Truyền thông chính sách phải đi trước để tạo đồng thuận trong xã hội

(LĐTĐ) Việc Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 407/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Tổ chức chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022-2027” có ý nghĩa rất quan trọng nhằm đáp ứng xây dựng hệ thống pháp luật đầy đủ, kịp thời, đồng bộ, thống nhất, khả thi.
Báo chí, truyền thông và chuyện sinh viên vừa ra trường Vai trò của báo chí qua góc nhìn đại biểu Quốc hội

Ngày 24/6, Bộ Tư pháp đã tổ chức Hội nghị Triển khai Quyết định số 407/QĐ-TTg ngày 30/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) giai đoạn 2022 - 2027”.

Tạo đồng thuận xã hội

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh, Phó Chủ tịch Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương; Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Ngô Sách Thực, Phó Chủ tịch Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương đồng chủ trì hội nghị.

Dự hội nghị có đại diện lãnh đạo, các chuyên gia đến từ các bộ, ngành, địa phương; các diễn giả, chuyên gia phản biện chính sách độc lập…

Báo cáo tại Hội nghị, Vụ trưởng Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) Lê Vệ Quốc cho biết, Đề án xác định mục tiêu tổng quát nhằm tổ chức truyền thông các chính sách có tác động lớn đến xã hội, nhất là những vấn đề khó, nhạy cảm, có ý kiến khác nhau trong quá trình đề xuất chính sách và xây dựng VBQPPL.

Việc truyền thông được tổ chức qua các kênh thông tin, báo chí rộng rãi, tương tác đa chiều giữa người dân, tổ chức, doanh nghiệp với cơ quan chủ trì soạn thảo VBQPPL; tạo đồng thuận xã hội đối với những chính sách, quy định pháp luật cần phải được ban hành hoặc điều chỉnh để đáp ứng đầy đủ, kịp thời và thực chất theo yêu cầu của thực tiễn cuộc sống.

Truyền thông chính sách phải đi trước để tạo đồng thuận trong xã hội
Toàn cảnh hội nghị. (Ảnh: VGP)

Đề án đã xác định một số nội dung, nhiệm vụ, giải pháp cơ bản, như: Xác định phạm vi các dự thảo chính sách có tác động lớn đến xã hội cần được truyền thông; phát huy vai trò chủ động của cơ quan, đơn vị, cá nhân chủ trì soạn thảo VBQPPL trong tổ chức truyền thông; xây dựng tài liệu, nội dung truyền thông ngắn gọn, dễ hiểu, sinh động; phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các chuyên gia, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có liên quan...

Truyền thông dự thảo chính sách chưa được triển khai đồng bộ

Vụ trưởng Lê Vệ Quốc cũng cho hay, thực tiễn thời gian qua, bên cạnh kết quả tích cực đã đạt được, hoạt động truyền thông dự thảo chính sách chưa được triển khai đồng bộ, hiệu quả. Việc lấy ý kiến đề nghị xây dựng chính sách và dự thảo VBQPPL chủ yếu được thực hiện thông qua đăng tải trên Cổng/Trang thông tin điện tử của bộ, ngành, địa phương, hiệu quả còn hạn chế. Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật chưa thực sự gắn kết chặt chẽ với công tác xây dựng pháp luật, chủ yếu thực hiện phổ biến, tuyên truyền đối với các VBQPPL đã được ban hành...

Điều này khiến một số VBQPPL mặc dù đã thực hiện xong quy trình xây dựng dự thảo nhưng không được ban hành do chất lượng soạn thảo và tính đồng thuận xã hội còn hạn chế; có VBQPPL do chưa thực hiện truyền thông định hướng, dẫn dắt từ khâu soạn thảo nên ngay sau khi được ban hành đã xuất hiện ý kiến trái chiều, phản ứng chính sách từ cộng đồng xã hội.

Vì vậy, việc Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 407/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Tổ chức chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng VBQPPL giai đoạn 2022-2027” có ý nghĩa rất quan trọng nhằm đáp ứng xây dựng hệ thống pháp luật đầy đủ, kịp thời, đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch, ổn định.

Đồng thời, nội dung của Đề án phù hợp với chủ trương “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng" tại Văn kiện Đại hội XIII của Đảng và yêu cầu đổi mới công tác phổ biến, giáo dục pháp luật - khâu đầu tiên của quá trình tổ chức thi hành, đưa pháp luật vào cuộc sống, trong đó bảo đảm gắn kết chặt chẽ với công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật.

Xây dựng kế hoạch truyền thông dự thảo chính sách hằng năm

Thảo luận tại Hội nghị, các đại biểu đề nghị các cơ quan chủ trì soạn thảo VBQPPL cần kịp thời xây dựng Kế hoạch tổ chức truyền thông dự thảo chính sách hằng năm, các tài liệu truyền thông để cung cấp thông tin cho các cơ quan thông tin, báo chí với phương châm truyền thông phải đi trước một bước để thống nhất nhận thức, tạo sự đồng thuận xã hội.

Trong quá trình thực hiện, cơ quan chủ trì soạn thảo VBQPPL cần tổ chức tiếp nhận, xử lý thông tin góp ý, phản hồi, phản biện xã hội của các cơ quan, tổ chức, người dân, doanh nghiệp về dự thảo chính sách để kịp thời sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện dự thảo VBQPPL; đồng thời cần có hình thức phù hợp để công khai nội dung tiếp thu, giải trình.

Ông Đào Ngọc Chuyền, Phó Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam cho biết, với số lượng luật sư thành viên gần 17.000 người, trong thời gian tới, đội ngũ luật sư sẽ tiếp tục truyền thông trên các phương tiện thông tin, truyền thông của Liên đoàn và các Đoàn luật sư; tổ chức các hội nghị, tọa đàm, diễn đàn, phỏng vấn, đối thoại trực tiếp, trực tuyến, họp báo để trao đổi, thông tin về dự thảo chính sách tới các cơ quan, tổ chức, người dân, doanh nghiệp...

Phát biểu kết luận, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh đề nghị các cơ quan, đơn vị chủ trì soạn thảo VBQPPL cần phát huy vai trò nòng cốt trong tổ chức truyền thông dự thảo chính sách. Trong quá trình thực hiện, cần tổ chức tiếp nhận, xử lý thông tin góp ý, phản hồi, phản biện xã hội của các cơ quan, tổ chức, người dân, doanh nghiệp về dự thảo chính sách để kịp thời sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện dự thảo VBQPPL.

Thứ trưởng cũng đề nghị các cơ quan thông tấn, báo chí chủ động phối hợp với các cơ quan chủ trì soạn thảo VBQPPL để được cung cấp thông tin về nội dung của dự thảo chính sách một cách chính xác, kịp thời và chính thức. Đồng thời chủ động khai thác nguồn tin về dự thảo chính sách trên các kênh thông tin chính thức khác của cơ quan nhà nước. Chú trọng xây dựng các chuyên mục, chiến dịch truyền thông, ứng dụng công nghệ thông tin, các sản phẩm truyền thông thu hút để truyền thông về dự thảo chính sách, pháp luật…

Tiếp tục nghiên cứu, đổi mới, đa dạng hóa các phương thức truyền thông dự thảo chính sách theo hướng lấy người dân làm trung tâm, đảm bảo phục vụ tối đa lợi ích của người dân và doanh nghiệp, với phương châm truyền thông phải đi trước một bước để thống nhất nhận thức, tạo sự đồng thuận trong xã hội.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Gần 1.000 người hưởng ứng hiến máu Ngày Chủ nhật đỏ cùng Amway Việt Nam

Gần 1.000 người hưởng ứng hiến máu Ngày Chủ nhật đỏ cùng Amway Việt Nam

(LĐTĐ) Amway Việt Nam tiếp tục phối hợp với báo Tiền Phong và Bệnh viện Quân y 175 tổ chức chương trình hiến máu Chủ nhật đỏ tại Amway Center Thành phố Hồ Chí Minh. Sự kiện thu hút gần 1.000 nhân viên, nhà phân phối và khách hàng của Amway tham gia, đóng góp hơn 400 đơn vị máu vào quỹ máu của bệnh viện, bệnh xá Đảo Trường Sa.
Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân

Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân

(LĐTĐ) Tính đến 17h ngày 20/9, tài khoản của Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận tổng số tiền ủng hộ là 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân trong và ngoài nước.
Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc bắt đầu từ tư duy và hành động

Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc bắt đầu từ tư duy và hành động

(LĐTĐ) Nhìn lại hơn 4.000 năm lịch sử, đặc biệt kể từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945 khai sinh ra Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa đến nay dân tộc ta đã giành được nhiều thành tựu: Giải phóng dân tộc; thống nhất đất nước; bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ; tạo môi trường hòa bình, hữu nghị, hợp tác, nâng tầm vị thế Việt Nam trên trường quốc tế; hội nhập toàn diện vào kinh tế toàn cầu và quy mô nền kinh tế ngày càng lớn; đời sống nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc.
Khơi dậy tình yêu và khát vọng phát triển Thủ đô

Khơi dậy tình yêu và khát vọng phát triển Thủ đô

(LĐTĐ) Chiều 20/9, tại Trường THPT Việt Đức, Báo Hànộimới đã tổ chức buổi Gặp mặt, giao lưu trực tuyến nhân chứng lịch sử với chủ đề "Hà Nội, 70 năm dựng xây và phát triển".
Chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Việt Nam

Chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Việt Nam

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Hệ thống tiêm chủng VNVC chính thức ra mắt và triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết của Takeda, Nhật Bản cho trẻ em từ 4 tuổi và người lớn tại gần 200 trung tâm hiện đại trên toàn quốc.
“Con quay Đại chiến VASI 2024”: Thúc đẩy bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo

“Con quay Đại chiến VASI 2024”: Thúc đẩy bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo

(LĐTĐ) Nằm trong khuôn khổ Triển lãm FBC ASEAN 2024, ngày 19/9 vừa qua, tại Trung tâm Triển lãm quốc tế I.C.E (Hà Nội), Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI) cùng các đối tác đã tổ chức cuộc thi “Con quay Đại chiến VASI 2024”. Cuộc thi được đánh giá là một sân chơi sáng tạo, thúc đẩy những bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo Việt Nam.
LĐLĐ quận Hoàng Mai thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt tại Sơn Tây

LĐLĐ quận Hoàng Mai thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt tại Sơn Tây

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây phối hợp cùng LĐLĐ quận Hoàng Mai đã tới thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt do ảnh hưởng của cơn bão số 3 tại xã Xuân Sơn.

Tin khác

Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân

Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân

(LĐTĐ) Tính đến 17h ngày 20/9, tài khoản của Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận tổng số tiền ủng hộ là 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân trong và ngoài nước.
Đề xuất các chính sách giúp doanh nghiệp khắc phục hậu quả bão Yagi

Đề xuất các chính sách giúp doanh nghiệp khắc phục hậu quả bão Yagi

Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, đề xuất nhiều chính sách nhằm giúp các doanh nghiệp khắc phục hậu quả của cơn bão Yagi, khôi phục sản xuất kinh doanh.
Người bệnh có thể tra cứu thông tin trong Hệ thống thông tin về khám, chữa bệnh

Người bệnh có thể tra cứu thông tin trong Hệ thống thông tin về khám, chữa bệnh

(LĐTĐ) Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh sẽ hỗ trợ việc gửi dữ liệu khám bệnh chuyển tuyến giữa các cơ sở y tế, giúp người dân tra cứu được lịch sử khám chữa bệnh.
Hải Phòng: Phân bổ kinh phí hỗ trợ 15 quận, huyện khắc phục hậu quả bão số 3

Hải Phòng: Phân bổ kinh phí hỗ trợ 15 quận, huyện khắc phục hậu quả bão số 3

(LĐTĐ) Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam Thành phố - Thường trực Ban Vận động, cứu trợ thành phố Hải Phòng đã ban hành quyết định phân bổ kinh phí trên 47 tỷ đồng hỗ trợ các quận, huyện khắc phục thiệt hại do bão số 3 (bão Yagi).
Bộ Nội vụ tán thành phương án nghỉ Tết Ất Tỵ 2025

Bộ Nội vụ tán thành phương án nghỉ Tết Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Bộ Nội vụ vừa có văn bản gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội góp ý về phương án nghỉ Tết Ất Tỵ, nghỉ lễ Quốc khánh và một số ngày nghỉ lễ, Tết khác trong năm 2025.
Trung Bộ mưa to, lũ trên các sông lên nhanh

Trung Bộ mưa to, lũ trên các sông lên nhanh

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày và đêm 20/9, ở khu vực Nam Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình có mưa to đến rất to, với lượng mưa phổ biến 70-150 mm, có nơi trên 250 mm.
Bình Dương: Phấn đấu đến năm 2030 trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

Bình Dương: Phấn đấu đến năm 2030 trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

(LĐTĐ) Chiều ngày 19/9, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Bình Dương tổ chức họp báo thông tin về hội nghị công bố quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 gắn với các hoạt động quảng bá Top 1 ICF (Diễn đàn cộng đồng thông minh thế giới).
Bắt đầu nhận đăng ký vé tàu Tết Ất Tỵ 2025

Bắt đầu nhận đăng ký vé tàu Tết Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Ngày 19/9, Chi nhánh Vận tải đường sắt Sài Gòn cho biết, đơn vị bắt đầu nhận đăng ký mua vé tàu tập thể cả lượt đi và lượt về đến ngày 30/9, mỗi lượt từ 5 vé trở lên. Thời gian bán vé tập thể dự kiến từ 8h sáng 1/10 đến hết ngày 5/10.
Tạm dừng thu lãi hộ vay bị thiệt hại do bão, đề xuất bổ sung 4.900 tỷ đồng tín dụng chính sách

Tạm dừng thu lãi hộ vay bị thiệt hại do bão, đề xuất bổ sung 4.900 tỷ đồng tín dụng chính sách

(LĐTĐ) Ngày 19/9, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội Huỳnh Văn Thuận cho biết sẽ tạm dừng thu lãi đối với hộ vay bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 và mưa lũ sau bão đến hết ngày 31/12/2024.
Hỗ trợ tàu thuyền không kịp về đất liền tránh bão số 4

Hỗ trợ tàu thuyền không kịp về đất liền tránh bão số 4

(LĐTĐ) Các Cơ quan đại diện Việt Nam ở Trung Quốc và một số địa bàn lân cận đã khẩn trương làm việc với các cơ quan chức năng sở tại để thông báo, cập nhật thông tin về cơn bão Soulik và đề nghị các cơ quan chức năng sở tại hỗ trợ tàu thuyền, ngư dân Việt Nam đang hoạt động trên biển không kịp về đất liền vào trú, tránh bão.
Xem thêm
Phiên bản di động