Trường Sa không còn xa...

(LĐTĐ) “Trường Sa ơi, mai tàu rời bến/ Ta lại về phố thị thân thương/ Vòng tay ấm, bao chuyện buồn vui/ Biển dẫu yên, lòng ta xao động”. Đã từng đi nhiều nơi, nhưng chưa có chuyến đi nào để lại nhiều cảm xúc trong tôi đến vậy như chuyến đi Trường Sa! Thậm chí, về đất liền rồi mà lòng vẫn còn “chênh chao” với biển, với đảo quê hương.
Gần 13 tỷ đồng ủng hộ Quỹ "Vì biển, đảo Việt Nam" Một lần đến Trường Sa tác nghiệp Xuân ấm ở quần đảo Trường Sa

“Chín ngày không deadline, không mạng xã hội bắt đầu”. Đấy là dòng đầu tiên tôi viết trong cuốn nhật ký Trường Sa của mình. Chuyến đi mơ ước và mong đợi đã từ rất lâu song lại không có nhiều thời gian chuẩn bị. Phải hoàn tất nhiều việc, bàn giao nhiều thứ khiến phút cuối cùng trước khi lên đường vẫn là những cuộc họp và các văn bản cần phê duyệt.

Trường Sa thân yêu!
Đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt ở Trường Sa là một trong những nhiệm vụ ưu tiên.

15h ngày 19/4, tàu Kiểm ngư KN 491 chở hơn 200 người của đoàn công tác Trường Sa số 4 rời cảng Cam Ranh bắt đầu chuyến hải trình dài gần 2.000km. Con tàu dài 90,5m, rộng 14m có lượng giãn nước lên đến 2.200 tấn, với tầm hoạt động 5.000 hải lý hú lên 3 tiếng còi gửi lời chào đất liền. Khi tàu rời bến, mọi người dồn lên boong ngắm cảnh các chiến sĩ hải quân thực hiện nghi lễ chào đoàn công tác, tạm biệt con tàu. Sau nhiều giờ “lênh đênh” trên biển, cuối cùng chúng tôi cũng đặt chăn lên Trường Sa thân yêu.

Cả chuyến hành trình, hình ảnh mà tôi luôn thấy xúc động là cảnh các chiến sĩ hải quân đứng nghiêm giơ tay chào mỗi khi tàu hay xuồng của chúng tôi rời đảo. Tôi nhớ nhất là cái đêm chia tay ở Trường Sa lớn. Quân và dân trên đảo đều dồn ra bến cảng để chào tàu. Những người lính không thể ra được thì dùng đèn chiếu sáng nhấp nháy và gọi điện để gửi lời chào.

Khi con tàu đã đi rất xa, vẫn còn thấy những ánh sáng đèn nhấp nháy. Nhưng xúc động nhất là hình ảnh chia tay ở các đảo chìm. Giữa trời nắng gắt, các chiến sĩ mặc giúp chúng tôi từng chiếc áo phao, chào từng chiếc xuồng rời cảng, đưa đoàn trở lại tàu đầy bịn rịn. Tôi đã ghi lại rất nhiều hình ảnh ấy. Những hình ảnh thật ấm áp, thật thiết tha...

Con tàu lớn rồi cũng nhanh chóng ra tới cửa biển. Chúng tôi tranh thủ liên lạc về đất liền khi còn có thể kết nối bằng điện thoại.

100km là khoảng cách xa nhất mà các nhà kỹ thuật của Viettel nghiên cứu tìm ra giải pháp để có thể phủ xa ra biển. Gấp gần 3 lần thiết kế thông thường của một trạm BTS. Nhưng, khoảng cách đó cũng chỉ kéo dài vài giờ. Quãng đường ra tới điểm đảo đầu tiên dài gấp 6 lần như thế.

Nghĩa là còn hơn 30 tiếng, chúng tôi sẽ không thể liên lạc về đất liền theo cách thông thường. Và đó cũng là cách để tôi có thể tạm rời xa công việc hàng ngày, rời xa thói quen lướt mạng. Những tưởng sẽ khó khăn lắm nhưng hóa ra không phải. Suốt chuyến hải trình, nhiều hoạt động được tổ chức rất ý nghĩa.

Trường Sa thân yêu!
Đoàn Công tác chụp ảnh lưu niệm tại đảo Sinh Tồn

Chúng tôi được nghe giới thiệu về từng hòn đảo thuộc quần đảo Trường Sa; được thi tìm hiểu về biển, đảo; được tham gia trại sáng tác về biển đảo. Và một sự kiện vô cùng ý nghĩa, đó là lễ tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ đã hy sinh vì chủ quyền biển, đảo.

Tôi đã nghe nhiều người kể về nghi lễ đặc biệt trên biển khi đi qua vùng đảo Cô lin - Gạc Ma. Nhưng có được trực tiếp tham gia, ở ngay cái nơi mà các anh đã anh quả cảm quyết tâm giữ đảo và anh dũng hy sinh, mới thấy mình thật nhỏ bé, thật cảm phục các anh và hai từ Tổ quốc thiêng liêng đến nhường nào.

Từng cánh hoa được mỗi người trong đoàn công tác thả xuống biển, tôi tin rằng, trong đó chất chứa tâm sự của mỗi người, nhưng chắc chắn, không thể thiếu lời hứa với các anh sẽ góp phần bảo vệ và xây dựng quê hương.

Sau 36h lênh đênh trên biển, Đoàn công tác Trường Sa số 4 đã đặt chân đến Song Tử Tây - đảo đầu tiên trong chuyến hải trình tới 9 đảo và 1 nhà giàn. 3h sáng, khi cả tàu còn chìm trong giấc ngủ, những tín hiệu đầu tiên của sự kết nối đã bắt đầu vang lên.

Sau hơn 30h mất thông tin liên lạc, những tin báo ấy thật có sức hấp dẫn lạ thường. Bởi thế mà trong suốt chuyến hải trình, ban đêm trong lúc mọi người say ngủ, con tàu vẫn cần mẫn đưa chúng tôi vượt trùng khơi đến với đảo. Vì thế, mỗi ban mai trở dậy, lên boong tàu ngắm bình minh và kết nối về đất liền là sự háo hức của bất cứ thành viên nào trong đoàn.

Nhưng với riêng đoàn Viettel chúng tôi, nhìn thấy cột phát sóng sừng sững trên đảo còn như nhìn thấy đồng chí, đồng đội, như nhìn thấy nhà mình, thân thương đến lạ. NSND, Đạo diễn Việt Hương, người từng 10 năm trước đã tới Trường Sa nói với chúng tôi: “Cột phát sóng Viettel như một người chiến sĩ thầm lặng, cùng góp phần canh giữ biển đảo”.

Trường Sa thân yêu!
Chuẩn đô đốc, Thiếu tướng Ngô Văn Thuân- Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Vùng 4 Hải Quân, trao đổi với đoàn công tác.

Chuẩn đô đốc Ngô Văn Thuân, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy vùng 4 Hải Quân cho biết: “Sóng điện thoại là kênh thông tin quan trọng trong chỉ huy tác chiến và trong cuộc sống đời thường, góp phần động viện cán bộ, chiến sĩ và nhân dân huyện đảo chắc tay súng, yên tâm bảo vệ vững chắc chủ quyền vùng đảo thiêng liêng của Tổ quốc”. Chúng tôi, những "người Viettel" thật tự hào trước những lời nhận xét ấy nhưng cũng thấy được trọng trách của chính mình.

Để phủ sóng biển đảo, các chuyên gia của Viettel đã phải mất 1 năm tìm giải pháp phát sóng xa. Theo thiết kế, một trạm phát sóng có thể phát xa 35km. Nhưng chuyên gia của Viettel đã tìm ra giải pháp phát xa tới 100 km.

Có giải pháp rồi, lại phải lênh đênh trên biển rất nhiều tháng để khảo sát, tìm vị trí lắp đặt trạm. Các đảo nổi đã khó thì với đảo chìm, hạn chế về vị trí, thách thức còn lớn hơn rất nhiều. Thậm chí, nhiều vị trí đảo phải dùng giải pháp tiếp sóng từ đảo lân cận. Chi phí để xây dựng một trạm BTS phát sóng biển đảo cũng cao gấp nhiều lần so với thông thường.

Hiện tại ở Trường Sa, toàn bộ 21 đảo với 33 điểm đảo và khu vực DK1, mỏ Hàm Rồng đều đã có sóng Viettel. Trước kia, thông tin liên lạc tại các điểm đảo chỉ là các máy thông tin quân sự sóng ngắn. Chỉ một vài đảo lớn mới được trang bị máy điện thoại VSAT, và hầu hết cũng chỉ sử dụng vào mục đích thông tin quân sự. Điện thoại về nhà trong vài phút là phần thưởng quý nhất đối với cán bộ chiến sĩ. Giờ đây, chiến sĩ ở Trường Sa mỗi ngày đều có thể kết nối với người thân.

Trung úy Vũ Văn Toàn, nhân viên thông tin đảo An Bang, kể cho chúng tôi về cuộc điện thoại đặc biệt. Do đang làm nhiệm vụ, anh không được cầm điện thoại theo nên đã để lỡ 17 cuộc gọi từ mẹ để báo tin bố anh qua đời. Vì dịch bệnh, vì nhiệm vụ, anh đã không thể về quê chịu tang. Nhưng anh bảo, nếu là ngày xưa, chắc 6 tháng hoặc 1 năm em mới biết tin, dù buồn, nhưng biết tin sớm cũng là một điều an ủi, có đồng đội bên cạnh, cùng anh báo hiếu từ xa khiến anh cũng ấm lòng.

Chuyến đi này, chúng tôi đến được tất cả các đảo lớn là Song Tử Tây, Sinh Tồn, Trường Sa lớn. Những đảo này có dân sinh sống. Khi hỏi thăm, người dân ở đây đều nói không có cảm giác xa đất liền. Bởi hàng ngày, họ đều có thể gọi điện cho người thân của mình, các cháu đều có thể bi bô nói chuyện với ông, bà.

Thiếu tá Đỗ Tiến Dũng, nhân viên thông tin đảo Đá Lớn B, ví việc kết nối viễn thông ở đảo giống như là có điện về làng vậy. Có thể kết nối về đất liền là một động lực rất lớn với cán bộ, chiến sỹ, giúp vơi đi nỗi nhớ nhà. Trường Sa không còn xa nữa.

Theo Trung tá Nguyễn Vũ Trà My, Giám đốc KV2, Tổng Công ty Viettel Network, Viettel thường xuyên nghiên cứu, tìm ra các công nghệ mới để áp dụng cho các trạm tại khu vực này; sẽ thay thế cột phát sóng sang loại cột carbon nhằm tránh bị muối biển ăn mòn và tăng tuổi thọ; sử dụng máy phát điện chuyên dụng cho khung vực biển đảo; sử dụng tủ minishelter bằng vật liệu chống ăn mòn; sử dụng công nghệ nano lên các bọ mạch thiết bị. Ngoài ra, các thiết bị thay thế, dự phòng, Viettel cũng luôn bố trí gấp đôi để đảm bảo có thể thay thế bất kỳ lúc nào.

Trường Sa thân yêu!
Tác giả cùng các em nhỏ tại huyện đảo Trường Sa.

...Chuyến hải trình dài 9 ngày rồi cũng kết thúc. Những cuộc gọi, những dòng tin nhắn từ đảo xa vẫn hàng ngày gửi về khiến Trường Sa vẫn như đang ở bên tôi. Quả thật, Trường Sa không hề xa. Chúng tôi về bờ, thì chuyến tàu đi bảo dưỡng nhà trạm của các chuyên gia Viettel cũng rời bến. Họ mang theo hơn 40 tấn thiết bị, sẽ lênh đênh trên biển 4 tháng trời để đảm bảo kết nối thông suốt cho Trường Sa thân yêu, góp phần cùng canh gác, bảo vệ đất nước nơi tiền tiêu.

“Biển này là của ta, đảo này là của ta, Trường Sa”! Những lời ca của đoàn văn công ra phục vụ quân dân huyện đảo cứ văng vẳng trong tâm trí. 9 ngày ngắn ngủi nhưng thật ý nghĩa, một kỷ niệm không thể nào quên trong đời.

Nguyễn Hà Thành

Nên xem

Gần 1.000 người hưởng ứng hiến máu Ngày Chủ nhật đỏ cùng Amway Việt Nam

Gần 1.000 người hưởng ứng hiến máu Ngày Chủ nhật đỏ cùng Amway Việt Nam

(LĐTĐ) Amway Việt Nam tiếp tục phối hợp với báo Tiền Phong và Bệnh viện Quân y 175 tổ chức chương trình hiến máu Chủ nhật đỏ tại Amway Center Thành phố Hồ Chí Minh. Sự kiện thu hút gần 1.000 nhân viên, nhà phân phối và khách hàng của Amway tham gia, đóng góp hơn 400 đơn vị máu vào quỹ máu của bệnh viện, bệnh xá Đảo Trường Sa.
Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân

Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân

(LĐTĐ) Tính đến 17h ngày 20/9, tài khoản của Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận tổng số tiền ủng hộ là 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân trong và ngoài nước.
Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc bắt đầu từ tư duy và hành động

Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc bắt đầu từ tư duy và hành động

(LĐTĐ) Nhìn lại hơn 4.000 năm lịch sử, đặc biệt kể từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945 khai sinh ra Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa đến nay dân tộc ta đã giành được nhiều thành tựu: Giải phóng dân tộc; thống nhất đất nước; bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ; tạo môi trường hòa bình, hữu nghị, hợp tác, nâng tầm vị thế Việt Nam trên trường quốc tế; hội nhập toàn diện vào kinh tế toàn cầu và quy mô nền kinh tế ngày càng lớn; đời sống nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc.
Khơi dậy tình yêu và khát vọng phát triển Thủ đô

Khơi dậy tình yêu và khát vọng phát triển Thủ đô

(LĐTĐ) Chiều 20/9, tại Trường THPT Việt Đức, Báo Hànộimới đã tổ chức buổi Gặp mặt, giao lưu trực tuyến nhân chứng lịch sử với chủ đề "Hà Nội, 70 năm dựng xây và phát triển".
Chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Việt Nam

Chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Việt Nam

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Hệ thống tiêm chủng VNVC chính thức ra mắt và triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết của Takeda, Nhật Bản cho trẻ em từ 4 tuổi và người lớn tại gần 200 trung tâm hiện đại trên toàn quốc.
“Con quay Đại chiến VASI 2024”: Thúc đẩy bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo

“Con quay Đại chiến VASI 2024”: Thúc đẩy bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo

(LĐTĐ) Nằm trong khuôn khổ Triển lãm FBC ASEAN 2024, ngày 19/9 vừa qua, tại Trung tâm Triển lãm quốc tế I.C.E (Hà Nội), Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI) cùng các đối tác đã tổ chức cuộc thi “Con quay Đại chiến VASI 2024”. Cuộc thi được đánh giá là một sân chơi sáng tạo, thúc đẩy những bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo Việt Nam.
LĐLĐ quận Hoàng Mai thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt tại Sơn Tây

LĐLĐ quận Hoàng Mai thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt tại Sơn Tây

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây phối hợp cùng LĐLĐ quận Hoàng Mai đã tới thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt do ảnh hưởng của cơn bão số 3 tại xã Xuân Sơn.

Tin khác

Gần 1.000 người hưởng ứng hiến máu Ngày Chủ nhật đỏ cùng Amway Việt Nam

Gần 1.000 người hưởng ứng hiến máu Ngày Chủ nhật đỏ cùng Amway Việt Nam

(LĐTĐ) Amway Việt Nam tiếp tục phối hợp với báo Tiền Phong và Bệnh viện Quân y 175 tổ chức chương trình hiến máu Chủ nhật đỏ tại Amway Center Thành phố Hồ Chí Minh. Sự kiện thu hút gần 1.000 nhân viên, nhà phân phối và khách hàng của Amway tham gia, đóng góp hơn 400 đơn vị máu vào quỹ máu của bệnh viện, bệnh xá Đảo Trường Sa.
Chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Việt Nam

Chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Việt Nam

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Hệ thống tiêm chủng VNVC chính thức ra mắt và triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết của Takeda, Nhật Bản cho trẻ em từ 4 tuổi và người lớn tại gần 200 trung tâm hiện đại trên toàn quốc.
Vinamilk và FPT hợp tác chiến lược nâng tầm quản trị tài chính

Vinamilk và FPT hợp tác chiến lược nâng tầm quản trị tài chính

(LĐTĐ) Vinamilk và FPT đã tổ chức thành công buổi lễ công bố vận hành chính thức hệ thống FPT CFS - Giải pháp đóng sổ và hợp nhất báo cáo tài chính toàn diện.
Triển lãm 3D đưa lịch sử Hà Nội vào không gian ảo

Triển lãm 3D đưa lịch sử Hà Nội vào không gian ảo

(LĐTĐ) Chiều 20/9, tại Nhà khách Chính phủ (số 2 Lê Thạch, Hà Nội), Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm phối hợp với Trung tâm Lưu trữ quốc gia I thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước - Bộ Nội vụ khai mạc Triển lãm 3D trực tuyến “Hỡi đồng bào Thủ đô”.
Festival Thu Hà Nội 2024: Tinh gọn quy mô nhưng vẫn nhiều trải nghiệm hấp dẫn

Festival Thu Hà Nội 2024: Tinh gọn quy mô nhưng vẫn nhiều trải nghiệm hấp dẫn

(LĐTĐ) Tối nay (20/9), Festival Thu Hà Nội lần thứ 2 năm 2024 sẽ được khai mạc. Đây là một trong những hoạt động quan trọng nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024); nhằm quảng bá hình ảnh, giá trị văn hóa và du lịch của Hà Nội - mảnh đất kinh kỳ ngàn năm văn hiến với những nét đẹp độc đáo riêng.
Tình nguyện sửa chữa miễn phí hơn 1.000 xe máy bị hư hỏng do bão lũ cho bà con

Tình nguyện sửa chữa miễn phí hơn 1.000 xe máy bị hư hỏng do bão lũ cho bà con

(LĐTĐ) Trong các ngày từ 16/9 - 19/9, đoàn tình nguyện của Hội Kỹ thuật xe máy Thanh Hóa đã sửa chữa miễn phí hơn 1.000 xe máy bị hư hỏng do bão lũ cho bà con tại hai tỉnh Lào Cai và Yên Bái.
26 trường học ở Hà Nội chưa thể đón học sinh trở lại học trực tiếp

26 trường học ở Hà Nội chưa thể đón học sinh trở lại học trực tiếp

(LĐTĐ) Hôm nay (19/9), toàn thành phố Hà Nội còn 26 trường học chưa thể đón học sinh đến trường học tập trực tiếp trở lại, chủ yếu ở huyện Chương Mỹ.
Thực hiện các giải pháp dạy học linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tiễn

Thực hiện các giải pháp dạy học linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tiễn

(LĐTĐ) Để bảo đảm duy trì việc học cho tất cả học sinh và hoàn thành chương trình năm học theo kế hoạch, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đề nghị các Sở GD&ĐT chỉ đạo các nhà trường thực hiện các giải pháp dạy học linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tiễn.
Hội Chữ thập đỏ TP Hà Nội: Trao quà hỗ trợ người dân tỉnh Lào Cai chịu thiệt hại do bão, lũ

Hội Chữ thập đỏ TP Hà Nội: Trao quà hỗ trợ người dân tỉnh Lào Cai chịu thiệt hại do bão, lũ

(LĐTĐ) Ngày 19/9/2024, đoàn công tác Hội Chữ thập đỏ thành phố Hà Nội cùng các công ty, nhà hảo tâm đã tới thăm, động viên và trao quà hỗ trợ người dân chịu thiệt hại trong cơn bão số 3 và hoàn lưu bão trên địa bàn tỉnh Lào Cai với tổng trị giá hàng hóa, tiền mặt là 240 triệu đồng.
Chủ động triển khai công tác y tế ứng phó bão số 4

Chủ động triển khai công tác y tế ứng phó bão số 4

(LĐTĐ) Bộ Y tế yêu cầu tổ chức trực chuyên môn, trực cấp cứu 24/24; sẵn sàng thu dung cấp cứu cho nạn nhân do mưa, lũ gây ra; không để gián đoạn trong công tác cấp cứu, điều trị cho người dân...
Xem thêm
Phiên bản di động