Trường học an toàn, khẩn trương ổn định nền nếp

(LĐTĐ) Học sinh từ lớp 1 đến lớp 6 tại những địa bàn có mức độ dịch cấp độ 1, 2 của các huyện, thị xã thuộc Hà Nội đã trở lại trường học trực tiếp sau thời gian dài tạm dừng đến trường, học trực tuyến để phòng, chống dịch bệnh. Để thực hiện “nhiệm vụ kép”, các trường đã xây dựng phương án chi tiết phòng, chống dịch và kế hoạch dạy học cho học sinh.
Chuẩn bị các điều kiện, đảm bảo an toàn khi học sinh trở lại trường Cập nhật thông tin từng ngày để phụ huynh và học sinh yên tâm Ban hành sổ tay phòng, chống dịch Covid-19 trong trường học

Gần 7h ngày 10/2, Nguyễn Minh Anh (học sinh lớp 1A2 Trường Tiểu học Đa Tốn, huyện Gia Lâm) được mẹ đưa tới trường. Đây là buổi học trực tiếp đầu tiên của Minh Anh kể từ khi vào lớp 1 nên em cảm thấy rất háo hức.

Minh Anh ríu rít chia sẻ: “Được đến trường em cảm thấy rất vui. Sáng nay em đã dậy từ sớm để ăn sáng và sửa soạn quần áo, đồ dùng học tập. Ở nhà mẹ em đã dặn khi đến trường phải luôn chấp hành và tuân thủ 5K, thường xuyên đeo khẩu trang, chỉ khi cô giáo hỏi thì mới bỏ khẩu trang ra phát biểu”.

Trường học an toàn, khẩn trương ổn định nền nếp
Học sinh được kiểm tra thân nhiệt và yêu cầu rửa tay bằng nước sát khuẩn nhanh ngay từ cổng trường.

Theo ghi nhận, từ sáng sớm, toàn bộ cán bộ, giáo viên, nhân viên Trường Tiểu học Đa Tốn đã có mặt tại trường để chuẩn bị đón học sinh. Công tác đo thân nhiệt được thực hiện ngay tại cổng vào, biển chỉ dẫn cùng thầy cô giáo cũng trực sẵn để hướng dẫn học sinh lên lớp. Mọi công tác diễn ra nhuần nhuyễn, thuần thục bởi các bên đều đã được tập dượt và có sự chuẩn bị từ trước.

Chị Nguyễn Thu Giang (phụ huynh học sinh lớp 1A5 Trường Tiểu học Đa Tốn) cho biết, cả gia đình chị đều mong đến ngày con được tới trường học trực tiếp, bởi ngoài việc học, các con cần có những trải nghiệm, được vui chơi với bạn bè... Đây cũng là dịp để con rèn thêm về nhiều kỹ năng.

“Chúng tôi đồng thuận cao với việc đưa các con trở lại trường và sẽ thường xuyên nhắc nhở, hướng dẫn con chấp hành đúng, đầy đủ các quy định phòng, chống dịch”, chị Giang bày tỏ.

Trường học an toàn, khẩn trương ổn định nền nếp
Các nhà trường đã xây dựng phương án chi tiết phòng, chống dịch và kế hoạch dạy học cho học sinh.

Theo Hiệu trưởng Trường Tiểu học Đa Tốn Phùng Thị Anh Hà, năm học 2021-2022, Trường Tiểu học Đa Tốn có 1.460 học sinh, trong đó có 282 học sinh lớp 1. Để chuẩn bị đón học sinh đi học trở lại, nhất là với học sinh lớp 1, nhà trường đã phân công một giáo viên cầm biển hướng dẫn tên lớp và một giáo viên khác đón, đưa học sinh vào tận lớp học. Trước đó, trong cuộc họp phụ huynh, các giáo viên phải giới thiệu với phụ huynh toàn bộ quy trình đón học sinh để phụ huynh yên tâm khi đưa con tới trường.

“Trong ngày đầu đón học sinh đi học, nhà trường sẽ tập trung vào công tác làm quen và hướng dẫn học sinh về nền nếp cũng như các biện pháp về phòng, chống dịch. Hiện có một số học sinh không đến trường học trực tiếp vì các lý do liên quan đến yếu tố dịch tễ hoặc sức khỏe yếu, phụ huynh lo ngại. Nhà trường đã bố trí giáo viên dạy trực tuyến cho các em vào buổi chiều để các em không bị gián đoạn việc học, theo kịp nội dung với các bạn đang học trực tiếp”, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Đa Tốn chia sẻ.

Trường học an toàn, khẩn trương ổn định nền nếp
Hướng dẫn học sinh đưa tay lên sát khuẩn.

Tương tự, tại Trường Tiểu học Tân Hội B (huyện Đan Phượng), nhà trường đã chuẩn bị tốt về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học và phòng, chống dịch để đón học sinh đi học trở lại. Cùng đó, để đảm bảo giãn cách, tránh tập trung đông người và giảm bớt sự tiếp xúc, nhà trường đã chia 2 ca học (ca buổi sáng gồm học sinh khối 3, 4, 5 và ca buổi chiều gồm học sinh khối 1, 2). Với những học sinh chưa đến trường học trực tiếp, nhà trường đã bố trí giáo viên dạy trực tuyến đảm bảo kiến thức cho các em.

Đối với học sinh lớp 6, các nhà trường cũng tổ chức hoạt động chào đón học sinh chu đáo. Tại Trường Trung học cơ sở Ngô Sỹ Liên (huyện Chương Mỹ), để đảm bảo các em không bỡ ngỡ, giáo viên chủ nhiệm khối lớp 6 đã cầm biển đón học sinh của lớp mình và cùng một số phụ huynh dắt tay các em vào lớp. Bước vào lớp, điểm nhấn đầu tiên là các thầy cô giáo đã trang trí lớp học với sắc màu tươi vui, sinh động. Những dòng chữ “Vui đến trường”, “Hân hoan chào đón”... như vừa khuyến khích động viên vừa nhắc nhở các em niềm tự hào được đến với ngôi trường thân yêu...

Trường học an toàn, khẩn trương ổn định nền nếp
Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội Phạm Xuân Tiến trò chuyện với học sinh Trường Tiểu học Sài Sơn A (huyện Quốc Oai) sáng 10/2

Được biết, trong buổi học đầu tiên học sinh từ lớp 1 đến lớp 6 tại những địa bàn có mức độ dịch cấp độ 1, 2 của các huyện, thị xã trở lại trường học trực tiếp, các đoàn kiểm tra của Sở GD&ĐT Hà Nội cùng Phòng GD&ĐT tiếp tục đi kiểm tra trực tiếp tại nhiều đơn vị. Bên cạnh việc kịp thời nắm bắt tình hình tổ chức dạy học trực tiếp, các đoàn kiểm tra cũng kịp thời nhắc nhở, đưa ra những đề nghị để các nhà trường hoàn thiện hơn về phương án tổ chức dạy học nhằm bảo đảm an toàn ở mức cao nhất cho học sinh.

Từ thực tế kiểm tra tại các nhà trường, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Phạm Xuân Tiến nhận định: Các nhà trường đều đã chuẩn bị đón học sinh chu đáo, quan tâm đến học sinh lớp đầu cấp; có phương án ứng phó cụ thể với các tình huống trong quá trình dạy học trực tiếp, đồng thời, triển khai kế hoạch tổ chức dạy học hiệu quả, linh hoạt, tạo thuận lợi nhất cho học sinh.

Bên cạnh yêu cầu duy trì nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cũng đề nghị, trong điều kiện dịch bệnh còn nguy cơ kéo dài, các nhà trường cần nghiên cứu phương pháp phù hợp để có thể dạy song song cả trực tuyến và trực tiếp nhằm tạo thuận lợi, không gây áp lực cho giáo viên, học sinh. Trong thời gian đầu, nhà trường cần tập trung ổn định nền nếp, rà soát kiến thức để có phương án hỗ trợ phù hợp với từng đối tượng học sinh.

Năm học 2021-2022, ở các huyện, thị xã thuộc thành phố Hà Nội có hơn 455.000 học sinh tiểu học và gần 75.000 học sinh lớp 6. Sở GD&ĐT Hà Nội đã xây dựng phương án, báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố về việc đưa học sinh các cấp học ở từng địa bàn đi học theo lộ trình để bảo đảm an toàn và phù hợp với tình hình dịch bệnh.

Việc quyết định cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 6 nói riêng và học sinh các cấp học đến trường học trực tiếp nói chung được đa số phụ huynh học sinh ủng hộ, bởi các em đã học trực tuyến khá dài ngày, chất lượng học tập cũng như tâm lý có phần bị ảnh hưởng.

T.P

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa có giải đáp thắc mắc của người lao động liên quan đến cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng.
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

(LĐTĐ) Thời gian qua, các quận, huyện trên địa bàn thành phố đã chú trọng công tác tuyên truyền, thực hiện các giải pháp cụ thể, quan tâm, chăm lo hỗ trợ trẻ em gái, đặc biệt là trường hợp có hoàn cảnh khó khăn để nâng cao vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh.
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

(LĐTĐ) Trong quá trình điều tra, cơ quan Công an đã tiến hành trưng cầu giám định 5 túi mật thu giữ của 2 đối tượng. Kết quả xác định, số túi mật thu giữ từ các đối tượng và các bị hại đều là mật của lợn.
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

(LĐTĐ) Từ 1/1/2025, Cảnh sát giao thông sẽ chù trì kiểm tra lý thuyết, thực hành với tài xế bị trừ hết điểm bằng lái.
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

(LĐTĐ) Ngày 24/11, Công an thành phố Hà Nội cho biết, lực lượng chức năng vừa triệt phá, bóc gỡ đường dây nhập lậu, tiêu thụ hàng nghìn tấn khí N2O (khí cười) từ nước ngoài về Việt Nam, bắt giữ các đối tượng chủ mưu, cầm đầu để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

(LĐTĐ) Chương trình tổng duyệt cho Lễ khai mạc Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 vừa diễn ra, hé lộ sân khấu hoành tráng gây choáng ngợp, gợi mở những điều bất ngờ hấp dẫn trong sự kiện đáng chờ đợi nhất tại vùng đất Cố đô Hoa Lư.
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội

Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội

(LĐTĐ) Trong suốt chiều dài lịch sử ngàn năm văn hiến của đất Thăng Long, người Hà Nội đã kết tinh bản lĩnh, trí tuệ, sức sáng tạo, phẩm chất thanh lịch tinh tế. Đó chính là những giá trị văn hóa góp phần xây dựng nên một Hà Nội trở thành niềm tự hào của cả nước. Thành ủy Hà Nội cũng luôn nhận thức sâu sắc phát triển văn hóa là nội dung trọng tâm, xuyên suốt, vừa là nhiệm vụ trước mắt, vừa là nhiệm vụ cơ bản và lâu dài. Văn hóa trở thành trọng tâm trong chính sách phát triển của Hà Nội. Đây cũng chính là nguồn sức mạnh nội sinh, động lực tinh thần to lớn để phát triển Thủ đô trong thời gian tới.

Tin khác

Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Thông tư ban hành Quy chế về tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ

Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ

(LĐTĐ) Học bổng lãnh đạo trẻ ABG Future Leaders 2025 là một chương trình đặc biệt, nơi các bạn trẻ có cơ hội trao đổi cùng những nhà lãnh đạo và chuyên gia uy tín hàng đầu Việt Nam, được khai phóng tư duy và kết nối với mạng lưới những người trẻ tài năng trên khắp Việt Nam và thế giới.
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

(LĐTĐ) Kỳ thi độc lập, đánh giá năng lực (kỳ thi SPT) năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ diễn ra trong hai ngày 17 - 18/5, thay vì 1 ngày như các năm trước nhằm tăng khả năng chọn môn thi đồng thời giảm áp lực cho thí sinh.
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ tháng 9/2024, cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024 đã nhận được sự hưởng ứng, tham gia của đông đảo tác giả trên cả nước và nhiều tác phẩm chất lượng.
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống

Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống

(LĐTĐ) Hơn 22 năm gắn bó với nghề dạy học, cô giáo Nguyễn Thị Mỹ Ngọc (Trường Mầm non Quang Trung, quận Hoàn Kiếm) đã trở thành tấm gương sáng về sự tận tâm và sáng tạo trong giáo dục mầm non. Nổi bật với tình yêu nghề và lòng mến trẻ, cô Ngọc luôn đổi mới phương pháp giảng dạy, khơi gợi niềm đam mê học hỏi ở các em nhỏ.
Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô

Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô

(LĐTĐ) Qua gần 2 năm triển khai, đến nay phong trào “Nhà trường cùng chung tay phát triển - Thầy cô cùng sẻ chia trách nhiệm” của ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đã gặt hái được nhiều thành tựu, góp phần nâng chất lượng, giảm khoảng cách giữa các trường học trên địa bàn.
Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục

Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục

(LĐTĐ) Ở bất kỳ giai đoạn lịch sử nào, người thầy luôn có vị trí quan trọng trong việc đào tạo ra những thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước. Thời gian qua, bằng tinh thần trách nhiệm, tâm huyết với sự nghiệp “trồng người”, đội ngũ các nhà giáo Thủ đô đã không ngừng rèn luyện, phấn đấu, sáng tạo để truyền tải kiến thức, đưa những bài giảng chất lượng, giờ học hay đến với lớp lớp các thế hệ học trò.
Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị

Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị

(LĐTĐ) Một lớp học tiếng Anh đặc biệt trong căn phòng nhỏ trên phố Lạc Trung, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội), không phấn, không bảng và không học phí, thầy cô giáo và học viên của lớp học nơi đây giao tiếp với nhau bằng ký hiệu đặc biệt của người khiếm thị. Không gian lớp học thật đặc biệt với tiếng cười nói, giao tiếp vui vẻ của thầy cô giáo và học sinh bằng tiếng Anh, những bàn tay thoăn thoắt rà từng chữ nổi đã được đục lỗ trên trang giấy cứng.
Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng

Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng

(LĐTĐ) Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 không chỉ là dịp để ngành Giáo dục tôn vinh những người hoạt động trong ngành, học trò thể hiện lòng thành kính “tôn sư trọng đạo” mà còn là dịp để xã hội tôn kính, tri ân những người đã, đang gắn bó với nghề dạy học - “Nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý, nghề sáng tạo nhất trong các nghề sáng tạo”.
Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp

Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp

(LĐTĐ) Chiều 19/11, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Hà Nội tổ chức Lễ kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024); tuyên dương nhà giáo và học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp (GDNN) có thành tích xuất sắc trong năm học 2023 - 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động