Tổ chức Công đoàn, lực lượng công nhân, viên chức lao động:

Tự hào góp sức xây dựng Thủ đô

(LĐTĐ) Mặc dù trải qua nhiều khó khăn, thử thách, song 67 năm qua, Hà Nội vẫn không ngừng phát triển cả về kinh tế, xã hội, diện mạo… xứng đáng là Thủ đô cả nước. Thành tựu ấy có được là kết quả của sự đoàn kết, đồng lòng trong toàn hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân, trong đó, tổ chức Công đoàn, lực lượng công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) Thủ đô tự hào đóng góp phần quan trọng.
Những hành động đẹp "Góp sức xây dựng Thủ đô" Không ngừng nỗ lực để góp sức xây dựng Thủ đô ngày càng phát triển Tăng cường sức mạnh đại đoàn kết, góp sức xây dựng Thủ đô ngày càng phát triển

Phát triển kinh tế, ổn định xã hội

Hiện nay, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đang chỉ đạo 45 Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở. Các Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở quản lý, chỉ đạo 8.899 Công đoàn cơ sở với 608.630 đoàn viên Công đoàn. Phát huy vai trò một đoàn thể quan trọng trong hệ thống chính trị toàn Thành phố, tổ chức Công đoàn luôn nỗ lực phấn đấu, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao, đóng góp quan trọng vào việc ổn định xã hội, phát triển kinh tế của Thủ đô.

Điều này có thể được thấy rõ là trong những năm qua, tổ chức Công đoàn Thủ đô đã không ngừng đổi mới nội dung, phương pháp hoạt động với phương châm hướng về cơ sở, vì người lao động; đa dạng hóa mô hình tập hợp công nhân lao động, phát triển đoàn viên, đồng thời hướng mạnh vào đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của CNVCLĐ, vừa tích cực tham gia xây dựng chính sách có lợi cho công nhân vừa chủ động chăm lo, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho họ.

Tự hào góp sức xây dựng Thủ đô
LĐLĐ thành phố Hà Nội tuyên dương Công nhân giỏi Thủ đô năm 2020. (Ảnh minh họa, chụp ngày 27/6/2020)

Trước hết, Công đoàn vận động, tổ chức và tập hợp trí tuệ của người lao động tham mưu với Đảng trong việc đề ra những đường lối, chủ trương đúng đắn, sáng tạo; tham gia với Nhà nước xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật liên quan đến người lao động, nhất là tham gia sửa đổi Bộ luật Lao động.

Công đoàn đã phối hợp chặt chẽ với chính quyền Thành phố chỉ đạo thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở thông qua việc tổ chức Hội nghị cán bộ công chức, viên chức, Hội nghị người lao động hàng năm tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nhằm phát huy quyền làm chủ của người lao động. Công đoàn các cấp còn chú trọng việc nâng cao chất lượng thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể, góp phần cụ thể hóa các quy định của pháp luật với các điều khoản có lợi hơn cho người lao động, phù hợp với khả năng, điều kiện thực tế của đơn vị.

Đặc biệt, hàng năm, LĐLĐ Thành phố phối hợp với Ủy ban nhân dân Thành phố tổ chức Hội nghị đối thoại, tiếp xúc giữa lãnh đạo Thành phố với công nhân lao động; các Công đoàn cấp trên cơ sở cũng phối hợp với chính quyền đồng cấp tổ chức đối thoại với người sử dụng lao động, người lao động để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng người lao động, giải quyết kịp thời những vấn đề phát sinh từ cơ sở; giải quyết có hiệu quả các tranh chấp lao động, xây dựng quan hệ lao động hài hòa, góp phần vào ổn định an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn Thủ đô.

Bên cạnh đó, dưới sự vận động, tập hợp, chỉ đạo của tổ chức Công đoàn, lực lượng công nhân lao động Thủ đô - những người trực tiếp làm ra của cải vật chất đã đóng góp chủ lực cho sự phát triển kinh tế của Thành phố. Những năm qua, đội ngũ công nhân lao động Thủ đô không ngừng lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng, có mặt trong tất cả các ngành nghề, các thành phần kinh tế, là lực lượng quan trọng, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa Thủ đô, đất nước.

Công đoàn đã phát động sâu rộng các phong trào thi đua yêu nước như thi đua lao động giỏi, phấn đấu trở thành công nhân giỏi, sáng kiến, sáng tạo… tạo khí thế lao động sản xuất sôi nổi trong CNVCLĐ đồng hành cùng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp vượt qua mọi khó khăn, nâng cao năng suất để duy trì sự tăng trưởng, phát triển. Hưởng ứng thi đua, công nhân Thủ đô luôn nỗ lực rèn luyện, nâng cao tay nghề, lao động cần cù, sáng tạo, sản xuất ngày càng nhiều sản phẩm hàng hóa, dịch vụ cho xã hội và xuất khẩu với chất lượng và hiệu quả ngày càng cao. CNVCLĐ Thủ đô đã phát huy hàng vạn sáng kiến cải tiến được áp dụng vào sản xuất và công tác, làm lợi cho Nhà nước, doanh nghiệp.

Riêng trong giai đoạn 2015-2020, CNVCLĐ Thủ đô đã có 163.973 sáng kiến được công nhận ở cấp cơ sở, 11.704 sáng kiến được công nhận ở cấp trên cơ sở, 320 cá nhân được Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố tặng Bằng công nhận “Sáng kiến, sáng tạo Thủ đô”, trong đó có 290 sáng kiến tính được giá trị làm lợi bằng tiền với số tiền làm lợi hơn 2.000 tỷ đồng. Nhiều sáng kiến của công nhân lao động được áp dụng vào sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao làm lợi cho doanh nghiệp hàng chục tỷ đồng mỗi năm. Qua rèn đức, luyện tài, hàng trăm ngàn công nhân lao động trực tiếp đã trở thành công nhân giỏi các cấp. Đây có thể nói chính là “nguồn của cải” vô giá đối với sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp, của thành phố Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung.

Tiếp tục góp sức xây dựng, phát triển Thủ đô

Năm 2021 này, kỷ niệm 67 năm ngày Giải phóng Thủ đô, Thành phố vừa phòng, chống dịch bệnh Covid-19 vừa tập trung khôi phục sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội. Vai trò đồng hành của tổ chức Công đoàn lại được thấy rõ thông qua việc tích cực, chủ động tham gia phòng, chống dịch, ngăn ngừa dịch bệnh xâm nhập vào các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, bảo vệ sức khỏe người lao động và bảo vệ chuỗi sản xuất không để đứt gãy.

Tự hào góp sức xây dựng Thủ đô
Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Nguyễn Phi Thường trao hỗ trợ cho đoàn viên, người lao động khó khăn, bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19

Từ chủ trương linh hoạt, sáng tạo của LĐLĐ Thành phố, các “Tổ An toàn Covid-19” trong doanh nghiệp đã được thành lập và không ngừng phát triển về số lượng, nâng cao chất lượng hoạt động, phát huy tích cực vai trò trong các doanh nghiệp. Hiện trên toàn Thành phố đã có 11.515 “Tổ An toàn Covid-19” được thành lập với 50.658 công nhân lao động tham gia. Các “Tổ An toàn Covid-19” vừa tích cực tham gia xây dựng, thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch tại doanh nghiệp vừa cùng với Công đoàn cơ sở chăm lo, hỗ trợ đoàn viên, người lao động. Đến nay, các cấp Công đoàn Thủ đô, nhất là Công đoàn cơ sở đã phối hợp với chủ doanh nghiệp và người lao động triển khai xây dựng được 743 mô hình “Vùng xanh doanh nghiệp” và các “Tổ An toàn Covid-19” giữ vai trò nòng cốt kiểm tra, giám sát giữ vững tiêu chí “Vùng xanh”.

Đặc biệt, trước những tác động của dịch bệnh Covid-19 đến sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống, việc làm của người lao động, các cấp Công đoàn Thủ đô đã đẩy mạnh việc quan tâm, chăm lo đoàn viên, công nhân viên chức lao động nói chung; chăm lo, hỗ trợ đoàn viên, người lao động khó khăn, bị ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19 nói riêng.

Từ ngày 27/4/2021 đến nay, các cấp Công đoàn Thủ đô đã chăm lo, hỗ trợ đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, thăm hỏi các lực lượng tuyến đầu và ủng hộ “Quỹ vắc xin”,“Quỹ phòng, chống dịch Covid-19” Thành phố... với số tiền 74 tỷ 299,342 triệu đồng, cho 129.888 đoàn viên, người lao động và 2.098 doanh nghiệp có “Tổ An toàn Covid-19”.

Tự hào góp sức xây dựng Thủ đô
Công nhân lao động Thủ đô hăng hái luyện tay nghề, thi thợ giỏi góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Thủ đô. (Ảnh minh họa chụp tại Hội thi thợ giỏi thành phố Hà Nội tháng 10/2019)

Trong đó, riêng LĐLĐ Thành phố đã chi 36 tỷ 258,342 triệu đồng hỗ trợ cho 64.836 người lao động. Trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 17/CT-UBND, LĐLĐ Thành phố đã tổ chức 95 chuyến “Xe buýt Siêu thị 0 đồng” với 46.027 “Túi An sinh Công đoàn” để hỗ trợ lương thực, thực phẩm, các nhu yếu phẩm thiết yếu cho 46.027 đoàn viên, công nhân lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 tại các Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở với tổng số tiền là 9 tỷ 205,4 triệu đồng.

Ngoài kinh phí từ ngân sách Công đoàn, từ ngày 27/4/2021 đến nay, các cấp Công đoàn Thủ đô còn vận động xã hội hóa để hỗ trợ người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 với tổng số tiền là 104 tỷ 293,140 triệu đồng; trong đó hỗ trợ bằng tiền mặt là 97 tỷ 611,029 triệu đồng; hỗ trợ trang thiết bị phòng, chống dịch và nhu yếu phẩm thiết yếu với tổng giá trị quy đổi thành tiền là 6 tỷ 682,111 triệu đồng. Những việc làm nhân văn, thiết thực của tổ chức Công đoàn đã làm ấm lòng CNVCLĐ, tạo động lực khích lệ CNVCLĐ nỗ lực vươn lên, góp sức cùng Thành phố sớm vượt qua khó khăn của đại dịch, phục hồi, phát triển.

Hòa chung không khí hào hùng của những ngày tháng 10 lịch sử, tự hào với những thành quả đã đạt được, mỗi cán bộ, đoàn viên, CNVCLĐ Thủ đô tự nhủ trong thời gian tới sẽ tiếp tục đoàn kết, đồng lòng, siết chặt đội ngũ, thực hiện tốt mọi nhiệm vụ để tích cực góp phần vào công cuộc xây dựng Thủ đô, đất nước. Trong đó, tổ chức Công đoàn Thủ đô sẽ không ngừng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, hướng mạnh về cơ sở, lấy cơ sở làm địa bàn hoạt động, lấy đoàn viên, CNVCLĐ làm đối tượng vận động; đặt nhiệm vụ đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, CNVCLĐ làm nhiệm vụ trung tâm, xuyên suốt và hàng đầu.

Công đoàn cũng sẽ đẩy mạnh hơn nữa các phong trào thi đua yêu nước trong CNVCLĐ, động viên mỗi cán bộ, đoàn viên Công đoàn, CNVCLĐ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ ở từng vị trí công tác của mình để góp phần cho cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị, sản xuất kinh doanh của mình. Qua việc hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị, sản xuất kinh doanh của mỗi cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp sẽ thúc đẩy kinh tế phát triển vững chắc, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được tăng cường. Đó chính là những hoạt động thiết thực nhất của tổ chức Công đoàn, CNVCLĐ Thủ đô góp phần xây dựng Thủ đô ngày càng văn minh giàu đẹp, xây dựng đất nước ta ngày càng phát triển.

Phạm Diệp

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa có giải đáp thắc mắc của người lao động liên quan đến cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng.
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

(LĐTĐ) Thời gian qua, các quận, huyện trên địa bàn thành phố đã chú trọng công tác tuyên truyền, thực hiện các giải pháp cụ thể, quan tâm, chăm lo hỗ trợ trẻ em gái, đặc biệt là trường hợp có hoàn cảnh khó khăn để nâng cao vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh.
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

(LĐTĐ) Trong quá trình điều tra, cơ quan Công an đã tiến hành trưng cầu giám định 5 túi mật thu giữ của 2 đối tượng. Kết quả xác định, số túi mật thu giữ từ các đối tượng và các bị hại đều là mật của lợn.
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

(LĐTĐ) Từ 1/1/2025, Cảnh sát giao thông sẽ chù trì kiểm tra lý thuyết, thực hành với tài xế bị trừ hết điểm bằng lái.
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

(LĐTĐ) Ngày 24/11, Công an thành phố Hà Nội cho biết, lực lượng chức năng vừa triệt phá, bóc gỡ đường dây nhập lậu, tiêu thụ hàng nghìn tấn khí N2O (khí cười) từ nước ngoài về Việt Nam, bắt giữ các đối tượng chủ mưu, cầm đầu để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

(LĐTĐ) Chương trình tổng duyệt cho Lễ khai mạc Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 vừa diễn ra, hé lộ sân khấu hoành tráng gây choáng ngợp, gợi mở những điều bất ngờ hấp dẫn trong sự kiện đáng chờ đợi nhất tại vùng đất Cố đô Hoa Lư.
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội

Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội

(LĐTĐ) Trong suốt chiều dài lịch sử ngàn năm văn hiến của đất Thăng Long, người Hà Nội đã kết tinh bản lĩnh, trí tuệ, sức sáng tạo, phẩm chất thanh lịch tinh tế. Đó chính là những giá trị văn hóa góp phần xây dựng nên một Hà Nội trở thành niềm tự hào của cả nước. Thành ủy Hà Nội cũng luôn nhận thức sâu sắc phát triển văn hóa là nội dung trọng tâm, xuyên suốt, vừa là nhiệm vụ trước mắt, vừa là nhiệm vụ cơ bản và lâu dài. Văn hóa trở thành trọng tâm trong chính sách phát triển của Hà Nội. Đây cũng chính là nguồn sức mạnh nội sinh, động lực tinh thần to lớn để phát triển Thủ đô trong thời gian tới.

Tin khác

Tổ chức thành công hoạt động đối thoại điểm bảo vệ quyền lợi cho lao động nữ

Tổ chức thành công hoạt động đối thoại điểm bảo vệ quyền lợi cho lao động nữ

(LĐTĐ) Ngày 16/9, tại Công ty TNHH Tư vấn Y dược Quốc tế đã diễn ra hoạt động điểm “Đại diện chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho lao động nữ thông qua đối thoại tại nơi làm việc”.
Công đoàn hai Thủ đô Hà Nội và Viêng Chăn (Lào): Thặt chặt quan hệ hữu nghị - hợp tác

Công đoàn hai Thủ đô Hà Nội và Viêng Chăn (Lào): Thặt chặt quan hệ hữu nghị - hợp tác

(LĐTĐ) Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội và Liên hiệp Công đoàn (LHCĐ) Thủ đô Viêng Chăn (Lào) đã và đang phối hợp triển khai nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa nhằm đưa mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa Công đoàn hai Thủ đô ngày càng đi vào chiều sâu và có nhiều bước tiến mới.
Công đoàn Thủ đô làm theo lời Bác

Công đoàn Thủ đô làm theo lời Bác

(LĐTĐ) Phát huy hào khí Cách mạng tháng Tám và tinh thần Quốc khánh 2/9, các cấp Công đoàn Thủ đô đã phát động sâu rộng nhiều phong trào thi đua yêu nước trong công nhân, viên chức, lao động để góp phần xây dựng Thủ đô văn hiến - văn minh - hiện đại, đất nước thịnh cường.
Công đoàn Thủ đô luôn quan tâm công tác gia đình và trẻ em

Công đoàn Thủ đô luôn quan tâm công tác gia đình và trẻ em

(LĐTĐ) Với quan điểm “Gia đình là nền tảng của xã hội”, những năm qua, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội luôn quan tâm, chú trọng công tác gia đình, trong đó có việc đẩy mạnh xây dựng gia đình công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) ấm no, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh và quan tâm chăm lo tới con CNVCLĐ để CNVCLĐ yên tâm lao động, sản xuất, công tác.
Triển khai đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ

Triển khai đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ

(LĐTĐ) Từ đầu năm đến nay, các cấp Công đoàn Thủ đô đã tập trung triển khai đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn. Từ đó, tiếp tục nâng cao vai trò, vị thế của tổ chức, xứng đáng là điểm tựa vững chắc của đoàn viên, người lao động.
Xây dựng Tổ chức mạnh bắt đầu từ cơ sở

Xây dựng Tổ chức mạnh bắt đầu từ cơ sở

(LĐTĐ) Xác định công tác phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở (CĐCS) là nhiệm vụ sống còn, góp phần xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh, thời gian qua, các cấp Công đoàn Thủ đô dưới sự chỉ đạo sát sao của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Thành phố đã tập trung chỉ đạo và thực hiện quyết liệt, luôn hoàn thành vượt chỉ tiêu kết nạp đoàn viên, thành lập CĐCS và phát triển tổ chức Công đoàn.
Tổ chức Công đoàn khắc ghi lời dạy của Bác Hồ

Tổ chức Công đoàn khắc ghi lời dạy của Bác Hồ

(LĐTĐ) Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam là sự kiện chính trị quan trọng đánh dấu bước phát triển mới của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam. Nhìn lại chặng đường 95 năm vẻ vang đồng hành cùng dân tộc dưới ngọn cờ lãnh đạo của Đảng, tại thời khắc đặc biệt chúng ta nhớ đến công lao của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu, Người đã đặt cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc thành lập và phát triển tổ chức Công đoàn Việt Nam.
Công đoàn Thủ đô viết tiếp trang sử vàng

Công đoàn Thủ đô viết tiếp trang sử vàng

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), đồng chí Phạm Quang Thanh - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, Thành ủy viên, Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội đã dành cho Báo Lao động Thủ đô cuộc phỏng vấn về một số kết quả nổi bật mà tổ chức Công đoàn Thủ đô đã đạt được trong thời gian qua và những định hướng về đổi mới tổ chức, hoạt động để đáp ứng yêu cầu của tình hình mới.
Công đoàn Thủ đô: Nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền

Công đoàn Thủ đô: Nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền

(LĐTĐ) Phát huy truyền thống và kinh nghiệm 95 năm xây dựng và phát triển, để đạt hiệu quả cao nhất trong hoạt động, công tác tuyên truyền đóng vai trò rất quan trọng. Đặc biệt, trong kỷ nguyên số, với sự lên ngôi của mạng xã hội, phương thức tuyên truyền, cách thức truyền thông như nào đối với các lĩnh vực nói chung, tổ chức Công đoàn Thủ đô nói riêng nhằm đạt hiệu quả cao nhất luôn được Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội quan tâm.
Công đoàn Cơ quan LĐLĐ Thành phố kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

Công đoàn Cơ quan LĐLĐ Thành phố kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Chiều 18/7, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô, Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội trang trọng tổ chương trình kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 – 28/7/2024), 30 năm thành lập Công đoàn Cơ quan LĐLĐ Thành phố với nhiều nội dung thiết thực.
Xem thêm
Phiên bản di động