Ứng xử thế nào với mạng xã hội

(LĐTĐ) Mạng xã hội ngày càng được đông đảo công nhân lao động sử dụng như một hình thức cập nhật thông tin, kết nối bạn bè và giải trí. Tuy nhiên, trên mạng xã hội có nhiều luồng thông tin tốt, xấu đan xen, vì vậy đòi hỏi người sử dụng luôn cảnh giác trước những tin xấu, độc và chủ động lựa chọn, tiếp nhận những thông tin chính thống để biến mạng xã hội trở thành công cụ hữu ích đối với bản thân.
Phát huy hiệu quả tuyên truyền phòng dịch qua mạng xã hội
Quy định mới đối với người dùng mạng xã hội
Đưa chính sách, pháp luật đến gần hơn với người lao động

Thời điểm dịch bệnh Covid-19 mới bùng phát, lợi dụng tâm lý hoang mang, lo sợ của người dân, nhiều đối tượng đã tung tin đồn thất thiệt về dịch bệnh trên các trang mạng xã hội gây hoang mang dư luận. Với những tin giả về dịch bệnh, nhiều công nhân lao động đã kiên quyết nói không và chủ động cập nhật thông tin chính xác từ Bộ Y tế và các báo đài chính thống.

Anh Nguyễn Văn Thể, công nhân đang làm việc tại khu công nghiệp Sài Đồng chia sẻ: “Tham gia mạng xã hội, tôi được tiếp cận với nhiều thông tin về dịch bệnh Covid-19. Đơn cử như khi trên địa bàn thành phố Hà Nội có bệnh nhân đầu tiên dương tính với dịch Covid-19, ngay lập tức trên mạng xã hội đã có thông tin bệnh nhân này đi những đâu và làm gì trước khi vào cơ sở y tế để cách ly bắt buộc.Thực sự, khi đọc thông tin này tôi cảm thấy rất hoang mang, lo sợ”.

2017 4916 img 9748
Công nhân lao động sử dụng mạng xã hội như một công cụ hữu ích đối với bản thân (Ảnh Mai Quý)

Nhưng sau khi đọc tin tức ở các báo đài chính thống, tôi được biết đối tượng đăng thông tin thất thiệt trên đã bị cơ quan công an xử lý vì đăng tải thông tin sai sự thật trên mạng xã hội. Ngoài trường hợp này còn có hàng trăm trường hợp khác đã bị xử lý vì đăng tải thông tin sai sự thật liên quan đến dịch bệnh Covid-19, gây hoang mang dư luận và làm ảnh hưởng đến công tác phòng chống dịch bệnh.

“Từ đó, tôi đã kiên quyết nói không với những thông tin trên mạng xã hội liên quan đến dịch bệnh Covid-19. Đồng thời, tôi cũng không like, không chia sẻ những thông tin liên quan đến dịch bệnh Covid-19. Thay vào đó, tôi thường xuyên theo dõi những thông tin về dịch bệnh qua trang thông tin của Bộ Y tế và đọc tin tức ở các báo đài chính thống. Qua các kênh thông tin đó, tôi sẽ có được những thông tin chính xác nhất về dịch bệnh, biết cách phòng chống và bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình”– anh Thể chia sẻ.

Mặc dù đã nhiều năm sử dụng mạng xã hội nhưng chị Nguyễn Thị Hoa, công nhân đang làm việc tại khu công nghiệp Nội Bài chỉ coi đây là công cụ để kết nối với bạn bè, gia đình và chị luôn nói không với thông tin được đăng tải trên mạng xã hội. Lý giải về điều này, chị Hoa cho biết: “Sở dĩ tôi không đọc thông tin trên mạng xã hội vì độ xác thực của những thông tin đó không cao.

Nhiều người đăng tin trên mạng xã hội để thu hút người xem, lượt theo dõi, lượt like nhằm mục đích cá nhân như để bán hàng, giới thiệu sản phẩm hay dụ dỗ, lôi kéo người khác tham gia hoạt động nào đó… Thực tế, có nhiều người sử dụng mạng xã hội, sau khi tiếp nhận thông tin, không kiểm chứng thông tin mà đã chia sẻ trên trang cá nhân và chia sẻ vào những hội nhóm mà mình tham gia làm cho những thông tin đó càng lan rộng”.

Chị Hoa chia sẻ, chị rất quan tâm đến những tin tức liên quan đến các vấn đề xã hội, lao động, việc làm, các chế độ chính sách liên quan trực tiếp đến người lao động. Để tiếp nhận những thông tin này, chị thường xem trên ti vi hoặc truy cập vào các trang báo chính thống, các báo liên quan đến người lao động như báo Lao động, Lao động Thủ đô hay trang web của Công đoàn Hà Nội, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam…

Ngoài ra, chị cũng thường xuyên theo dõi trang Facebook của tổ chức Công đoàn Việt Nam, bởi với chị đó thực sự là một diễn đàn của công nhân lao động. Tại trang Facebook này, công nhân lao động được cập nhật, thảo luận, trao đổi những thông tin mình quan tâm. Đặc biệt, công nhân lao động được tư vấn nghề nghiệp, việc làm, được giới thiệu các chương trình phúc lợi, hoạt động xã hội từ thiện… cho đoàn viên, người lao động của các cấp công đoàn. Ngoài ra, mọi vấn đề liên quan đến công việc, đời sống mà công nhân lao động đưa lên cũng được quan tâm, giải đáp.

Nói về hiệu quả của trang Facebook của tổ chức Công đoàn, anh Trần Văn Nam, công nhân đang làm việc tại khu công nghiệp Thăng Long cho biết: “Công nhân lao động chúng tôi thường cập nhật thông tin, đặc biệt là những thông tin liên quan trực tiếp đến người lao động như chính sách về Bảo hiểm xã hội, tiền lương, lương tối thiểu vùng, quy định làm thêm giờ… qua các buổi tuyên truyền, phổ biến của các cấp Công đoàn.

Bên cạnh đó, từ khi theo dõi trang Facebook của tổ chức Công đoàn, tôi đã thường xuyên cập nhật thông tin qua diễn đàn này. Nhờ vậy, tôi biết được những thông tin chính thống, tích cực liên quan đến chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, hoạt động của các cấp công đoàn và các phong trào trong công nhân lao động, tình hình đời sống, việc làm của người lao động... Tại đây, mọi thắc mắc của tôi liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động cũng được giải đáp cụ thể, dễ hiểu”.

Bên cạnh việc sử dụng mạng xã hội như một kênh thông tin, nhiều công nhân lao động còn coi đây là công cụ hữu ích phục vụ những mục đích chính đáng, hợp pháp của bản thân. Chị Nguyễn Thu Thủy (quê Lào Cai) đang làm việc tại khu công nghiệp Thăng Long chia sẻ: “Trước đây, khi chuẩn bị xuống Hà Nội để tìm việc, tôi đã lên các hội, nhóm của công nhân lao động trên mạng xã hội để tìm hiểu thông tin và tham khảo về các công ty đang có nhu cầu tuyển dụng lao động.

Từ đó, tôi đã biết trước được các thông tin cần thiết như: Yêu cầu tuyển dụng, mức lương, thời gian làm việc, lịch phỏng vấn… và tôi cũng có thể chủ động tham khảo ý kiến của các công nhân lao động trong hội, nhóm về điều kiện làm việc và chế độ đãi ngộ của các công ty đang tuyển dụng. Qua đó, tôi đã tiết kiệm được rất nhiều thời gian tìm việc.

Những ngày đầu mới xuống Hà Nội làm việc tại khu công nghiệp Thăng Long, tôi cũng đã chủ động vào các hội, nhóm trên Facebook của công nhân lao động đang làm việc tại khu công nghiệp này để hỏi về chỗ thuê trọ. Từ những chia sẻ, tư vấn nhiệt tình của các thành viên trong hội, nhóm mà tôi đã tìm được một khu nhà trọ an toàn, giá cả hợp lý”.

Mạng xã hội còn là nơi để nhiều công nhân lao động thể hiện cái duyên của mình đối với nghề kinh doanh, từ đó tăng thêm thu nhập. Chị Vũ Thùy Linh, công nhân đang làm việc tại khu công nghiệp Sài Đồng chia sẻ: “Nhận thấy quanh khu vực tôi thuê trọ tập trung rất nhiều gia đình công nhân sinh sống, đa phần những gia đình đó đều có con nhỏ nhưng do đi làm tối ngày, ít có thời gian đi chợ hay đến các cửa hàng để sắm đồ cho con nên họ thường lên mạng xã hội để mua hàng online và nhờ ship đến tận nơi vừa tiện lợi vừa đỡ tốn thời gian.

Chính vì thế, ngoài thời gian làm việc tại công ty, tôi đã quyết định kinh doanh online mặt hàng quần áo trẻ em. Do bán hàng chất lượng, uy tín nên lượng khách hàng tìm đến shop online của tôi ngày càng đông vì thế mà nguồn thu nhập của tôi cũng tăng thêm 2 - 3 triệu đồng mỗi tháng nhờ kinh doanh online”.

Nên xem

Tăng mức hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở đối với người có công

Tăng mức hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở đối với người có công

(LĐTĐ) Người có công sẽ được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ để cải tạo, sửa chữa nhà ở, mức 60 triệu đồng/hộ nếu xây mới, theo Quyết định mới ban hành của Thủ tướng Chính phủ...
Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi

Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi

(LĐTĐ) Theo quy định của pháp luật, lao động nữ khi đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi sẽ được hưởng một số quyền lợi đặc biệt.
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa có giải đáp thắc mắc của người lao động liên quan đến cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng.
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

(LĐTĐ) Thời gian qua, các quận, huyện trên địa bàn thành phố đã chú trọng công tác tuyên truyền, thực hiện các giải pháp cụ thể, quan tâm, chăm lo hỗ trợ trẻ em gái, đặc biệt là trường hợp có hoàn cảnh khó khăn để nâng cao vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh.
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

(LĐTĐ) Trong quá trình điều tra, cơ quan Công an đã tiến hành trưng cầu giám định 5 túi mật thu giữ của 2 đối tượng. Kết quả xác định, số túi mật thu giữ từ các đối tượng và các bị hại đều là mật của lợn.
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

(LĐTĐ) Từ 1/1/2025, Cảnh sát giao thông sẽ chù trì kiểm tra lý thuyết, thực hành với tài xế bị trừ hết điểm bằng lái.
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

(LĐTĐ) Ngày 24/11, Công an thành phố Hà Nội cho biết, lực lượng chức năng vừa triệt phá, bóc gỡ đường dây nhập lậu, tiêu thụ hàng nghìn tấn khí N2O (khí cười) từ nước ngoài về Việt Nam, bắt giữ các đối tượng chủ mưu, cầm đầu để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.

Tin khác

Tổ chức Hội nghị cán bộ năm 2025 đảm bảo dân chủ, thiết thực

Tổ chức Hội nghị cán bộ năm 2025 đảm bảo dân chủ, thiết thực

(LĐTĐ) Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị chủ trì, phối hợp với Công đoàn cơ sở tổ chức Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức (CB,CC,VC), người lao động (NLĐ) của cơ quan, đơn vị, đảm bảo dân chủ, thiết thực, đúng trình tự, nội dung, hình thức, thành phần quy định tại Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022.
LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn

LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Những ngày qua, Liên đoàn Lao động quận Đống Đa đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực chăm lo cho đoàn viên, người lao động, như tổ chức tọa đàm nâng cao nghiệp vụ hoạt động công đoàn; thăm, tặng quà đoàn viên công đoàn, người lao động có hoàn cảnh khó khăn; khám sức khoẻ miễn phí cho đoàn viên, người lao động…
Dư âm đẹp từ Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội năm 2024

Dư âm đẹp từ Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Sau nhiều trận tranh tài sôi nổi và không kém phần gay cấn, ngày 23/11, tại Sân bóng Đền Lừ 3 (quận Hoàng Mai, Hà Nội), Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội lần thứ XVII, năm 2024 chính thức khép lại. Mùa giải năm 2024, đội bóng xuất sắc giành chức vô địch thuộc về đội Xí nghiệp Xe buýt Yên Viên.
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

(LĐTĐ) Làm việc với các đơn vị trong Cụm Thi đua số 7, lãnh đạo Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đề nghị, từ nay đến cuối năm, các đơn vị cần nắm chắc tình hình tư tưởng, đời sống, việc làm của người lao động, tập trung chăm lo tốt đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động, nhất là khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang tới gần.
Cụm thi đua số 6 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Thực hiện tốt chức năng đại diện

Cụm thi đua số 6 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Thực hiện tốt chức năng đại diện

(LĐTĐ) Năm 2024, phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ), hoạt động công đoàn của Cụm thi đua số 6 Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đạt nhiều kết quả quan trọng, trong đó nổi bật là các đơn vị thành viên thuộc Cụm đều đã thực hiện tốt chức năng đại diện, chăm lo đời sống, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.
Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn

Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Đoàn khảo sát của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ Thành phố làm trưởng đoàn, đã có buổi khảo sát kết quả phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và hoạt động công đoàn năm 2024 tại Cụm thi đua số 5.
Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn

Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn

(LĐTĐ) Các cấp Công đoàn Thủ đô đã và đang tích cực triển khai công tác giám sát, phản biện xã hội, sau một thời gian triển khai, đã mang lại hiệu quả thiết thực.
Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ Công đoàn Viên chức Việt Nam

Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ Công đoàn Viên chức Việt Nam

(LĐTĐ) Từ ngày 21 đến 23/11, tại Quốc Oai (Hà Nội), Công đoàn Viên chức Việt Nam phối hợp với Bộ Nội vụ tổ chức Hội nghị tập huấn cho gần 250 cán bộ công đoàn các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương.
Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh

Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh

(LĐTĐ) Sáng nay (21/11), Công đoàn Y tế Việt Nam đã tổ chức Chung kết Tuyên truyền kết quả triển khai phong trào “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh” và giải pháp giai đoạn 2 "Thấu hiểu, tận tâm - Nâng tầm, đổi mới". Dự và chỉ đạo tại Cuộc thi có Thứ trường Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương.
Cụm thi đua số 4 triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho đoàn viên

Cụm thi đua số 4 triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho đoàn viên

(LĐTĐ) Ngày 21/11, Đoàn khảo sát của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ Thành phố làm trưởng đoàn, đã có buổi khảo sát kết quả phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và hoạt động công đoàn năm 2024 tại Cụm thi đua số 4.
Xem thêm
Phiên bản di động