Từ mùa Thu năm ấy

(LĐTĐ) Vua Lý Thái Tổ (tên thật là Lý Công Uẩn), là hoàng đế sáng lập nhà Lý trong lịch sử Việt Nam, trị vì từ năm 1009 đến khi qua đời vào năm 1028. Ông là 1 trong 14 vị anh hùng tiêu biểu của dân tộc Việt Nam. Mùa thu năm 1010, Lý Công Uẩn cùng hoàng triều và tướng lĩnh giong thuyền về Đại La. Trong một giấc mơ, ông đặt tên kinh thành là Thăng Long với nghĩa “rồng bay”.
Hà Nội: Cân nhắc kỹ lưỡng quy mô tổ chức 2 sự kiện lớn của Thủ đô
Hà Nội vinh danh 10 công dân Thủ đô ưu tú tại Lễ kỷ niệm 1010 năm Thăng Long - Hà Nội

Lý Công Uẩn sinh ngày 12 tháng Hai năm Giáp Tuất (năm 974). Ông là người châu Cổ Pháp, lộ Bắc Giang (nay là Bắc Ninh). Mẹ ông họ Phạm, sinh ra ông ở chùa Tiêu Sơn (Bắc Ninh). Năm 3 tuổi, Lý Công Uẩn làm con nuôi nhà sư Lý Khánh Vân ở chùa Cổ Pháp (Đình Bảng, Bắc Ninh).

Từ mùa Thu năm ấy
Lý Thái Tổ – vị vua đặt mốc son cho lịch sử Thăng Long

Từ khi còn bé ông đã nổi tiếng sáng suốt tinh anh, tuấn tú khác thường. Càng lớn, Lý Công Uẩn càng già dặn hơn những đứa trẻ cùng tuổi. Sư Lý Khánh Vân dạy chữ nhưng cậu học một biết mười nên chẳng bao lâu sư Lý Khánh Vân cạn vốn chữ nghĩa đành phải gửi Lý Công Uẩn sang chùa Từ Sơn cho người em ruột là sư Vạn Hạnh nuôi và dưỡng. Sư Vạn Hạnh nổi tiếng uyên bác về văn chương nhận ngay ra Lý Công Uẩn có thể là bậc minh chủ trong thiên hạ bèn dốc lòng dạy dỗ. Khi Lý Công Uẩn trưởng thành, sư Vạn Hạnh tiến cử vào triều vua Lê Đại Hành và đến đời vua Lê Ngọa Triều được thăng tới chức Tả thân vệ Điện tiền chỉ huy sứ, tức là chỉ huy đội quân bảo vệ kinh đô.

Ngọa Triều mất, chấp nhận lời yêu cầu của các quan, Lý Công Uẩn lên ngôi lập ra triều đại nhà Lý (năm 1009) thay thế nhà tiền Lê, lấy hiệu là Thái Tổ. Hoa Lư là kinh đô của nước Đại Cồ Việt dưới hai triều Đinh (968 - 979) và tiền Lê (980 - 1009) nằm ở vùng núi non hiểm trở với địa thế “Tiến khả dĩ công, thoái khả dĩ thủ” (tiến có thể đánh thắng, thoái có thể bảo vệ) song vị vua 35 tuổi không muốn ở mãi nơi rừng xanh núi thẳm vì như vậy thì vua của một nước mà chẳng khác gì một tộc trưởng nên Ngài quyết định dời đô ra thành Đại La cũ.

Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, việc vương triều Lý ra đời là một sự kiện trọng đại, đánh dấu kỷ nguyên mới: Kỷ nguyên phát triển chín muồi toàn diện của dân tộc và quốc gia, kỷ nguyên của các triều đại phong kiến Trung ương tập quyền. Cống hiến có ý nghĩa lịch sử quan trọng nhất của Lý Công Uẩn sau khi lên làm vua là việc ông quyết định chọn thành Đại La làm kinh đô, dời đô từ Hoa Lư về Đại La và đổi tên là thành Thăng Long, tức Hà Nội ngày nay.

Sáng 7/10/2004, UBND thành phố Hà Nội đã làm lễ khánh thành tượng vua Lý Thái Tổ, người khai sáng kinh thành Thăng Long vào năm 1010. Tượng đài Lý Thái Tổ cũng là nơi diễn ra nhiều sự kiện văn hóa, thể thao du lịch của Thủ đô, là nơi tổ chức các chương trình văn nghệ trong các dịp kỷ niệm quan trọng của đất nước.

Trong “Chiếu dời đô” Lý Công Uẩn viết: “Thành Đại La ở trung tâm bờ cõi đất nước, được cái thế rồng cuộn, hổ ngồi, vị trí ở giữa bốn phương Đông - Tây - Nam - Bắc; tiện hình thế núi sông sau trước. Ở đó địa thế rộng mà bằng phẳng, vùng đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ về ngập lụt, muôn vật rất phong phú, tốt tươi. Xem khắp đất nước, chỗ ấy là nơi hơn cả, thật là chỗ hội họp của bốn phương là nơi đô thành bậc nhất của đế vương”.

Trong sách “Lịch triều hiến chương loại chí”, sử gia Phan Huy Chú đã nhận định ông là vị vua giỏi của triều Lý: “Vua kính trời, yêu dân, lấy nhẹ tô ruộng, đặt ra phú dịch, cốt giữ lòng nhân hậu, trong nước yên ổn”. Ông mất năm 1028 sau 19 năm trị vì.

Trong “Đại Việt sử ký tiền biên”, sử gia Ngô Thì Sĩ đánh giá việc dời đô của Lý Công Uẩn như sau: “Đất Long Đỗ là nơi Cao Biền đóng đô ở đấy, núi Tản Viên chống vững một cõi, sông Phú Lương như hào trời sinh ra, ngàn dặm bằng phẳng, trăm họ giàu có, phía Tây thông với Sơn Tây,Tuyên Hưng, phía Bắc thấu đến Ninh Sóc, Kinh Bắc. Miền Đông Nam thì vận chuyển bằng thuyền, miền Cần Xương thì liên lạc bằng trạm là nơi bốn phương của nước, bốn phương chầu về, núi là vạt áo che, sông là dải đai thắt, sau lưng là sông, trước mặt là biển, địa thế hùng mạnh mà hiểm, rộng mà dài. Có thể làm nơi vua ở hùng tráng, ngôi báu vững bền. Hình thế nước Việt không nơi nào hơn được nơi này... Lý Thái Tổ lên ngôi, chưa vội làm việc khác mà trước tiên mưu tính việc định đô, đặt đỉnh, xét về sự quyết đoán sáng suốt, mưu kế anh hùng, thực những vua tầm thường không thể làm được. Một ông vua trẻ quyết dời đô là khát vọng muốn đưa Đại Việt tồn tại bình đẳng như các Nhà nước phong kiến khác trong khu vực và sẵn sàng chấp nhận đương đầu với giặc giã. Việc dựng kinh đô và đặt tên là Thăng Long chỉ là hành động cụ thể đưa Đại Việt lên một vị trí cao trong thiên hạ”.

Mùa thu năm 1010, Lý Công Uẩn cùng hoàng triều và tướng lĩnh giong thuyền về Đại La. Trong một giấc mơ, ông đặt tên kinh thành là Thăng Long với nghĩa “rồng bay”. Từ đây, vua Lý Thái Tổ dựng thành, chia lại khu vực hành chính trên toàn quốc, đổi 10 đạo thời Đinh - Lê thành 24 lộ, ở các vùng miền núi có châu, trại. Sự nghiệp đổi mới của vua Lý Thái Tổ là sự mở đầu và có hiệu quả lâu dài nhất trong lịch sử dân tộc: Từ “Đổi mới triều đại đến đổi mới đế đô, đổi mới xã hội”, trong đó đổi mới đế đô là cơ bản.

Để ghi nhớ công lao lập quốc của vua Lý Thái Tổ, UBND thành phố Hà Nội đã chọn vị trí đẹp nhất trên phố Đinh Tiên Hoàng để dựng tượng Lý Thái Tổ. Dựng tượng vua Lý Thái Tổ rõ ràng không khó với các nhà điêu khắc nhưng để nó là tác phẩm nghệ thuật thật chẳng dễ. Tư liệu về việc dời đô dù thiếu nhưng cũng tạm đủ để các nhà điêu khắc hình dung. Tuy nhiên, vua Lý Thái Tổ mặt mũi ra sao, hình dạng thế nào câu hỏi không dễ trả lời. Hình ảnh vua chúa, tướng lĩnh, danh nhân các thế kỷ trước đều không có hình vẽ, tượng để lại, cũng không được mô tả kỹ lưỡng ngoài những dòng ca ngợi ngắn mang tính ước lệ, tượng trưng do tình cảm tôn vinh của người chép sử hoặc dân gian truyền lại. Khi viết về vua Lý Thái Tổ sử chép chỉ có mấy dòng “người khoan thứ, nhân từ” sẽ là “bậc minh chủ trong thiên hạ”.

Và rồi đúng 9 giờ sáng ngày 17/8/2004 (tức ngày 2/7/2004 âm lịch), UBND thành phố Hà Nội đã làm lễ khởi công công trình xây dựng tượng vua Lý Thái Tổ tại vườn hoa Chí Linh theo nghi thức truyền thống. Và cũng đúng 9 giờ sáng ngày 7/10/2004 (tức ngày 24/8/2004 âm lịch), UBND thành phố Hà Nội đã làm lễ khánh thành tượng. Tượng đài Lý Thái Tổ cũng là nơi diễn ra nhiều sự kiện văn hóa, thể thao du lịch của Thủ đô Hà Nội, là nơi tổ chức các chương trình văn nghệ trong các dịp kỷ niệm quan trọng của đất nước. Cùng với Thủ đô ngàn năm văn hiến, quần thể di tích văn hóa tượng đài Lý Thái Tổ là một điểm đến thu hút sự quan tâm của nhiều người và những câu chuyện về nơi đây sẽ còn được nối dài và kể tiếp qua nhiều thế hệ./.

H. Phong – N.N.Tiến

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Gần 1.000 người hưởng ứng hiến máu Ngày Chủ nhật đỏ cùng Amway Việt Nam

Gần 1.000 người hưởng ứng hiến máu Ngày Chủ nhật đỏ cùng Amway Việt Nam

(LĐTĐ) Amway Việt Nam tiếp tục phối hợp với báo Tiền Phong và Bệnh viện Quân y 175 tổ chức chương trình hiến máu Chủ nhật đỏ tại Amway Center Thành phố Hồ Chí Minh. Sự kiện thu hút gần 1.000 nhân viên, nhà phân phối và khách hàng của Amway tham gia, đóng góp hơn 400 đơn vị máu vào quỹ máu của bệnh viện, bệnh xá Đảo Trường Sa.
Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân

Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân

(LĐTĐ) Tính đến 17h ngày 20/9, tài khoản của Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận tổng số tiền ủng hộ là 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân trong và ngoài nước.
Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc bắt đầu từ tư duy và hành động

Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc bắt đầu từ tư duy và hành động

(LĐTĐ) Nhìn lại hơn 4.000 năm lịch sử, đặc biệt kể từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945 khai sinh ra Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa đến nay dân tộc ta đã giành được nhiều thành tựu: Giải phóng dân tộc; thống nhất đất nước; bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ; tạo môi trường hòa bình, hữu nghị, hợp tác, nâng tầm vị thế Việt Nam trên trường quốc tế; hội nhập toàn diện vào kinh tế toàn cầu và quy mô nền kinh tế ngày càng lớn; đời sống nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc.
Khơi dậy tình yêu và khát vọng phát triển Thủ đô

Khơi dậy tình yêu và khát vọng phát triển Thủ đô

(LĐTĐ) Chiều 20/9, tại Trường THPT Việt Đức, Báo Hànộimới đã tổ chức buổi Gặp mặt, giao lưu trực tuyến nhân chứng lịch sử với chủ đề "Hà Nội, 70 năm dựng xây và phát triển".
Chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Việt Nam

Chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Việt Nam

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Hệ thống tiêm chủng VNVC chính thức ra mắt và triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết của Takeda, Nhật Bản cho trẻ em từ 4 tuổi và người lớn tại gần 200 trung tâm hiện đại trên toàn quốc.
“Con quay Đại chiến VASI 2024”: Thúc đẩy bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo

“Con quay Đại chiến VASI 2024”: Thúc đẩy bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo

(LĐTĐ) Nằm trong khuôn khổ Triển lãm FBC ASEAN 2024, ngày 19/9 vừa qua, tại Trung tâm Triển lãm quốc tế I.C.E (Hà Nội), Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI) cùng các đối tác đã tổ chức cuộc thi “Con quay Đại chiến VASI 2024”. Cuộc thi được đánh giá là một sân chơi sáng tạo, thúc đẩy những bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo Việt Nam.
LĐLĐ quận Hoàng Mai thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt tại Sơn Tây

LĐLĐ quận Hoàng Mai thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt tại Sơn Tây

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây phối hợp cùng LĐLĐ quận Hoàng Mai đã tới thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt do ảnh hưởng của cơn bão số 3 tại xã Xuân Sơn.

Tin khác

Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân

Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân

(LĐTĐ) Tính đến 17h ngày 20/9, tài khoản của Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận tổng số tiền ủng hộ là 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân trong và ngoài nước.
Khơi dậy tình yêu và khát vọng phát triển Thủ đô

Khơi dậy tình yêu và khát vọng phát triển Thủ đô

(LĐTĐ) Chiều 20/9, tại Trường THPT Việt Đức, Báo Hànộimới đã tổ chức buổi Gặp mặt, giao lưu trực tuyến nhân chứng lịch sử với chủ đề "Hà Nội, 70 năm dựng xây và phát triển".
Hà Nội: Tiếp nhận thêm hơn 1,4 tỷ đồng ủng hộ các tỉnh bị thiệt hại do bão lũ

Hà Nội: Tiếp nhận thêm hơn 1,4 tỷ đồng ủng hộ các tỉnh bị thiệt hại do bão lũ

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tiếp tục nhận được sự hỗ trợ của các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân với tổng số tiền hơn 1,4 tỷ đồng ủng hộ nhân dân bị thiệt hại do bão lũ.
Thanh Oai:  Khởi công dự án chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Thanh Oai: Khởi công dự án chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 20/9, huyện Thanh Oai tổ chức Lễ khởi công xây dựng dự án mở rộng, nâng cấp Tỉnh lộ 429A và xây dựng Cụm công nghiệp (CCN) Kim Bài. Đây là công trình được thành phố Hà Nội lựa chọn khởi công chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Chương Mỹ: Cán bộ xã “3 cùng” với người dân vùng ngập lụt sơ tán tập trung

Chương Mỹ: Cán bộ xã “3 cùng” với người dân vùng ngập lụt sơ tán tập trung

(LĐTĐ) Khắc phục hậu quả của cơn bão số 3 và lũ rừng ngang, đến ngày 19/9, huyện Chương Mỹ đã sơ tán hơn 2.100 hộ dân, với trên 8.800 nhân khẩu đến nơi an toàn. Việc di dời người dân bị ngập lũ đến nơi an toàn và chăm sóc họ chu đáo được các cấp chính quyền huyện Chương Mỹ quan tâm, triển khai hiệu quả.
Quận Tây Hồ: Trao quà mô hình Dân vận khéo “Thắm tình quân dân” năm 2024

Quận Tây Hồ: Trao quà mô hình Dân vận khéo “Thắm tình quân dân” năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 20/9, Ban Dân vận Quận ủy, Ban Chỉ huy Quân sự quận Tây Hồ tổ chức chương trình tặng quà thực hiện mô hình Dân vận khéo “Thắm tình quân dân” năm 2024.
Nghiêm cấm bao che, giấu khuyết điểm cho cán bộ, công chức vi phạm nồng độ cồn

Nghiêm cấm bao che, giấu khuyết điểm cho cán bộ, công chức vi phạm nồng độ cồn

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội sẽ xem xét trách nhiệm của thủ trưởng, người đứng đầu cơ quan, đơn vị trực tiếp sử dụng cán bộ, công chức, viên chức có nhiều người vi phạm nồng độ cồn, không chấp hành hiệu lệnh, yêu cầu của lực lượng thực thi công vụ…
Đắng lòng trước cảnh tan hoang tại "vựa đào"

Đắng lòng trước cảnh tan hoang tại "vựa đào"

(LĐTĐ) Ảnh hưởng của mưa, lũ từ hoàn lưu cơn bão số 3, cùng với nước sông Hồng dâng cao, vùng trồng hoa đào hàng trăm ha của người dân 2 phường Nhật Tân, Phú Thượng (quận Tây Hồ, Hà Nội) đã gần như mất trắng.
Hà Nội: Hỗ trợ kịp thời người dân, doanh nghiệp khắc phục hậu quả bão số 3

Hà Nội: Hỗ trợ kịp thời người dân, doanh nghiệp khắc phục hậu quả bão số 3

(LĐTĐ) Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền yêu cầu phải có các phương án để Thành phố xử lý ngay, hỗ trợ kịp thời cho người dân, cũng như các tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn khắc phục sau bão số 3 và mưa, lũ sau bão gây ra.
Sôi nổi Hội thi tuyên truyền viên giỏi về 70 năm Giải phóng Thủ đô

Sôi nổi Hội thi tuyên truyền viên giỏi về 70 năm Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 19/9, Quận ủy Nam Từ Liêm đã tổ chức vòng chung khảo Hội thi báo cáo viên, tuyên truyền viên giỏi với chủ đề "70 năm Ngày giải phóng Thủ đô".
Xem thêm
Phiên bản di động