Ứng dụng công nghệ thông tin chống dịch Covid-19

(LĐTĐ) Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, Bộ Y tế đã ra mắt Trung tâm quản lý, điều hành trực tuyến hỗ trợ chuyên môn chẩn đoán, điều trị Covid-19. Việc ứng dụng công nghệ thông tin để kết nối mạng lưới các cơ sở khám, chữa bệnh có khả năng thu dung chẩn đoán và điều trị người bệnh Covid-19, từ đó giúp các chuyên gia hàng đầu có thể hỗ trợ kịp thời trong trường hợp dịch bệnh xảy ra trên diện rộng mọi lúc, mọi nơi.
Người dân phải chủ động, tự giác mới thành công trong phòng chống dịch Covid-19
Triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch Covid-19
Việt Nam sẽ tiếp tục chia sẻ thông tin, phối hợp với các nước trong phòng, chống dịch Covid-19

Chỉ đạo công tác chống dịch qua công nghệ 4.0

Vừa qua, tại Trung tâm quản lý, điều hành trực tuyến hỗ trợ chuyên môn, chẩn đoán, điều trị Covid-19 Bộ Y tế, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam- Trưởng ban chỉ đạo phòng, chống dịch đã chỉ đạo và điều hành công tác chống dịch Covid-19 đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2.

Ứng dụng công nghệ thông tin chống dịch Covid-19
Tại Trung tâm quản lý, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, cùng lãnh đạo Bộ Y tế trao đổi chuyên môn điều trị 9 bệnh nhân dương tính Covid-19 với bác sĩ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương.

Báo cáo với Phó Thủ tướng, bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Trung Cấp, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 cho biết: Hiện tại Bệnh viện đang điều trị cho 9 bệnh nhân dương tính Covid-19, trong đó có 5 bệnh nhân ở Hà Nội, 4 bệnh nhân từ Quảng Ninh chuyển lên. Bệnh nhân trẻ tuổi nhất dương tính với Covid-19 là 27 tuổi, cao tuổi nhất là 74 tuổi, trong đó, có 2 bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp. Hiện sức khoẻ các bệnh nhân đều ổn định và không còn sốt.

Qua màn hình, Phó Thủ tướng đã biểu dương và động viên đội ngũ cán bộ y tế Bệnh viện đã nỗ lực hết mình chăm sóc, điều trị người bệnh. Đồng thời, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu, Bệnh viện theo dõi sát bệnh nhân, không để lây nhiễm chéo trong bệnh viện. Bên cạnh đó, PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh, Phó Trưởng Tiểu ban Điều trị, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống Covid-19 (Bộ Y tế) đề nghị các cán bộ y tế tại Bệnh viện cần theo dõi sát tình hình người bệnh, lưu ý những bệnh nhân có những triệu chứng khác đi kèm. Các cán bộ y tế hướng dẫn người bệnh vận động, phục hồi chức năng, động viên bệnh nhân hợp tác, phối hợp điều trị để sớm khỏi bệnh và ra viện.

Cũng tại Trung tâm, PGS Vũ Nam - Giám đốc Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương cũng báo cáo 1 trường hợp là điều dưỡng bệnh viện có chồng làm tại khách sạn do bệnh nhân số 17 làm quản lý. Ngay lập tức, Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương đã thực hiện các biện pháp cách ly đối với điều dưỡng cùng gia đình. Qua xét nghiệm người chồng có kết quả âm tính…

Như vậy, với giải pháp y tế số 4.0 tại Trung tâm, giúp triển khai một hệ thống hỗ trợ chẩn đoán và điều trị bệnh nhân nhiễm Covid – 19 xuyên suốt từ Cục Quản lý khám chữa bệnh – Bộ Y tế tới các cơ sở khám, chữa bệnh có thu dung, cách ly, điều trị người bệnh Covid-19.

Chuyên gia hàng đầu hỗ trợ tuyến dưới mọi lúc, mọi nơi

Trước đó, ngày 5/3, tại Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Trung tâm quản lý, điều hành trực tuyến hỗ trợ chuyên môn chẩn đoán, điều trị Covid-19 đã chính thức đi vào hoạt động. Trung tâm này có chức năng quản lý và điều hành các nguồn lực và hoạt động chuyên môn nhằm hỗ trợ các cơ sở khám chữa bệnh trong thu dung, cách ly, chẩn đoán và điều trị người bệnh Covid-19 trực tiếp hoặc trực tuyến từ xa qua công nghệ thông tin và viễn thông.

Bởi lẽ, theo Bộ Y tế, trước diễn biến phức tạp về tình hình dịch bệnh Covid- 19, Việt Nam phải lường trước những tình huống bùng phát dịch bệnh trên quy mô lớn, có nhiều bệnh nhân nặng. Từ trước tới nay, Ngành Y tế vẫn hỗ trợ y tế tuyến dưới qua hệ thống trực tuyến, qua điện thoại, tuy nhiên vẫn còn một số bất cập. Vì thế, sự ra đời của Trung tâm này sẽ giúp hỗ trợ về chuyên môn với các tuyến, kể cả vùng sâu, xa. Kinh nghiệm của các giáo sư đầu ngành ngay từ tuyến Trung ương sẽ được áp dụng ngay cho tuyến cơ sở.

Trung tâm có khả năng kết nối đến 23 điểm cầu trọng điểm chống dịch và hơn 1.400 bệnh viện trên cả nước. Thông qua sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, các chuyên gia tuyến trên ở bất cứ đâu có thể biết được tất cả diễn biến của bệnh nhân từ hô hấp, điện tim. Cụ thể, Trung tâm sẽ sử dụng phần mềm bệnh án điện Clas Healthcare cho toàn bộ các bệnh nhân nhiễm vi rút; phần mềm Pacs và phần mềm truyền tải dữ liệu lâm sàng theo thời gian thực từ tất cả các cơ sở điều trị đến các trung tâm hỗ trợ và trung tâm chỉ huy.

Các phần mềm nêu trên sẽ tích hợp cùng với các thiết bị y tế hiện đại như máy thở Carescape R860 và máy theo dõi bệnh nhân Carescape B450… Từ đó sẽ hỗ trợ tuyến dưới làm sao chỉ định phù hợp về thở máy, truyền dịch. Ngoài ra, khi dịch xảy ra diện rộng, việc thiếu bác sĩ hồi sức sẽ là hiện hữu, vì thế Bộ Y tế đã nhanh chóng triển khai việc xây dựng và đưa Trung tâm đi vào hoạt động.

Cũng theo PGS Lương Ngọc Khuê, việc áp dụng công nghệ thông tin tại trung tâm này trong tư vấn điều trị từ xa giúp nâng cao năng lực xử lý dịch bệnh của hệ thống khám, chữa bệnh, kịp thời đối phó với các cấp độ kịch bản bệnh dịch, đồng thời giúp các bác sĩ tại cơ sở giảm sự tiếp xúc với bệnh nhân, giảm được nguy cơ phơi nhiễm.

"Một trong những vấn đề lây nhiễm dịch bệnh là thời gian tiếp xúc của người chăm sóc với người bệnh càng nhiều, tỉ lệ lây nhiễm càng tăng. Do đó nếu có phương tiện, hình thức chăm sóc vừa đảm bảo theo dõi bệnh nhân kịp thời, lại giúp hạn chế lây nhiễm giữa nhân viên y tế và bệnh nhân là rất cần thiết. Hệ thống này ra đời giải quyết vấn đề đó, giảm tiếp xúc của nhân viên y tế và bệnh nhân”- GS.TS Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ y tế cho biết.

Việc ứng dụng công nghệ thông tin để kết nối mạng lưới các cơ sở khám, chữa bệnh có khả năng thu dung chẩn đoán và điều trị người bệnh Covid-19, từ đó hỗ trợ kịp thời trong trường hợp dịch bệnh xảy ra trên diện rộng. Trong trường hợp bất kỳ cơ sở khám, chữa bệnh có điều trị người bệnh Covid-19, trung tâm điều hành sẽ thiết lập điểm cầu để bảo đảm việc giám sát, hỗ trợ từ xa về chuyên môn chẩn đoán điều trị người bệnh Covid-19 tại chỗ, hạn chế tối đa việc chuyển người bệnh lên tuyến trên không cần thiết.

PGS.TS Lương Ngọc Khuê cũng cho biết, ngay khi nhận định có nguy cơ dịch bệnh xâm nhập vào Việt Nam, Cục quản lý Khám, chữa bệnh đã thành lập Hội đồng chuyên môn với sự tham gia của đội ngũ giáo sư, chuyên gia đầu ngành các chuyên khoa Truyền Nhiễm, Hồi sức tích cực, Nhi khoa, Kiểm soát nhiễm khuẩn, Cận lâm sàng từ các Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, Bệnh viện Bạch Mai, Học viện Quân Y, Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện Nhiệt đới TP Hồ Chí Minh, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP Hồ Chí Minh… để xây dựng một hệ thống tài liệu chuyên môn và trực tiếp hỗ trợ tuyến dưới.

Đồng thời, với phương châm 4 tại chỗ, gồm: Cách ly tại chỗ, điều trị tại chỗ, nguồn lực tại chỗ và chỉ huy tại chỗ, đã giúp Việt Nam hạn chế được sự lây lan của dịch bệnh và điều trị thành công cho 16 ca bệnh Covid-19. Do đó, Trung tâm Quản lý, điều hành trực tuyến hỗ trợ chuyên môn chẩn đoán, điều trị Covid-19 được triển khai là hết sức cần thiết.

Cũng theo PGS Lương Ngọc Khuê, việc áp dụng công nghệ thông tin tại trung tâm này trong tư vấn điều trị từ xa giúp nâng cao năng lực xử lý dịch bệnh của hệ thống khám, chữa bệnh, kịp thời đối phó với các cấp độ kịch bản bệnh dịch, đồng thời giúp các bác sĩ tại cơ sở giảm sự tiếp xúc với bệnh nhân, giảm được nguy cơ phơi nhiễm. Đây là bước đệm quan trọng trong việc thành lập các trung tâm chỉ huy của Bộ Y tế, Hội Hồi sức cấp cứu và chống độc Việt Nam tập hợp các bệnh viện lớn tại 3 miền Bắc, Trung, Nam để các chuyên gia đầu ngành có thể hỗ trợ hội chẩn từ xa, tiên lượng, tư vấn giải pháp xử lý và điều trị kịp thời các trường hợp nhiễm Covid-19, hay ứng dụng để kiểm soát dịch bệnh trong tương lai cho các bác sĩ tuyến dưới khi cần.

Minh Khuê

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Gần 1.000 người hưởng ứng hiến máu Ngày Chủ nhật đỏ cùng Amway Việt Nam

Gần 1.000 người hưởng ứng hiến máu Ngày Chủ nhật đỏ cùng Amway Việt Nam

(LĐTĐ) Amway Việt Nam tiếp tục phối hợp với báo Tiền Phong và Bệnh viện Quân y 175 tổ chức chương trình hiến máu Chủ nhật đỏ tại Amway Center Thành phố Hồ Chí Minh. Sự kiện thu hút gần 1.000 nhân viên, nhà phân phối và khách hàng của Amway tham gia, đóng góp hơn 400 đơn vị máu vào quỹ máu của bệnh viện, bệnh xá Đảo Trường Sa.
Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân

Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân

(LĐTĐ) Tính đến 17h ngày 20/9, tài khoản của Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận tổng số tiền ủng hộ là 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân trong và ngoài nước.
Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc bắt đầu từ tư duy và hành động

Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc bắt đầu từ tư duy và hành động

(LĐTĐ) Nhìn lại hơn 4.000 năm lịch sử, đặc biệt kể từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945 khai sinh ra Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa đến nay dân tộc ta đã giành được nhiều thành tựu: Giải phóng dân tộc; thống nhất đất nước; bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ; tạo môi trường hòa bình, hữu nghị, hợp tác, nâng tầm vị thế Việt Nam trên trường quốc tế; hội nhập toàn diện vào kinh tế toàn cầu và quy mô nền kinh tế ngày càng lớn; đời sống nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc.
Khơi dậy tình yêu và khát vọng phát triển Thủ đô

Khơi dậy tình yêu và khát vọng phát triển Thủ đô

(LĐTĐ) Chiều 20/9, tại Trường THPT Việt Đức, Báo Hànộimới đã tổ chức buổi Gặp mặt, giao lưu trực tuyến nhân chứng lịch sử với chủ đề "Hà Nội, 70 năm dựng xây và phát triển".
Chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Việt Nam

Chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Việt Nam

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Hệ thống tiêm chủng VNVC chính thức ra mắt và triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết của Takeda, Nhật Bản cho trẻ em từ 4 tuổi và người lớn tại gần 200 trung tâm hiện đại trên toàn quốc.
“Con quay Đại chiến VASI 2024”: Thúc đẩy bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo

“Con quay Đại chiến VASI 2024”: Thúc đẩy bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo

(LĐTĐ) Nằm trong khuôn khổ Triển lãm FBC ASEAN 2024, ngày 19/9 vừa qua, tại Trung tâm Triển lãm quốc tế I.C.E (Hà Nội), Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI) cùng các đối tác đã tổ chức cuộc thi “Con quay Đại chiến VASI 2024”. Cuộc thi được đánh giá là một sân chơi sáng tạo, thúc đẩy những bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo Việt Nam.
LĐLĐ quận Hoàng Mai thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt tại Sơn Tây

LĐLĐ quận Hoàng Mai thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt tại Sơn Tây

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây phối hợp cùng LĐLĐ quận Hoàng Mai đã tới thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt do ảnh hưởng của cơn bão số 3 tại xã Xuân Sơn.

Tin khác

Chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Việt Nam

Chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Việt Nam

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Hệ thống tiêm chủng VNVC chính thức ra mắt và triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết của Takeda, Nhật Bản cho trẻ em từ 4 tuổi và người lớn tại gần 200 trung tâm hiện đại trên toàn quốc.
Tiếp nhận 2.077 đơn vị máu trong ngày hội Trung thu cho em 2024

Tiếp nhận 2.077 đơn vị máu trong ngày hội Trung thu cho em 2024

(LĐTĐ) Trong 3 ngày liên tiếp từ 12-14/9, ngày hội hiến máu Trung thu cho em 2024 đã tiếp nhận 2.077 đơn vị máu từ người dân Thủ đô.
VNVC tiêm miễn phí gần 200 trẻ trong ngày đầu chiến dịch tăng cường vắc xin sởi

VNVC tiêm miễn phí gần 200 trẻ trong ngày đầu chiến dịch tăng cường vắc xin sởi

(LĐTĐ) Chỉ trong ngày đầu triển khai chiến dịch tiêm vắc xin sởi tăng cường của Thành phố Hồ Chí Minh, 39 Trung tâm tiêm chủng VNVC đã tiêm miễn phí cho gần 200 trẻ từ 1-10 tuổi, bên cạnh đó là gần 1.000 mũi vắc xin dịch vụ có thành phần chống sởi.
Gia tăng bệnh nhân mắc vi khuẩn whitmore nhập viện

Gia tăng bệnh nhân mắc vi khuẩn whitmore nhập viện

(LĐTĐ) Bệnh whitmore có diễn biến và triệu chứng lâm sàng đa dạng, cần chẩn đoán phân biệt với nhiều bệnh. Khi được chẩn đoán và điều trị không đúng, bệnh whitmore có tỷ lệ tử vong cao, có thể lên tới 40%.
Không chủ quan với bệnh da liễu mùa mưa, bão

Không chủ quan với bệnh da liễu mùa mưa, bão

(LĐTĐ) Trong và sau mưa lũ, rất nhiều vi sinh vật, rác, chất thải… theo dòng nước tràn nhiều nơi, gây ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nhiều nguy cơ dịch bệnh. Bởi vậy, khi mưa lũ rút, người dân đối mặt với nhiều nguy cơ bệnh tật, bao gồm các bệnh đường hô hấp, truyền nhiễm, tiêu hóa... đặc biệt là các bệnh về da liễu.
Phẫu thuật vi phẫu cứu sống bệnh nhân bị ung thư lưỡi

Phẫu thuật vi phẫu cứu sống bệnh nhân bị ung thư lưỡi

(LĐTĐ) Đau lưỡi lâu ngày và tự uống thuốc không đỡ, bệnh nhân đi khám và được phát hiện ung thư bờ lưỡi nguy hiểm. Để điều trị, phương pháp tối ưu là cắt bỏ toàn bộ vị trí khối u và các vùng có liên quan, sau đó tạo hình lưỡi bằng vạt vi phẫu.
Đảm bảo an toàn đối với thực phẩm hỗ trợ người dân vùng bão, lũ

Đảm bảo an toàn đối với thực phẩm hỗ trợ người dân vùng bão, lũ

(LĐTĐ) Vừa qua, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đưa ra khuyến cáo người dân về việc bảo đảm an toàn thực phẩm đối với hàng cứu trợ người dân vùng bão lũ.
Bảo đảm an toàn tiêm vắc xin sởi cho trẻ em

Bảo đảm an toàn tiêm vắc xin sởi cho trẻ em

(LĐTĐ) Là đơn vị cùng Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh triển khai chiến dịch tiêm vắc xin sởi miễn phí cho trẻ em từ 1-10 tuổi, Hệ thống tiêm chủng VNVC đặt tiêu chí an toàn lên hàng đầu.
Sốt xuất huyết bắt đầu bước vào giai đoạn cao điểm

Sốt xuất huyết bắt đầu bước vào giai đoạn cao điểm

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 6/9 đến ngày 13/9), toàn Thành phố ghi nhận 227 ca mắc sốt xuất huyết, tăng 37 trường hợp so với tuần trước.
Tập trung mọi nguồn lực cứu chữa cho các nạn nhân trong vụ lũ quét tại bản Làng Nủ

Tập trung mọi nguồn lực cứu chữa cho các nạn nhân trong vụ lũ quét tại bản Làng Nủ

(LĐTĐ) Bệnh viện Bạch Mai thông tin, đang tiếp nhận điều trị cho 2 nạn nhân trong vụ lũ quét tại bản Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, Lào Cai). Đó là một nam giới và một trẻ em trong tình trạng nặng.
Xem thêm
Phiên bản di động