Từ ngày 1/2/2022 tăng giờ làm thêm đối với lao động thời vụ
Đề xuất tăng giờ làm thêm ở tất cả các ngành nghề Bài 3: Điều chỉnh quyền lợi về ngày nghỉ và giờ làm thêm Infographic: Những điểm mới trong Bộ Luật Lao động (sửa đổi) có hiệu lực từ 1/1/2021 |
Thông tư 18/2021/TT-BLĐTBXH đã cho phép tăng giờ làm thêm đối với người lao động làm công việc sản xuất có tính thời vụ, công việc gia công theo đơn đặt hàng.
Cụ thể, tổng số giờ làm việc tiêu chuẩn và số giờ làm thêm trong một ngày không quá 12 giờ; tổng số giờ làm việc tiêu chuẩn và số giờ làm thêm trong một tuần không quá 72 giờ; tổng số giờ làm thêm trong một tháng không quá 40 giờ. Và, tổng số giờ làm thêm trong một năm đối với mỗi người lao động không quá 300 giờ.
Hằng tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 1 ngày (24 giờ liên tục). Trong những tháng thời vụ hoặc phải gấp rút gia công hàng xuất khẩu theo đơn đặt hàng, nếu không thực hiện được nghỉ hằng tuần thì phải bảo đảm hằng tháng có ít nhất 4 ngày nghỉ cho người lao động.
Việc nghỉ trong giờ làm việc, nghỉ chuyển ca đối với từng người lao động được thực hiện theo quy định của Bộ luật Lao động và Nghị định 145/2020/NĐ-CP.
Ảnh minh họa |
Người sử dụng lao động phải bố trí để người lao động được nghỉ ngày nghỉ lễ, tết, nghỉ hằng năm và các ngày nghỉ có hưởng lương khác.
Đồng thời, người sử dụng lao động căn cứ vào kế hoạch sản xuất, kinh doanh hằng năm chủ động quyết định áp dụng chế độ thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi bình thường theo quy định của Bộ luật Lao động hoặc áp dụng chế độ thời gian làm việc quy định tại Thông tư 18/2021/TT-BLĐTBXH.
Khi người sử dụng lao động thực hiện chế độ thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi theo Thông tư 18/2021/TT-BLĐTBXH thì phải lập và điều chỉnh kế hoạch thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi trong năm và có tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
Người sử dụng lao động thông báo kế hoạch, kế hoạch điều chỉnh thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi trong phạm vi doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân để người lao động được biết, trước khi thực hiện ít nhất 30 ngày; thỏa thuận với người lao động khi làm thêm giờ theo quy định của Bộ luật Lao động đồng thời trả lương cho người lao động theo hợp đồng lao động và các quy định của pháp luật lao động về tiền lương.
Thông tư 18/2021/TT-BLĐTBXH có hiệu lực từ ngày 1/2/2022 và thay thế Thông tư 54/2015/TT-BLĐTBXH ngày 16/12/2015.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp
Tin khác
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng
Chính sách 24/11/2024 14:37
Xây trường mầm non tại các KCN và đối tượng thụ hưởng: Cần tiếp tục hoàn thiện chính sách
Chính sách 21/11/2024 07:42
Đề xuất điều chỉnh tăng mức trợ cấp thất nghiệp
Chính sách 19/11/2024 09:07
Xử lý nghiêm sai phạm trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội
Chính sách 14/11/2024 09:59
Sửa Luật Quảng cáo: Tăng diện tích quảng cáo trên ấn phẩm báo, tạp chí
Chính sách 12/11/2024 11:43
Quy định về mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động mới nhất
Chính sách 09/11/2024 08:44
Tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi từ các chính sách thuế, hải quan
Chính sách 09/11/2024 06:32
Cần có thêm cơ chế, chính sách hỗ trợ về nhà trẻ, mẫu giáo cho con công nhân
Chính sách 05/11/2024 18:14
Điều kiện nào để giáo viên được nghỉ hưu trước tuổi?
Chính sách 04/11/2024 07:26
Quy định mới về chế độ thai sản, người lao động cần biết
Chính sách 03/11/2024 19:23