên tắc phải được cách ly tại nhà theo đúng quy định nhưng hiện nay, nếu cách ly như vậy, chúng tôi rất khó khăn về nhân lực. Tôi cũng động viên anh em đến làm việc bình thường với 1 phòng cách ly riêng ở cơ quan, hạn chế tiếp xúc với mọi người”, bác sĩ Trang tâm sự.
Theo tìm hiểu, hiện nay, khi số ca F0 ngày càng tăng lên, Trung tâm y tế quận điều phối, thành lập ra các nhóm, tổ chuyên môn, nhóm chuyên biệt. Trong đó, có các nhóm về điều phối F0, điều trị F0, cách ly y tế tại khu tập trung, cách ly tại nhà, xét nghiệm, điều tra truy vết… Đặc biệt, những thành viên trong các nhóm này đều làm được tất cả mọi việc của nhóm khác, một người có thể làm được nhiều việc.
Với nhiệm vụ của ngành Y tế hiện nay, không thể tính một ngày mới làm việc bắt đầu từ mấy giờ và kết thúc vào mấy giờ. Bởi có những người 3 ngày liền làm không có giờ nghỉ. Họ chỉ tranh thủ nghỉ ngơi một lúc, sau đó lại bắt tay vào việc ngay.
Đơn cử như bản thân bác sĩ Trang, gần như chưa hôm nào chị ngủ trước 0h, có hôm 1, 2h chị vẫn làm việc. Nhiều đêm, chị chỉ kịp chợp mắt trong chốc lát, rồi lại tỉnh giấc bởi những tiếng chuông điện thoại liên tục vang lên khi cơ sở có việc cần chị giải quyết.
Theo lời bác sĩ Trang, từ đầu mùa dịch đến nay, Trung tâm Y tế quận đã vào cuộc không biết bao nhiêu ổ dịch. Hiện nay, dịch vẫn diễn biến phức tạp bởi biến chủng mới Omicron, tốc độ lây lan nhanh chóng hơn, nhân viên y tế lại thêm phần vất vả. Để chuẩn bị tinh thần, đáp ứng kịp thời với biến chủng mới, Trung tâm y tế rà soát lại toàn bộ các hoạt động như điều tra truy vết, điều trị, xét nghiệm, nhân lực… để thay đổi, điều chỉnh cho phù hợp.
Với những nỗ lực đó, vừa qua, tại hội nghị gặp mặt lực lượng y tế và lực lượng tuyến đầu tham gia phòng, chống dịch bệnh Covid-19 tiêu biểu nhân dịp kỷ niệm 67 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955-27/2/2022), Trung tâm Y tế quận Nam Từ Liêm đã được Ủy ban nhân dân Thành phố tặng danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tăng mức hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở đối với người có công
Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Tin khác
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Y tế 22/11/2024 15:22
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
Y tế 22/11/2024 06:03
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam
Y tế 21/11/2024 14:15
Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV
Y tế 21/11/2024 07:03
“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”
Y tế 20/11/2024 22:40
Chiến lược đào tạo giúp đội ngũ Long Châu tự tin chăm sóc sức khỏe hơn 20 triệu khách hàng
Y tế 20/11/2024 22:39
Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em
Xã hội 20/11/2024 15:57
Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai
Y tế 19/11/2024 21:56
Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn
Y tế 19/11/2024 15:10
Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới
Y tế 18/11/2024 21:00