Tuần phim ASEAN: Nơi kết nối các nền văn hóa
Thúc đẩy công tác xã hội vì một ASEAN gắn kết và hòa nhập Mới đây, tại Hà Nội, với vai trò là Chủ tịch Hiệp hội Nghề Công tác Xã hội ASEAN (ASWC) giai đoạn 2020-2021, Bộ Lao ... |
Sau 25 gia nhập ASEAN, điện ảnh Việt Nam đã góp mặt trong nhiều Tuần phim ASEAN. Đây là hoạt động văn hóa chung của các nước ASEAN nhằm hướng đến mục tiêu giới thiệu văn hóa, cuộc sống, con người của các quốc gia thành viên ASEAN, tăng cường hiểu biết lẫn nhau giữa người dân các nước trong khu vực, góp phần mở rộng hợp tác kinh tế, đầu tư, phát triển du lịch.
Các tác phẩm điện ảnh mới của các nước ASEAN qua mỗi Tuần phim đã tạo nên không gian văn hóa hấp dẫn để mỗi người dân, bạn bè quốc tế biết đến bản sắc ASEAN.
Năm 2017, tại Tuần phim ASEAN 2017 được tổ chức tại Thủ đô Ottawa - Canada, Đại sứ quán Việt Nam tại Canada đã giới thiệu tới cộng đồng quốc tế bộ phim “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”, một câu chuyện đầy cảm xúc về quê hương, gia đình, về thời niên thiếu của mỗi người.
Bộ phim đã mang lại cảm giác bình yên, thanh thản, giũ bỏ những bộn bề của cuộc sống thường nhật để kéo tâm trí khán giả về với tuổi thơ trong sáng, hồn nhiên ở một làng quê thanh bình đậm văn hóa Việt. Đây là phim điện ảnh được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh - từng giành giải văn chương ASEAN năm 2010 và được coi là một trong những tác phẩm hay nhất của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh viết về tuổi học trò.
Thông qua các tác phẩm điện ảnh, mỗi nước ASEAN có điều kiện giới thiệu bản sắc, truyền thống văn hóa, nghệ thuật của mình, qua đó giúp tăng cường giao lưu, trao đổi văn hoá, làm phong phú thêm cuộc sống tinh thần của người dân trong Cộng đồng ASEAN. |
Cùng với đó, 7 bộ phim tiêu biểu của 7 nước ASEAN tại Canada được trình chiếu tại 2 địa điểm văn hoá công cộng ở trung tâm thủ đô là Nhà hát Mayfair và Thư viện công cộng Ottawa. Hầu hết các bộ phim được lựa chọn trình chiếu đều thuộc thể loại tình cảm, tâm lý xã hội, phản ánh mối quan hệ giữa con người với con người trong xã hội, hay khát vọng đi tìm giá trị đích thực của cuộc sống, tình yêu.
Thông qua các tác phẩm điện ảnh này, mỗi nước ASEAN có điều kiện giới thiệu bản sắc, truyền thống văn hóa, nghệ thuật của mình, qua đó giúp tăng cường giao lưu, trao đổi văn hoá, làm phong phú thêm cuộc sống tinh thần của người dân trong Cộng đồng ASEAN.
Ngoài ra, sự kiện văn hoá này cũng giúp khán giả Canada hiểu thêm về đất nước, con người và các nền văn hóa giàu bản sắc của các nước Đông Nam Á, góp phần tăng cường tình hữu nghị, hợp tác và thúc đẩy tiến trình xích lại gần nhau giữa hai bờ Thái Bình Dương.
Một ấn tượng nữa mà Việt Nam để lại trong mắt bạn bè quốc tế đó là bộ phim “Hai Phượng” của nhà sản xuất Ngô Thanh Vân tại Tuần phim ASEAN 2019 tại Hàn Quốc. Phim được chiếu tại rạp CGV Myeongdong ở Thủ đô Seoul với sự tham dự của nhiều đạo diễn, diễn viên, đại sứ và khán giả Hàn Quốc và các nước ASEAN. Bộ phim đánh giá nỗ lực hội nhập của điện ảnh Việt đang chuyển mình vươn ra thế giới.
Trước đó, “Hai Phượng” đã tạo được dấu ấn với truyền thông, khán giả và thành công về doanh thu ở cả hai thị trường Việt Nam và Mỹ. Tại tuần phim 2019, 9 bộ phim khác của 9 nước ASEAN còn lại cũng được trình chiếu tại Seoul, Busan, Jeju và Gwangju, mang đến những nét văn hóa đặc sắc của mỗi quốc gia.
Tiếp nối những hoạt động văn hóa sôi nổi trong cộng đồng ASEAN, năm nay, Tuần phim ASEAN 2020 được tổ chức tại 3 thành phố lớn ở Việt Nam là Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 7. Phát biểu tại buổi lễ Khai mạc Tuần phim, Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông khẳng định: Tuần phim nhằm hướng đến mục tiêu giới thiệu văn hóa, cuộc sống, con người của các quốc gia thành viên ASEAN, tăng cường hiểu biết lẫn nhau giữa người dân các nước trong khu vực, góp phần mở rộng hợp tác kinh tế, đầu tư, phát triển du lịch.
Tuần phim ASEAN mang khẩu hiệu “ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng”, trùng với chủ đề của năm Việt Nam làm Chủ tịch ASEAN. Sự thành công của Tuần phim ASEAN 2020 đã thể hiện hình ảnh một Việt Nam hòa bình, ổn định, thân thiện, đổi mới và giàu tiềm năng; quảng bá đất nước, con người, danh lam thắng cảnh và truyền thống văn hóa tốt đẹp, giàu tính nhân văn của dải đất hình chữ S. Qua đó, nâng cao vai trò và vị thế của Việt Nam với tư cách Chủ tịch ASEAN trong năm 2020.
Ngay sau lễ khai mạc, khán giả đã có cơ hội theo dõi bộ phim “Hạnh phúc của mẹ” của điện ảnh Việt Nam. Những cánh đồng muối trắng xóa trải dài vô tận, những cung đường hoang sơ cho đến hình ảnh người nông dân làm muối (diêm dân) đã trở nên thật đẹp qua ống kính của các nhà điện ảnh. Cùng với những bộ phim đến từ các quốc gia châu Á khác như Lào, Campuchia, Indonesia…, Tuần phim ASEAN 2020 đã kết nối các nền văn hóa đa dạng và đầy sắc màu.
Bảo Thoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội
Man City 0-4 Tottenham: Thất bại thứ 5 liên tiếp của Man City
Tỷ giá USD hôm nay 24/11: Đồng USD chốt tăng tuần 0,75%, đạt mức 107,49
Arsenal 3-0 Nottingham: Chấm dứt chuỗi 4 trận không biết mùi chiến thắng
Tin khác
Độc đạo tập cuối: Cái kết bi thương cho nhân vật Hồng
Điện ảnh 21/11/2024 14:16
Độc đạo tập 36: Cái kết liệu có trọn vẹn?
Điện ảnh 20/11/2024 11:25
Độc Đạo tập 34: Quân “già” buộc Hồng phải lên bản Mây
Điện ảnh 18/11/2024 07:37
Hé lộ 3 tập cuối phim Độc đạo: Nhiều tình tiết bất ngờ và khó đoán
Điện ảnh 15/11/2024 06:43
Sắp ra mắt bộ phim truyền hình 60 tập quy mô nhất về người lính Cụ Hồ
Điện ảnh 12/11/2024 20:26
Đề tài lịch sử và chuyển thể văn học: Cơ hội lớn và thách thức của điện ảnh Việt
Điện ảnh 12/11/2024 12:42
Độc Đạo tập 32, Khương đưa Tuyết ra mắt mẹ
Điện ảnh 12/11/2024 11:23
Bế mạc liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII
Điện ảnh 11/11/2024 22:31
Triển lãm về các di sản Việt Nam được UNESCO công nhận qua thước phim điện ảnh
Điện ảnh 07/11/2024 22:07
"Ngày xưa có một chuyện tình" mở màn ấn tượng tại HANIFF VII
Điện ảnh 07/11/2024 21:24