Từ vụ pate Minh Chay nghĩ đến công tác quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm
Độc tố botulinum trong Pate Minh Chay: Sử dụng chưa đến 0,1mg đã có thể gây tử vong | |
Hơn 10.000 sản phẩm Pate Minh Chay được bán online | |
Hà Nội: Tạm giữ, xử lý hơn 31.000 sản phẩm bánh trung thu |
Qua thông tin của các cơ quan báo chí và ý kiến của các chuyên gia, các cơ quan quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm cho ta thấy: quy mô và tính chất của vụ việc là rất phức tạp, số lượng hàng được tung ra thị trường kể cả bán trực tiếp và bán online là khá lớn. 12.000 khách hàng đã mua và sử dụng sản phẩm này. Một số khách hàng do nhiễm độc nặng đang phải cấp cứu tại các bệnh viện. Qua vụ việc này, sơ bộ chúng ta có thể rút ra một số vấn đề như sau:
Thứ nhất, theo quy định hiện nay thì phần lớn những sản phẩm thực phẩm thông qua chế biến đang lưu hành trên thị trường nội địa đều được cấp Giấy phép đủ điều kiện sản xuất kinh doanh của cấp có thẩm quyền của các Bộ ngành liên quan, sau đó Doanh nghiệp được phép tự công bố Tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa và trước khi lưu hành trên thị trường. Theo tôi đây là một lỗ hổng lớn trong công tác quản lý cần phải xem xét lại bởi mấy lý do sau đây: Một khi doanh nghiệp đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an toàn thực phẩm và đã tự công bố chất lượng sản phẩm của mình thì sản phẩm thường xuyên được tung ra thị trường, chính vì vậy trong thực tế chả có doanh nghiệp nào tự công bố “sản phẩm mình không đạt chất lượng” cả (mặc dù từng lô hàng sản xuất ra có thể chất lượng, tính an toàn không đồng đều nhau, thậm chí là vi phạm an toàn thực phẩm).
Từ vụ pate Minh Chay nghĩ đến công tác quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm (ảnh N.Dung) |
Vấn đề thứ hai đó là, với điều kiện hiện nay theo thống kê cho biết, ở Việt Nam có hàng chục vạn cơ sở sản xuất chế biến thực phẩm đa phần là nhỏ lẻ đang hoạt động, chính vì vậy, cho tự công bố chất lượng sau hậu kiểm là một bài toán cực kỳ khó khăn và bất cập, không thể thực hiện được. Bởi: ở Việt Nam, kỷ luật thị trường, kỷ luật sản xuất kinh doanh trong mỗi doanh nghiệp và trong mỗi con người Việt chưa được tự giác đến mức độ tuân thủ các quy định của Pháp luật một cách nghiêm túc 100%. Với trình độ nhận biết còn thấp kém như vậy và với số doanh nghiệp lớn như trên thì các cơ quan quản lý của các bộ ngành liệu có hậu kiểm kịp thời và đầy đủ những sản phẩm tung ra thị trường hàng tháng hàng năm hay không? Điều đó mặc dù chưa có số thống kê nhưng chắc chắn là khó có thể thực hiện được trọn vẹn. Từ đó dẫn tới những sơ hở bị lợi dụng trong quá trình sản xuất, kinh doanh của những doanh nghiệp làm ăn không nghiêm túc, chỉ vì lợi nhuận mà bất chấp tất cả quyền lợi của người tiêu dùng và của xã hội.
Bên cạnh đó, vấn đề thứ ba cần nhắc đến đó là câu chuyện về 1kg thịt lợn, trước đây, 1 kg thịt lợn do 3 Bộ quản lý: Bộ Nông nghiệp quản lý chăn nuôi, Bộ Công thương quản lý việc lưu thông thịt lợn đã giết mổ và Bộ Y tế quản lý các sản phẩm thịt lợn đã qua chế biến vẫn còn nguyên giá trị thời sự về công tác quản lý cho đến hôm nay. Khi xảy ra vụ việc Pate Minh Chay thì Cơ quan Nông nghiệp địa phương cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất chế biến sản phẩm, sau đó thì lại mời Cơ quan Y tế và Công thương vào xem xét kiểm tra và xử lý. Chính sự phân công cắt khúc dễ dẫn tới những đùn đẩy trách nhiệm giữa các Bộ với nhau khi xảy ra các vụ việc, mặt khác, chậm thời gian xử lý kịp thời những vụ việc nghiêm trọng. Thực tế chứng minh cho ta thấy hậu quả qua vụ việc này thì từ khi phát hiện đến khi đình chỉ lưu thông và thông báo cho người tiêu dùng mất tới tận 9 ngày.
Thứ tư, chúng ta đã có khá đầy đủ các Luật liên quan đến an toàn thực phẩm như Luật Bảo vệ Người tiêu dùng, Luật Chất lượng hàng hóa, Luật Thương mại, Luật an toàn thực phẩm... Xong các nghị định hướng dẫn vẫn chưa thật đầy đủ, còn thiếu và chồng chéo cũng làm cho công tác quản lý thực sự gặp nhiều khó khăn. Chính Lãnh đạo Tổng Cục Quản lý Thị trường thuộc Bộ Công thương đã cho biết: “Hiện nay hệ thống các quy chuẩn kĩ thuật, tiêu chuẩn quốc gia hoặc các quy định về an toàn đối với các sản phẩm thực phẩm còn thiếu và chưa rõ ràng, thực tế này đã gây nhiều khó khăn cho các cơ quan quản lý chất lượng thực phẩm lưu thông trên thị trường”.
Rõ ràng đây cũng là một nguyên nhân làm cho công tác quản lý an toàn thực phẩm gặp nhiều khó khăn và hiệu quả không cao, người tiêu dùng vẫn phải chịu trận với ma trận hàng hóa trên thị trường hiện nay, đặc biệt là các sản phẩm đã qua chế biến được tung ra thị trường hàng ngày. Qua những vấn đề nêu trên cho ta thấy trước hết cần phải xem xét lại việc cho phép tự công bố chất lượng còn các cơ quan quản lý chỉ làm nhiệm vụ hậu kiểm sau khi sản phẩm đã được tiêu thụ. Đó là một “sơ hở chết người” cần phải xem xét lại. Cần kiến nghị những mặt hàng thực phẩm thiết yếu đối với đời sống xã hội của hàng trăm triệu người tiêu dùng hàng ngày, phải được tiền kiểm, quản lý chặt chẽ từng đợt hàng sản xuất trước khi tung ra thị trường.
Tiếp theo cần phải xem lại việc phân công nhiều bộ ngành quản lý an toàn thực phẩm, đó là điều mà các nước tiên tiến không làm. Cần phải có một cơ quan quản lý an toàn thực phẩm nhà nước ở cấp Bộ hoặc cấp Cục, có quyền kiểm tra giám sát xử lý, các Bộ ngành liên quan chỉ tham gia phối hợp. Cần phải nâng cao chế tài xử lý các chế tài xử lý các vụ việc nghiêm trọng về an toàn thực phẩm đến mức phải xử lý hình sự hoặc rút đăng kí sản xuất kinh doanh vô thời hạn. Kỷ cương về an toàn thực phẩm cần phải được siết chặt để những cá nhân tổ chức không tuân thủ Pháp luật sẽ không dám làm chứ không chót làm để chịu xử lý một cách khá nhẹ nhàng, chưa đủ sức răn đe như hiện nay. Làm được việc đó chính là bảo vệ quyền lợi trước hết cho người tiêu dùng xã hội một sức khỏe và một cuộc sống an toàn bình an.
Cuối cùng, cần phải xây dựng các Nghị định, Quy định về Tổ chức chuỗi sản xuất phân phối bán buôn bán lẻ của các loại lương thực thực phẩm thiết yếu cho đời sống của xã hội, có địa chỉ chịu trách nhiệm của từng khâu trong chuỗi đó, giao dịch mua bán vận chuyển từ công đoạn nọ sang công đoạn kia đều phải có hóa đơn chứng từ để chứng minh nguồn gốc rõ ràng của sản phẩm sẽ đem được đi tiêu thụ. Nếu chúng ta làm được những vấn đề ở trên đã trình bày thì công tác vệ sinh an toàn thực phẩm trong những năm tới sẽ có nhiều tiến bộ, góp phần vào việc thúc đẩy sản xuất và kinh doanh đúng pháp luật, bảo vệ quyền lợi và sức khỏe cho người tiêu dùng xã hội.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội
Tin khác
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tiêu dùng 22/11/2024 23:33
Hà Nội và Hà Giang: Kết nối vì sự phát triển bền vững của nông thôn mới
Tiêu dùng 22/11/2024 12:37
Đưa nông sản OCOP Hà Giang đến người tiêu dùng Thủ đô
Tiêu dùng 21/11/2024 16:47
Xăng RON 92 giảm xuống còn 19.343 đồng/lít từ chiều 21/11
Tiêu dùng 21/11/2024 16:33
Online Friday 2024: "Điểm hẹn" mua sắm trực tuyến hàng Việt chất lượng cao
Tiêu dùng 21/11/2024 11:55
Xanh hóa ngành giấy để đạt “kỳ tích” xuất khẩu
Tiêu dùng 14/11/2024 09:26
Ngành Công Thương triển khai hiệu quả Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”
Tiêu dùng 12/11/2024 14:52
Online Friday 2024: 60 giờ săn khuyến mãi "khủng" toàn quốc
Tiêu dùng 11/11/2024 22:31
Những điều cần biết để săn sale 11/11 hiệu quả
Tiêu dùng 09/11/2024 08:26
Hà Nội: Doanh thu bán lẻ hàng hóa 10 tháng 2024 tăng 10,7% so với cùng kỳ năm trước
Tiêu dùng 07/11/2024 21:36