Tư vấn tâm lý giúp học sinh giảm áp lực

(LĐTĐ) Thời gian qua, công tác tư vấn tâm lý cho học sinh đã và đang được đẩy mạnh tại các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội. Từ đó giúp phòng ngừa, hỗ trợ và can thiệp kịp thời đối với những học sinh đang gặp khó khăn về tâm lý trong học tập và cuộc sống; góp phần xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện và phòng, chống bạo lực học đường.
Tăng cường hỗ trợ, tư vấn tâm lý cho học sinh phổ thông Tránh khủng hoảng tâm lý học đường

Hoạt động cần thiết

Trường học là nơi học sinh dành khá nhiều thời gian hằng ngày và cũng là môi trường có ảnh hưởng nhiều đến khả năng phát triển của các em. Tuy nhiên, học sinh trong các trường học hiện nay đã và đang phải đối mặt với nhiều vấn đề, chẳng hạn như: Bạo lực, xâm hại, bắt nạt, nghiện games, sức khỏe tâm thần, thiếu kỹ năng sống, giá trị sống... Để tăng cường phòng ngừa, hỗ trợ, can thiệp, giải quyết các vấn đề đa dạng, phức tạp khác nhau ảnh hưởng đến học tập và cuộc sống của học sinh; đảm bảo hiệu quả, toàn diện của công tác giáo dục thì việc triển khai hoạt động tư vấn tâm lý tại các cơ sở giáo dục là rất cần thiết.

Tư vấn tâm lý giúp học sinh giảm áp lực
Công tác tư vấn tâm lý cho học sinh đã và đang được đẩy mạnh tại các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Những năm gần đây, tư vấn tâm lý học đường đã trở thành hoạt động được các nhà trường quan tâm và được triển khai thường xuyên dưới nhiều hình thức. Từ năm 2017, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã ban hành Thông tư số 31/2017/TT-BGDĐT “Hướng dẫn thực hiện công tác tư vấn tâm lý cho học sinh trong trường phổ thông”. Đây là bước ngoặt lớn giúp thay đổi nhận thức và cách vận hành việc chăm lo sức khỏe tâm thần cho học sinh trong các nhà trường. Tuy nhiên, việc tổ chức các hoạt động tư vấn tâm lý cho học sinh còn đứng trước nhiều thách thức, trong đó có việc thiếu kinh phí và nhân lực. Các trường tư thục chủ động hơn nên có thể bố trí kinh phí và có cán bộ chuyên trách, còn ở nhiều trường công lập, cán bộ tư vấn tâm lý chỉ là kiêm nhiệm, kiến thức, kỹ năng, phương pháp hạn chế nên chưa đủ kỹ năng giải quyết khi gặp những tình huống bất ngờ, đột xuất, cũng như trong quá trình xử lý thông tin… dẫn đến hiệu quả hoạt động không như mong muốn.

Trước bất cập này, ngày 30/10/2023, Bộ GD&ĐT đã ban hành Thông tư số 20/2023/TT-BGDĐT “Hướng dẫn về vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông và các trường chuyên biệt công lập”. Thông tư được cho là đã “cởi trói” cho những khó khăn về việc bố trí nhân lực cho công việc rất đặc thù này. Lần đầu tiên trong trường học, vị trí việc làm tư vấn học sinh được bố trí một biên chế. Thông tư cũng quy định rõ, trường hợp không bố trí được biên chế thì bố trí giáo viên kiêm nhiệm hoặc hợp đồng lao động.

Những cách làm hay

Ghi nhận tại Trường Trung học cơ sở Chu Văn An (quận Tây Hồ), thời gian qua, nhà trường luôn chú trọng các hoạt động tư vấn tâm lý cho học sinh. Theo đó, nhà trường thường xuyên tạo điều kiện cho học sinh được bày tỏ suy nghĩ, trao đổi tâm tư, tình cảm và giải tỏa những thắc mắc trong cuộc sống, trong học tập, trong quan hệ bạn bè, thầy trò hoặc những vấn đề tâm lý, giới tính, sức khỏe sinh sản vị thành niên. Đặc biệt, chú trọng hỗ trợ và can thiệp đối với những học sinh gặp phải những khó khăn trong đời sống tâm lý để chủ động ngăn ngừa những tác động tiêu cực gây bất ổn ảnh hưởng đến học tập và đời sống sinh hoạt hằng ngày. Ngoài ra, nhà trường cũng chủ động thu thập những ý kiến đóng góp của học sinh, phụ huynh học sinh, giáo viên trong các vấn đề liên quan đến công tác tham vấn tâm lý nhằm góp phần thúc đẩy nhà trường phát triển toàn diện và bền vững.

Theo nhà giáo Nguyễn Xuân Khang (Hiệu trưởng Trường Marie Curie), từ năm 2018, Hệ thống Giáo dục Marie Curie đã thành lập Phòng tham vấn tâm lý học đường tại cơ sở Mỹ Đình với 5 cán bộ, nhân viên, có đủ trang thiết bị cần thiết và được cấp kinh phí hoạt động theo năm học. Năm 2022, nhà trường tiếp tục thành lập thêm Phòng tham vấn ở cơ sở mới Văn Phú với quy mô tương tự. Phòng tham vấn tâm lý hoạt động theo nguyên tắc “3C”, là viết tắt của: Chuyên môn - Chuyên nghiệp - Chuyên trách. Sau 5 năm hoạt động, nhà trường đã hỗ trợ hàng nghìn học sinh và phụ huynh. Phần lớn học sinh gặp khó khăn đều chủ động tìm đến Phòng tham vấn. “5 năm gần đây, các vụ việc mâu thuẫn trong học sinh giảm hẳn, tiến đến gần triệt tiêu. Đây có thể coi là thước đo hiệu quả của công tác tư vấn tâm lý học đường”, nhà giáo Nguyễn Xuân Khang thông tin.

Tương tự, tại Trường Trung học phổ thông Đinh Tiên Hoàng, nhà giáo Nguyễn Tùng Lâm (Chủ tịch Hội đồng giáo dục Trường Trung học phổ thông Đinh Tiên Hoàng) chia sẻ, nhà trường luôn bố trí 3 cán bộ làm công tác tư vấn tâm lý. Là trường có “đầu vào” không chọn lọc nên nhà trường đặc biệt quan tâm rèn ý thức, nền nếp; giúp học sinh có “5 tự” gồm: Tự học - Tự chủ - Tự tin - Tự trọng - Tự chịu trách nhiệm. Từ nhận thức được tầm quan trọng của việc tự học, tự rèn, nhà trường tạo động lực cho học sinh phát triển bản thân thông qua việc tạo nhu cầu học tập, tạo môi trường học tập thân thiện cho học sinh. Để thực hiện các nội dung này, bên cạnh việc đề cao vai trò của giáo viên chủ nhiệm thì đội ngũ cán bộ tư vấn tâm lý cũng được đặc biệt coi trọng.

Theo ghi nhận, thời gian qua, Bộ GD&ĐT luôn quan tâm và xác định hoạt động tư vấn, hỗ trợ tâm lý cho học sinh có vai trò quan trọng trong việc trợ giúp học sinh vượt qua những vấn đề về hành vi và học tập, từ đó nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, dự phòng và ngăn chặn những diễn biến không lành mạnh về sức khỏe tâm lý của học sinh; trực tiếp tìm hiểu và can thiệp sớm những trường hợp mới có dấu hiệu rối nhiễu tâm lý; là cầu nối hỗ trợ cha mẹ chuyển học sinh tới những cơ sở trị liệu chuyên biệt hơn nếu cần thiết.

Thời gian tới, Bộ GD&ĐT sẽ chú trọng nghiên cứu, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật thuộc quản lý của Bộ về tư vấn tâm lý và công tác xã hội trong trường học được quy định, trong đó tập trung tới vấn đề về các nguồn lực triển khai, quy trình, nội dung và bảng biểu đi kèm…

Phạm Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Quận Tây Hồ: Trao quà mô hình Dân vận khéo “Thắm tình quân dân” năm 2024

Quận Tây Hồ: Trao quà mô hình Dân vận khéo “Thắm tình quân dân” năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 20/9, Ban Dân vận Quận ủy, Ban Chỉ huy Quân sự quận Tây Hồ tổ chức chương trình tặng quà thực hiện mô hình Dân vận khéo “Thắm tình quân dân” năm 2024.
Nghiêm cấm bao che, giấu khuyết điểm cho cán bộ, công chức vi phạm nồng độ cồn

Nghiêm cấm bao che, giấu khuyết điểm cho cán bộ, công chức vi phạm nồng độ cồn

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội sẽ xem xét trách nhiệm của thủ trưởng, người đứng đầu cơ quan, đơn vị trực tiếp sử dụng cán bộ, công chức, viên chức có nhiều người vi phạm nồng độ cồn, không chấp hành hiệu lệnh, yêu cầu của lực lượng thực thi công vụ…
Hải Phòng: Phân bổ kinh phí hỗ trợ 15 quận, huyện khắc phục hậu quả bão số 3

Hải Phòng: Phân bổ kinh phí hỗ trợ 15 quận, huyện khắc phục hậu quả bão số 3

(LĐTĐ) Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam Thành phố - Thường trực Ban Vận động, cứu trợ thành phố Hải Phòng đã ban hành quyết định phân bổ kinh phí trên 47 tỷ đồng hỗ trợ các quận, huyện khắc phục thiệt hại do bão số 3 (bão Yagi).
Bộ Nội vụ tán thành phương án nghỉ Tết Ất Tỵ 2025

Bộ Nội vụ tán thành phương án nghỉ Tết Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Bộ Nội vụ vừa có văn bản gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội góp ý về phương án nghỉ Tết Ất Tỵ, nghỉ lễ Quốc khánh và một số ngày nghỉ lễ, Tết khác trong năm 2025.
CDC châu Phi: Dịch bệnh đậu mùa khỉ ở châu lục chưa thể kiểm soát

CDC châu Phi: Dịch bệnh đậu mùa khỉ ở châu lục chưa thể kiểm soát

Từ đầu năm đến nay, số ca mắc bệnh đậu mùa khỉ và tử vong ở châu Phi đã tăng lần lượt là 177% và 38,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Kết quả Cúp C1 châu Âu: Barca trắng tay, Arsenal may mắn có điểm

Kết quả Cúp C1 châu Âu: Barca trắng tay, Arsenal may mắn có điểm

(LĐTĐ) Rạng sáng nay (20/9), các sân cỏ châu Âu tiếp tục sôi động với những trận đấu của Cúp C1 châu Âu 2024/2025.
Trung Bộ mưa to, lũ trên các sông lên nhanh

Trung Bộ mưa to, lũ trên các sông lên nhanh

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày và đêm 20/9, ở khu vực Nam Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình có mưa to đến rất to, với lượng mưa phổ biến 70-150 mm, có nơi trên 250 mm.

Tin khác

26 trường học ở Hà Nội chưa thể đón học sinh trở lại học trực tiếp

26 trường học ở Hà Nội chưa thể đón học sinh trở lại học trực tiếp

(LĐTĐ) Hôm nay (19/9), toàn thành phố Hà Nội còn 26 trường học chưa thể đón học sinh đến trường học tập trực tiếp trở lại, chủ yếu ở huyện Chương Mỹ.
Thực hiện các giải pháp dạy học linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tiễn

Thực hiện các giải pháp dạy học linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tiễn

(LĐTĐ) Để bảo đảm duy trì việc học cho tất cả học sinh và hoàn thành chương trình năm học theo kế hoạch, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đề nghị các Sở GD&ĐT chỉ đạo các nhà trường thực hiện các giải pháp dạy học linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tiễn.
Ngành giáo dục chủ động ứng phó với bão số 4

Ngành giáo dục chủ động ứng phó với bão số 4

(LĐTĐ) Để chủ động ứng phó với bão số 4, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đề nghị Giám đốc Sở GD&ĐT một số tỉnh, thành phố theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão; trực ban 24/24 giờ; thường xuyên cập nhật thông tin từ các cơ quan chức năng, lực lượng cứu hộ và chính quyền địa phương để có phương án ứng phó kịp thời.
Gom yêu thương gửi học sinh vùng lũ

Gom yêu thương gửi học sinh vùng lũ

(LĐTĐ) Trước những thiệt hại nặng nề cả về người và tài sản mà nhiều địa phương đang gặp phải, nhiều trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội đã và đang triển khai các hoạt động quyên góp sách vở, đồ dùng học tập, quần áo... để gửi về vùng bị ảnh hưởng bởi bão lũ.
Thăm, tặng quà các trường học trên địa bàn Quốc Oai, Sơn Tây bị ngập lụt

Thăm, tặng quà các trường học trên địa bàn Quốc Oai, Sơn Tây bị ngập lụt

(LĐTĐ) Hàng trăm suất quà đã được Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội cùng Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội gửi tới học sinh một số trường học trên địa bàn thị xã Sơn Tây và huyện Quốc Oai bị ngập lụt do ảnh hưởng của bão số 3.
Xem xét hỗ trợ học phí cho học sinh tại vùng bị ảnh hưởng bởi bão lũ

Xem xét hỗ trợ học phí cho học sinh tại vùng bị ảnh hưởng bởi bão lũ

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố tiếp tục căn cứ mức độ thiệt hại của người dân, xem xét, quyết định hỗ trợ học phí, không thu học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông theo thẩm quyền và các quy định của pháp luật hiện hành để chia sẻ, hỗ trợ phụ huynh và học sinh, đặc biệt đối với học sinh vùng bị ảnh hưởng bởi bão lũ, thiên tai.
Đề nghị miễn, giảm học phí và hỗ trợ tài chính sinh viên bị thiệt hại sau cơn bão số 3

Đề nghị miễn, giảm học phí và hỗ trợ tài chính sinh viên bị thiệt hại sau cơn bão số 3

(LĐTĐ) Để tiếp tục hỗ trợ sinh viên bị ảnh hưởng bởi bão lũ sớm ổn định việc học tập, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đề nghị các cơ sở giáo dục đại học, các trường cao đẳng sư phạm quan tâm, ưu tiên bố trí nguồn lực thực hiện việc miễn, giảm học phí và có các chế độ hỗ trợ tài chính phù hợp với hoàn cảnh của từng sinh viên.
Hà Nội vẫn còn 59 trường học chưa thể đón học sinh đi học trực tiếp

Hà Nội vẫn còn 59 trường học chưa thể đón học sinh đi học trực tiếp

(LĐTĐ) Hôm nay (17/9), toàn thành phố Hà Nội còn 59 trường học chưa thể đón học sinh đến truờng học trực tiếp trở lại, giảm 2 trường so với hôm qua.
Tặng quà Trung thu cho 150 học sinh trường chuyên biệt

Tặng quà Trung thu cho 150 học sinh trường chuyên biệt

(LĐTĐ) 150 học sinh có hoàn cảnh khó khăn đang học tập tại 3 trường chuyên biệt của thành phố Hà Nội (Trường Tiểu học Bình Minh, Trường Phổ thông cơ sở Xã Đàn và Trường Phổ thông cơ sở Nguyễn Đình Chiểu) đã được nhận quà nhân dịp Tết Trung thu.
Ngành Giáo dục khẩn trương khắc phục hậu quả sau bão lũ

Ngành Giáo dục khẩn trương khắc phục hậu quả sau bão lũ

(LĐTĐ) Những ngày qua, ngành Giáo dục đã nhanh chóng triển khai nhiều biện pháp ứng phó và khắc phục nhằm ổn định lại hoạt động dạy - học tại các địa phương bị ảnh hưởng do bão, chỉ cho học sinh đến trường khi bảo đảm an toàn.
Xem thêm
Phiên bản di động