Ước mong hồi sinh những công viên xanh
Khởi động Dự án “Công viên xanh trong lòng thành phố” năm 2022 Thúc tiến độ hai dự án công viên hồ điều hòa Đừng để lãng phí không gian công viên! |
Nhiều công viên xuống cấp
Vào mỗi cuối tuần, các công viên như Yên Sở, Thủ Lệ thường có đông người dân đến vui chơi. Đặc biệt, dịp lễ 30/4 và 1/5 hay mới nhất là 2/9 vừa qua, Hà Nội chứng kiến cảnh hàng nghìn, thậm chí hàng trăm nghìn người dân chen chúc nhau để đi thăm quan, vui chơi giải trí. Theo số liệu của Ban quản lý công viên Thủ Lệ, dịp 2/9 vừa qua công viên đón khoảng 45.000 lượt khách đến tham quan, vui chơi, con số này thậm chí lên đến 70.000 lượt khách trong dịp 30/4 – 1/5. Công viên Yên Sở cũng ước tính đón cả chục nghìn lượt mỗi ngày trong các dịp lễ.
Từng được coi là công trình “trọng điểm” của quận Hai Bà Trưng nhưng đến nay Công viên Tuổi trẻ Thủ đô đang dần xuống cấp và trở thành “điểm đen” về hàng loạt sai phạm. |
Thực trạng này minh chứng cho thấy nhu cầu của người dân vẫn là rất lớn, thế nhưng số lượng công viên, vườn hoa ở Hà Nội còn xa mới đạt chuẩn của ngành Xây dựng đặt ra tối thiểu là 2m2 cây xanh/người, đô thị đặc biệt là 7m2/người. Số liệu Sở Xây dựng Hà Nội cho thấy, khu vực nội đô hiện có 63 công viên, vườn hoa, chiếm khoảng 2% tổng quỹ đất, trong khi dân số hơn 8,5 triệu người. Như vậy có nghĩa là hơn 130.000 người mới có một công viên/vườn hoa.
Riêng 4 quận trung tâm có 30 công viên, vườn hoa, chiếm 1,92% tổng diện tích đất, chia cho đầu người thì chỉ đạt 2,08m2/người. Tỷ lệ đất vườn hoa, sân chơi ở quận Hai Bà Trưng là cao nhất, cũng chỉ chiếm 12,83% diện tích. Quận Hoàn Kiếm có 14 vườn hoa. Trong khi theo số liệu từ Tổng điều tra dân số lần 5, mật độ dân số quận Hoàn Kiếm đạt gần 40.000 người/km2 và không gian xanh cho mỗi người dân chỉ có hơn 0,1m2. Tính riêng khu vực phố cổ còn hạn hẹp hơn, khi gần 7 vạn người chỉ có duy nhất vườn hoa Đường Thành, phường Cửa Đông diện tích gần 1.000m2.
Trong khi những dự án mới chưa được triển khai, thì một số công viên dù đã có từ lâu nhưng nhiều hạng mục đã xuống cấp như Công viên Thống Nhất; Công viên Bách Thảo và Vườn thú Thủ Lệ, hoặc bị chiếm dụng để sử dụng vào mục đích khác như Công viên Bắc Linh Đàm, quận Hoàng Mai... Những công viên này gần như bị bỏ mặc, khi hệ thống đường dẫn, hệ thống chiếu sáng hoặc không có, hoặc hỏng hóc, xuống cấp từ lâu nhưng không được thay thế. Những thiết bị trò chơi thì để nắng mưa bào mòn, không thể sử dụng. Đường đi bên trong công viên bị bong tróc, gồ ghề, ghế đá cũ nát, nhiều cây xanh mọc lùm xùm nhưng không được cắt tỉa...!
Cũng phải thừa nhận, ngoài Vườn thú Thủ lệ và thú vui cắm trại tại công viên Yên Sở thì hầu hết các khu công viên tại Hà Nội đều không thu hút được khách thăm quan, điều này dẫn đến tình trạng lãng phí không chỉ tài nguyên đất mà còn là các nguồn lực xã hội khi sử dụng không hiệu quả.
Cần mô hình hợp lý
Từ năm 2014, Hà Nội đã phê duyệt quy hoạch hệ thống cây xanh, công viên, vườn hoa và hồ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Gần 10 năm trôi qua, ngoài phần lớn những dự án còn nằm trên giấy thì hàng nghìn tỷ đồng đã được đầu tư với mong muốn đem lại cho người dân những không gian vui chơi mới nhưng kết quả lại hoàn toàn trái ngược.
Một trong số đó là công viên Cầu Giấy. Năm 2013, UBND thành phố Hà Nội đã đầu tư, cải tạo công viên Cầu Giấy thành khu vui chơi tổng hợp dành riêng cho trẻ em. Sau khi hoàn thành công viên Cầu Giấy có 3 khu vực gồm: Khu vui chơi cho trẻ em, khu thể dục thể thao, khu hồ nước và quảng trường. Thời điểm đó, đây là điểm đến lý tưởng, niềm tự hào của nhân dân quận Cầu Giấy nói riêng và Thủ đô Hà Nội nói chung. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng thì nhiều hạng mục tại đây đã xuống cấp nghiêm trọng mà không được sửa chữa. Nhiều đoạn đường lát gạch đã bị vỡ vụn mà được thay mới, tạo thành những cái bẫy nguy hiểm cho người đi bộ. Đặc biệt, khu vui chơi cho trẻ em gần như trở thành “phế tích” khi thảm cỏ bị hư hỏng, các trò chơi như cầu trượt, zip-line... đều không thể sử dụng.
Ngoài ra cũng có thể kể đến công viên Thiên văn học tại phường Dương Nội, quận Hà Đông. Được đầu tư với số vốn ban đầu lên đến hàng trăm tỷ đồng, đây được coi là công viên ngoài trời đầu tiên ở Đông Nam Á lấy chủ đề thiên văn học, có không gian xanh và kiến trúc đẹp mắt bao quanh hồ Bách Hợp Thủy. Tuy nhiên, dù hoàn thành vào năm 2020 nhưng cho đến nay, công viên này vẫn chưa được đưa vào hoạt động và dần trở nên hoang phế, cỏ dại mọc khắp nơi. Tình trạng tương tự cũng xảy ra với hàng loạt công viên mới được đầu tư xây dựng như Công viên Việt Hưng, Công viên Chu Văn An, Công viên hồ điều hòa Phùng Khoang, Công viên hồ điều hòa khu đô thị Tây Nam Hà Nội và Công viên Bắc Linh Đàm.
Đặc biệt, cũng cần phải nói thêm rằng, tại các công viên như vườn thú Thủ Lệ, Công viên Thống nhất mặc dù nhiều hạng mục đã bị xuống cấp nhưng cơ bản cảnh quan và không gian vẫn đều được giữ nguyên. Trong khi đó, việc “xã hội hóa” nhưng với tình trạng quản lý như tại Công viên Tuổi trẻ, phường Thanh Nhàn, quận Hai Bà Trưng thì thực sự là đáng lo ngại. Dự án Công viên Tuổi trẻ Thủ đô được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt quy hoạch từ năm 2000, với quy mô 26,4ha, tổng mức đầu tư trên 280 tỷ đồng... Thời gian thực hiện dự án từ năm 2002 đến năm 2006. Trong quá trình triển khai gặp nhiều khó khăn vướng mắc nên năm 2010, UBND Thành phố có Quyết định phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch chi tiết Công viên Tuổi trẻ Thủ đô theo hướng trở thành Trung tâm Thanh thiếu niên Hà Nội tỷ lệ 1/500 với quy mô diện tích đất, ranh giới lập quy hoạch, hồ nước trung tâm và không gian cây xanh.
Tuy nhiên, từ đó đến nay, thêm hơn 10 năm nữa, công viên Tuổi trẻ Thủ đô vẫn là dự án “treo” với nhiều sai phạm trong quản lý sử dụng đất, trật tự xây dựng. Theo báo cáo của Sở Xây dựng Hà Nội (năm 2017), tại Dự án Công viên Tuổi trẻ Thủ đô có 14 hạng mục công trình sai quy hoạch, sai giấy phép xây dựng như: Nhà hàng Queen Bee; khu nhà văn phòng; 2 sân tennis ngoài trời, siêu thị, sân bóng đá, cùng hàng loạt dãy nhà tạm dọc theo đường Võ Thị Sáu... Thêm vào đó, do dự án chậm tiến độ đã gián tiếp đẩy người dân khu dân cư số 4 phường Thanh Nhàn, quận Hai Bà Trưng vào tình cảnh 20 năm sống trong “quy hoạch treo”!
Nói như vậy để thấy, ước mong “hồi sinh” các khu công viên của Thủ đô là chính đáng và cần thiết sớm triển khai, tuy nhiên điều quan trọng nhất là tìm được mô hình quản lý phù hợp, để các “lá phổi xanh” công viên được sử dụng đúng mục đích, đúng kỳ vọng của cả người dân lẫn chính quyền Thủ đô./.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tăng mức hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở đối với người có công
Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Tin khác
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội
Nhịp sống Thủ đô 24/11/2024 08:24
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo
Nhịp sống Thủ đô 23/11/2024 21:39
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Tôi yêu Hà Nội 23/11/2024 21:30
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc
Nhịp sống Thủ đô 23/11/2024 16:17
Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”
Thủ đô 23/11/2024 12:52
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 18:56
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029
Tôi yêu Hà Nội 22/11/2024 17:29
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính
Thủ đô 22/11/2024 17:25
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 15:13
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 14:18