Truy tố 24 bị can buôn lậu 6 tấn vàng từ Campuchia về Việt Nam
Vì sao SJC được chọn để sản xuất vàng miếng? Giá vàng tiếp tục tăng sốc TP.HCM: Khởi tố 2 cán bộ hải quan liên quan đến buôn lậu xăng dầu |
Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao (VKSNDTC) vừa hoàn tất cáo trạng số 2607/CT-VKSTC-V5 truy tố ra Tòa án nhân dân (TAND) Thành phố Hồ Chí Minh để xét xử 24 bị can về tội “Buôn lậu” với số vàng lên tới 6.150 kg (6,150 tấn vàng).
Theo cáng trạng, Nguyễn Thị Minh Phụng (sinh năm 1982, ngụ tại TP.HCM) làm kinh doanh tự do tại TP.HCM; Nguyễn Thị Kim Phượng (sinh năm 1985, ngụ Tây Ninh) làm kinh doanh tự do tại Tây Ninh và Nguyễn Thị Thúy Hằng (sinh năm 1972, ngụ Tây Ninh) là chủ cửa hàng vàng Kim Oanh Hằng tại thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh. Các bị can này không được phép nhập khẩu vàng nguyên liệu (thỏi) từ Campuchia vềViệt Nam để bán. Quá trình kinh doanh, các bị can thấy giá vàng trên thị trườngViệt Nam cao hơn giá vàng bên Campuchia nên đã thỏa thuận, thống nhất, nhận đặt bán vàng lậu cho các chủ cửa hàng vàng trong nước; sau đó liên hệ với các đối tượng người Campuchia và Nguyễn Thị Ngọc Giàu (sinh năm 1980, quê Tây Ninh) là cư dân biên giới, sinh sống tại của khẩu Chàng Riệc, tỉnh Tây Ninh đặt vàng lậu từ Campuchia mang về Việt Nam qua cửa khẩu Chàng Riệc để bán lại kiếm lời.
Nguyễn Thị Minh Phụng và Nguyễn Thị Kim Phượng được xác định cầm đầu 2 đường dây buôn lậu hơn 6 tấn vàng từ Campuchia về Việt Nam tiêu thụ. (Ảnh minh họa: Chinhphu.vn) |
Các bị can đã thiết lập thành 2 đường dây buôn lậu vàng. Cụ thể với đường dây thứ nhất: Từ ngày 3/8/2022 đến ngày 28/9/2022, NguyễnThị Minh Phụng nhận đặt bán vàng lậu cho Huỳnh Minh Khánh, Nguyễn Thị Minh, Đặng Thị Thanh Hằng và một số khách hàng khác. Sau đó Phụng đặt mua vàng lậu của đối tượng người Campuchia, rồi thống nhất, thỏa thuận với Nguyễn Thị Ngọc Giàu nhận vàng từ Campuchia mang qua cửa khẩu Chàng Riệc đề giao cho Nguyễn Quí Trường, Ngô Đình Dạt, Nguyễn Phạm Thanh Nhựt. Nhóm này chuyển trả tiền (đô la Mỹ) cho Giàu và nhận vàng từ Giàu về giao cho Phụng. Sau đó Phụng tiếp tục chỉ đạo 9 bị can gồm Phát, Thiên, Phong, Hiếu, Thảo, Tú, Hùng, Long, Loan bán vàng lậu cho 5 bị can khác và bán lẻ cho một số khách hàng khác. Trong khoảng thời gian trên, 22 bị can trong đường dây này đã mua bán tổng 4.830 kg vàng, trị giá gần 6.645 tỷ đồng, hưởng lợi hơn 17,6 tỷ đồng.
Với đường dây thứ hai, từ ngày 16/7/2022 đến 28/9/2022, Nguyễn Thị Kim Phượng nhận đặt bán vàng lậu cho Nguyễn Thị Thuý Hằng, sau đó Phượng góp vốn với đối tượng người Campuchia có tên là Pich Hen để mua vàng lậu từ Campuchia, rồi thông qua Nguyễn Thị Ngọc Giàu và Trần Thanh Thắng mang vàng lậu qua cửa khẩu Chàng Riệc, tỉnh Tây Ninh giao cho Nguyễn Minh Tâm để Tâm giao Nguyễn Thị Thúy Hằng thông qua Nguyễn Tấn Hòa.
Nguyễn Minh Tâm tiếp tục nhận tiền bán vàng từ Nguyễn Tấn Hòa để giao cho Nguyễn Thị Kim Phượng thông qua Nguyễn Thị Ngọc Giàu. Sau khi mua vàng lậu, Nguyễn Thị Thúy Hằng đã bán lại cho Huỳnh Minh Khánh và một số khách hàng khác. Trong khoảng thời gian trên, các bị can trong đường dây này đã mua bán tổng 1.320 kg vàng, trị giá hơn 1.817 tỷ đồng, hưởng lợi hơn 6,8 tỷ đồng.
VKSNDTC xác định, hành của các bị can Nguyễn Thị Minh Phụng, Nguyễn Thị Kim Phượng và đồng phạm đã vi phạm quy định của Nhà nước về “độc quyền xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng"; quy định việc mang vàng của cá nhân khi xuất cảnh, nhập cảnh.
Hành vi phạm tội của các bị can rất nghiêm trọng, ảnh hưởng đến trật tự quản lý kinh tế của Nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh vàng, phạm tội “Buôn lậu”. Trong đó, Nguyễn Thị Minh Phụng là chủ mưu, tổ chức, chỉ đạo, điều hành, cầm đầu đường dây thứ nhất; Nguyễn Thị Kim Phượng là chủ mưu, tổ chức, chi đạo, điều hành, cầm đầu đường dây thứ hai, buôn lậu vàng từ Campuchia qua cửa khẩu Chàng Riệc, tỉnh Tây Ninh về TP.HCM và các địa phương để bán lại kiếm lời.
Trong số 24 bị can nói trên, đáng chú ý có nhóm bị can là cá nhân thuộc Đồn Biên phòng cửa khẩu Chàng Riệc nhưng do sai phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều trong quân đội nhân dân nên Cơ quan cảnh sát điều tra, Bộ Công an đã chuyển toàn bộ hồ sơ tài liệu có liên quan đến Cơ quan điều tra hình sự Bộ Quốc phòng để điều tra, xử lý theo thẩm quyền.
Với các cá nhân thuộc Chi cục Hải quan Cửa khẩu Quốc tế Xa Mát (Tây Ninh), do không đủ căn cứ xem xét trách nhiệm đối với công chức hải quan Nguyễn Thành Lâm và Nguyễn Gia Hưng nên Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an kiến nghị Cục Hải quan Tây Ninh xem xét kiểm tra lại quy định về kiểm soát người và phương tiện, hàng hóa qua biên giới.
Với các cá nhân thuộc An ninh sân bay Tân Sơn Nhất, kết quả điều tra thể hiện: Đặng Nam Trung và Trịnh Việt Châu cùng một số tiếp viên hãng hàng không Vietnam Airline đã mang vàng nguyên khối (vàng thỏi) qua cửa an ninh để lên máy bay từ TP.HCM ra Hà Nội.
Rà soát kết quả soi chiếu của an ninh sân bay Tân Sơn Nhất chỉ xác định được chuyến bay VN204 ngày 28/9/2022, Đặng Nam Trung bay từ TP.HCM ra Hà Nội có mang theo vàng nguyên khối. Liên quan đến việc mang vàng lậu này, có Nguyễn Huỳnh Việt Dũng, Chỉ huy Đội an ninh soi chiếu quốc nội; Vũ Thế Long, Ca trưởng Đội An ninh soi chiếu quốc nội; Nguyễn Ngọc Minh Châu, nhân viên kiểm tra giấy tùy thân; Châu Ngọc Nhi, nhân viên kiểm tra hành khách tại cổng từ; Hoàng Thị Sen, nhân viên giám sát màn hình máy soi chiếu hành lý xách tay và Hà Mạnh Cường, nhân viên kiểm tra trực quan tại máy soi chiếu hành lý xách tay.
Quá trình thực hiện nhiệm vụ soi chiếu, Hoàng Thị Sen có quan sát màn hình, nhận thấy bên trong không có vật phẩm nguy hiếm, chỉ có 1 số vật phẩm kim loại dạng hình khối, không thuộc hàng cấm mang lên máy bay nên không thực hiện việc kiểm tra trực quan hành lý và giải quyết cho hành khách Đặng Nam Trung hoàn tất kiểm tra an ninh cũng như không báo cáo cán bộ trực khi trong 3 kiện hành lý của hành khách Đặng Nam Trung có rất nhiều vật phẩm kim loại.
Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất có Công văn 544/CHKQTTSN ngày 1/3/2023, xác định: Căn cứ Văn bản hợp nhất số 01/VBHN-BGTVT ngày 4/2/2021 của Bộ Giao thông vân tải thì hành lý xách tay của hành khách Đặng Nam Trung không có vật phẩm nguy hiểm bị cấm mang lên máy bay theo quy định của Luật Hàng không Việt Nam và danh mục vật phẩm nguy hiểm của Cục hàng không Việt Nam. Do đó, Cơ quan điều tra Bộ Công an không có căn cứ xử lý đối với các cá nhân nêu trên.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Người phụ nữ giàu lòng nhân ái
Luật quy định như thế nào về hành vi gian lận bảo hiểm?
Ngày 24/12: Giá dầu thế giới giảm nhẹ
Kiểm soát an ninh hàng không dịp Tết 2025
Đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô được triển khai tới đâu?
Mở rộng tiêm phòng sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi
Noel trong tôi
Tin khác
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
Tin nóng 23/12/2024 17:26
Vạch trần thủ đoạn của nhóm đối tượng đấu giá 30 tỷ đồng/m2 đất tại Sóc Sơn
Tin nóng 22/12/2024 13:22
"Điểm mặt" 3 sàn ngoại hối lừa đảo vừa bị Công an Hà Nội triệt phá
Tin nóng 22/12/2024 10:19
Hà Nội: Liên tiếp phát hiện các vụ việc kinh doanh hàng hóa có dấu hiệu nhập lậu
Tin nóng 20/12/2024 21:43
Chân dung kẻ phóng hỏa tại quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng
Tin nóng 19/12/2024 10:35
Bình Dương: Triệt phá băng nhóm buôn bán ma túy có nhiều tiền án
Tin nóng 19/12/2024 08:28
TP.HCM: Bắt 3 đối tượng mua bán, vận chuyển hơn 42kg ma túy các loại
Tin nóng 16/12/2024 16:48
Bình Dương: Khởi tố các đối tượng mua bán hoá đơn trái phép
Tin nóng 14/12/2024 07:44
Nhập khẩu "khí cười" nhưng khai báo là phụ gia thực phẩm với trị giá hơn 5 triệu USD
Tin nóng 11/12/2024 11:04
Cách thức lừa đảo của "Mr Pips" Phó Đức Nam và "Mr Hunter" Lê Khắc Ngọ
Tin nóng 11/12/2024 06:41