Từ ngày 1/1/2025, cán bộ, công chức, viên chức Thủ đô được hưởng thu nhập tăng thêm

Theo Luật Thủ đô năm 2024, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025, cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập được ngân sách bảo đảm toàn bộ chi thường xuyên thuộc thành phố Hà Nội quản lý, được hưởng thu nhập tăng thêm căn cứ theo năng lực, hiệu quả công việc.
Tăng thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức để thu hút người giỏi vào khu vực công Giảm giá, tạo điều kiện cho người thu nhập thấp có khả năng mua nhà ở xã hội

Sử dụng nguồn cải cách tiền lương còn dư

Luật Thủ đô 2024 cũng quy định Hội đồng nhân dân Thành phố được quyết định sử dụng nguồn cải cách tiền lương còn dư sau khi đã bảo đảm đủ nguồn để thực hiện cải cách tiền lương cho cả thời kỳ ổn định ngân sách theo quy định của cấp có thẩm quyền và bảo đảm các chính sách xã hội, an sinh xã hội, phúc lợi xã hội do Trung ương ban hành để thực hiện chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức theo quy định tại khoản 3 Điều 15 của Luật này. Tổng mức chi không vượt quá 0,8 lần quỹ lương cơ bản của cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của Thành phố.

Tại Kỳ họp thứ 20 vừa qua, các đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết Quy định chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội và đơn vị sự nghiệp công lập được ngân sách Nhà nước bảo đảm toàn bộ chi thường xuyên thuộc thành phố Hà Nội quản lý.

Nguồn kinh phí chi thu nhập tăng thêm được sử dụng từ nguồn cải cách tiền lương còn dư của ngân sách các cấp sau khi đã bảo đảm đủ nguồn để thực hiện cải cách tiền lương cho cả thời kỳ ổn định ngân sách theo quy định của cấp có thẩm quyền và bảo đảm các chính sách xã hội, an sinh xã hội, phúc lợi xã hội do Trung ương ban hành.

Nguồn kinh phí chi thu nhập tăng thêm của cơ quan, đơn vị bằng quỹ lương cơ bản (gồm lương theo ngạch bậc, chức vụ) nhân với mức trích do Hội đồng nhân dân Thành phố quyết định. Nguồn kinh phí thực hiện cải cách tiền lương còn dư năm 2023 chuyển sang năm 2024 (sau khi đã sử dụng bổ sung nhu cầu thực hiện cải cách tiền lương tăng thêm và thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP) là 66.073 tỉ đồng. Nhu cầu kinh phí tăng thêm thực hiện cải cách tiền lương mỗi năm khoảng 12.000 tỷ đồng.

Từ ngày 1/1/2025, cán bộ, công chức, viên chức Thủ đô được hưởng thu nhập tăng thêm
Bộ phận một cửa quận Hoàng Mai giải quyết thủ tục hành chính cho người dân.

Như vậy, nguồn kinh phí thực hiện cải cách tiền lương còn dư để chi thu nhập tăng thêm theo mức trích 0,8 lần quỹ lương cơ bản có thể thực hiện dự kiến từ năm 2025 đến hết năm 2030.

Từ thời điểm bắt đầu thời kỳ ổn định ngân sách giai đoạn tiếp theo, căn cứ nguồn cải cách tiền lương còn dư sau khi đã bảo đảm đủ nguồn để thực hiện cải cách tiền lương cho cả thời kỳ ổn định ngân sách theo quy định của cấp có thẩm quyền và bảo đảm các chính sách xã hội, an sinh xã hội, phúc lợi xã hội do Trung ương ban hành, Ủy ban nhân dân Thành phố báo cáo, đề xuất Hội đồng nhân dân Thành phố xem xét, quyết định mức trích để tạo nguồn kinh phí thực hiện chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức cho cả giai đoạn và từng năm.

Nâng cao sức lao động, hiệu quả công việc

Nghị quyết cũng nêu rõ, chi thu nhập tăng thêm của cơ quan, đơn vị thực hiện theo phương án như sau: Sử dụng 0,5 lần quỹ lương cơ bản để chi thu nhập tăng thêm hằng tháng cho toàn bộ cán bộ, công chức, viên chức hiện có của cơ quan, đơn vị thuộc đối tượng được hưởng theo hệ số lương ngạch bậc, chức vụ hiện hưởng.

Sử dụng 0,3 lần quỹ lương cơ bản còn lại để chi thu nhập tăng thêm cuối năm cho cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan, đơn vị được đánh giá, xếp loại hằng năm từ hoàn thành nhiệm vụ trở lên. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có trách nhiệm cụ thể hóa phương án chi đối với cán bộ, công chức, viên chức được đánh giá, xếp loại hằng năm đảm bảo việc chi thu nhập tăng thêm theo nguyên tắc của Nghị quyết và quy định của Luật Thủ đô.

Đối tượng thụ hưởng là cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập được ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ chi thường xuyên thuộc thành phố Hà Nội quản lý; người đã được bổ nhiệm, tuyển dụng là cán bộ lãnh đạo quản lý, công chức, viên chức đang làm việc tại các Hội được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ.

Về nguyên tắc thực hiện, mức chi thu nhập tăng thêm căn cứ năng lực, hiệu quả công việc của cán bộ, công chức, viên chức tại cơ quan, đơn vị do thủ trưởng đơn vị chịu trách nhiệm đánh giá theo quy định. Việc thực hiện chi thu nhập tăng thêm phải bảo đảm tính khách quan, công khai, minh bạch...

TS Trần Anh Tuấn, Chủ tịch Hiệp hội Khoa học hành chính Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ cho rằng, chế độ công vụ, công chức, thu hút, trọng dụng người có tài năng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những điểm nhấn chính sách quan trọng bậc nhất trong Luật Thủ đô 2024. Những chính sách này được thực hiện tốt, hiệu quả thì sẽ là đòn bẩy, là động lực và là nền tảng để thực hiện các chính sách về xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô.

Còn theo Sở Nội vụ Hà Nội, cơ chế này tạo điều kiện tăng thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức bảo đảm nhu cầu cuộc sống. Khi nhận được chế độ đãi ngộ và nguồn thu nhập tốt sẽ tạo ra nguồn động lực cả về vật chất và tinh thần cho cán bộ, công chức, viên chức để tạo không khí phấn khởi, yên tâm hơn để phục vụ và công hiến, nâng cao sức lao động, hiệu quả công việc.

Đồng thời, tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh giữa khu vực công và khu vực tư trong huy động nhân lực chất lượng cao, tạo ra nhiều cơ hội thu hút được người giỏi từ nước ngoài, từ khu vực tư về làm việc cho Thủ đô.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thời tiết thay đổi, xương khớp "lên tiếng": Bí quyết đánh bay đau khớp khi giao mùa

Thời tiết thay đổi, xương khớp "lên tiếng": Bí quyết đánh bay đau khớp khi giao mùa

Thời tiết thay đổi thất thường, đặc biệt trong giai đoạn giao mùa, thường khiến nhiều người phải đối mặt với tình trạng đau nhức xương khớp. Hiện tượng này không chỉ ảnh hưởng đến người cao tuổi mà còn tác động đến những người trẻ tuổi, đặc biệt là những ai có tiền sử bệnh lý về xương khớp. Vậy, tại sao sự biến đổi của thời tiết lại gây ra những cơn đau nhức này?
Thủ tướng quyết định điều động, bổ nhiệm các Thứ trưởng tại 7 Bộ

Thủ tướng quyết định điều động, bổ nhiệm các Thứ trưởng tại 7 Bộ

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa có quyết định điều động, bổ nhiệm các Thứ trưởng tại 7 Bộ: Ngoại giao, Khoa học và Công nghệ, Tài chính, Văn hóa Thể thao và Du lịch, Nội vụ, Nông nghiệp và Môi trường, Dân tộc và Tôn giáo.
Quan hệ Việt Nam - Campuchia không ngừng được củng cố và phát triển toàn diện

Quan hệ Việt Nam - Campuchia không ngừng được củng cố và phát triển toàn diện

Ngày 25/2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã thân mật tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia Prak Sokhonn nhân dịp tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN lần thứ hai (AFF2).
Giám đốc Công an Hà Nội Nguyễn Hải Trung giữ chức Thứ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo

Giám đốc Công an Hà Nội Nguyễn Hải Trung giữ chức Thứ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo

Tại Quyết định số 397/QĐ-TTg ngày 25/2/2025, Thủ tướng điều động, bổ nhiệm Trung tướng Nguyễn Hải Trung, Giám đốc Công an thành phố Hà Nội giữ chức Thứ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo.
Đợt mưa rét đang diễn ra ở miền Bắc sẽ kéo dài đến khi nào?

Đợt mưa rét đang diễn ra ở miền Bắc sẽ kéo dài đến khi nào?

Đợt rét hại cuối mùa ở miền Bắc đã khiến nhiệt độ giảm sâu và gây mưa kéo dài. Dự báo từ ngày 27/2, trời sẽ chuyển nắng, nhiệt độ tăng dần lên khoảng 28 độ C. Tuy nhiên, đến ngày 4/3, không khí lạnh tăng cường sẽ làm nhiệt độ giảm xuống, đưa thời tiết trở lại trạng thái rét.
Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền từ chối tiếp xúc cử tri

Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền từ chối tiếp xúc cử tri

Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ và Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ chức Việt Nam vừa ban hành Nghị quyết liên tịch quy định chi tiết việc tổ chức tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.
Quận Hoàng Mai: Làm tốt nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân

Quận Hoàng Mai: Làm tốt nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân

Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2025), chiều 25/2, quận Hoàng Mai tổ chức gặp mặt cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành Y tế.

Tin khác

Hướng đến thành phố toàn cầu, xanh - sạch - đẹp

Hướng đến thành phố toàn cầu, xanh - sạch - đẹp

Thành phố thông minh, bền vững sẽ giúp tối ưu hóa nguồn lực, bảo vệ môi trường, bảo đảm an ninh, tiện ích cho người dân và phát triển kinh tế - xã hội. Xuất phát từ mục tiêu này, Thủ đô Hà Nội đang từng bước hoàn thiện các tiền đề để hướng tới mục tiêu đến năm 2030 sẽ là thành phố “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”, nơi hội tụ tinh hoa văn hóa, hội nhập quốc tế sâu rộng, thành phố thanh bình, người dân hạnh phúc; đến năm 2050, trở thành đô thị toàn cầu, nơi người dân có mức sống và chất lượng cuộc sống cao.
“Đường xuân” rộng mở

“Đường xuân” rộng mở

Một mùa xuân nữa lại về, riêng với Thủ đô Hà Nội, mùa xuân này như tươi vui hơn vì có “chiếc áo pháp lý” mới - Luật Thủ đô 2024. PGS.TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội cho rằng, Thủ đô Hà Nội thực sự được mặc một chiếc áo mới, đủ vừa vặn để đẹp đẽ, đủ rộng để vươn tầm phát triển...
Thủ đô “Rồng bay” từ tầm nhìn quy hoạch

Thủ đô “Rồng bay” từ tầm nhìn quy hoạch

Là người chủ trì tham mưu xây dựng Quy hoạch Thủ đô Hà Nội, cũng là người có nhiều đóng góp quan trọng về các vấn đề quy hoạch, cải tạo, chỉnh trang đô thị trong Luật Thủ đô năm 2024, nhân dịp xuân Ất Tỵ, Giáo sư, Tiến sĩ, đại biểu Quốc hội (GS. TS. ĐBQH) Hoàng Văn Cường, Công dân Thủ đô ưu tú năm 2024 đã dành cho phóng viên Báo Lao động Thủ đô cuộc trò chuyện về diện mạo Thủ đô khi triển khai Quy hoạch Thủ đô và Luật Thủ đô mới.
Luật Thủ đô 2024: Cơ chế mới giúp thành phố Hà Nội phát triển đô thị

Luật Thủ đô 2024: Cơ chế mới giúp thành phố Hà Nội phát triển đô thị

Theo ông Đặng Huy Đông, quy định tại Điều 31 của Luật Thủ đô 2024 có điểm nhấn rất lớn làm thay đổi cả về chất và lượng trong phát triển đô thị Hà Nội thời gian tới.
Sớm đưa Luật Thủ đô 2024 vào cuộc sống

Sớm đưa Luật Thủ đô 2024 vào cuộc sống

Sáng 31/12, Báo Kinh tế & Đô thị tổ chức khởi động các sự kiện truyền thông đưa Luật Thủ đô vào cuộc sống, nhân dấu mốc Luật Thủ đô 2024 có hiệu lực từ ngày 1/1/2025.
Từ ngày 1/1/2025: Ngừng cung cấp điện, nước trong một số trường hợp

Từ ngày 1/1/2025: Ngừng cung cấp điện, nước trong một số trường hợp

Để hướng dẫn thi hành khoản 2, khoản 3, Điều 33 Luật Thủ đô năm 2024, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành Nghị quyết số 33/2024/NQ-HĐND quy định việc áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước trên địa bàn thành phố Hà Nội, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2025.
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa

Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa

Việc sửa đổi Luật Thủ đô đã mang lại những điều chỉnh quan trọng, đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển văn hóa, nhằm bảo đảm Hà Nội tiếp tục phát huy vai trò trung tâm văn hóa của cả nước.
Tăng thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức để thu hút người giỏi vào khu vực công

Tăng thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức để thu hút người giỏi vào khu vực công

Luật Thủ đô năm 2024 đã cho phép thành phố Hà Nội được chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội và đơn vị sự nghiệp công lập được ngân sách Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên.
Kỳ cuối: Điểm tựa cho Hà Nội bứt phá

Kỳ cuối: Điểm tựa cho Hà Nội bứt phá

Luật Thủ đô (sửa đổi) với nhiều chính sách đột phá, đặc thù, phân cấp, phân quyền chưa từng có cho thành phố Hà Nội đã thể hiện sự đổi mới mạnh mẽ trong tư duy xây dựng pháp luật của Quốc hội, Chính phủ; sự năng động, chủ động và tầm nhìn kiến tạo, chiến lược của thành phố Hà Nội. Là hành lang pháp lý quan trọng, Luật Thủ đô (sửa đổi) được kỳ vọng sẽ là một trong những giải pháp căn cơ để Hà Nội bứt phá, cùng cả nước tiến vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Kỳ 2: Chung tay thi hành Luật Thủ đô

Kỳ 2: Chung tay thi hành Luật Thủ đô

Luật Thủ đô (sửa đổi) là sự nỗ lực của Nhà nước và Nhân dân trong việc xây dựng một hành lang pháp lý phù hợp để phát triển Hà Nội trở thành một đô thị hiện đại, văn minh, và bền vững. Vì vậy, việc triển khai tổ chức thực hiện Luật Thủ đô năm 2024 được Hà Nội xác định là trách nhiệm chính trị của các cấp, ngành, cơ quan, đơn vị, tổ chức, địa phương trong hệ thống chính trị từ Thành phố xuống cơ sở. Công tác tuyên truyền được đẩy mạnh, cùng với chuẩn bị các điều kiện cần thiết, chờ ngày Luật có hiệu lực đang được thành phố Hà Nội khẩn trương thực hiện với quyết tâm lớn.
Xem thêm
Phiên bản di động