Ưu tiên đầu tư cho lĩnh vực kết cấu hạ tầng và an sinh xã hội

(LĐTĐ) "Cần tiếp tục có cơ chế để khơi thông nguồn vốn xã hội hóa đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là đầu tư vào kết cấu tạ tầng. Cạnh đó, Chính phủ cũng nên tính toán để phân bổ nguồn lực đầu tư công vào các lĩnh vực an sinh, xã hội, trong đó có vấn đề nhà ở công nhân, gắn với các thiết chế văn hóa tại các khu công nghiệp". Đây là một trong những đóng góp ý kiến của các đại biểu Quốc hội tại phiên thảo luận ở Tổ diễn ra ngày 24/7 liên quan đến Dự thảo Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025.
Đồng chí Nguyễn Phi Thường được bầu vào Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam với số phiếu tuyệt đối Đổi mới thực chất, hiệu quả hoạt động của Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19
Ưu tiên đầu tư cho lĩnh vực kết cấu hạ tầng và an sinh xã hội
Đoàn đại biểu Quốc hội Hà Nội thảo luận tại Tổ sáng ngày 24/7

Đóng góp, cho ý kiến làm rõ thêm một số nội dung, vấn đề tại Tờ trình của Chính phủ về kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, tại buổi thảo luận ở Tổ sáng ngày 24/7, đại biểu Nguyễn Phi Thường (Đoàn Hà Nội) đánh giá cao quá trình quản lý và thực hiện đầu tư công của Chính phủ giai đoạn 2016-2020.

Tuy nhiên, theo đại biểu Nguyễn Phi Thường, bên cạnh những kết quả đã đạt được vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục. Cụ thể là các dự án chậm tiến độ, chưa thực hiện, gây lãng phí ngân sách Nhà nước. "Chúng ta có 12 đại dự án, nhưng cả nhiệm kỳ vừa rồi tiến độ khắc phục còn chậm. Trong khi đó, điều đáng ngại hơn mỗi ngày qua đi, mỗi năm qua đi, nợ công tại 12 đại dự án này càng tăng lên, đến bây giờ vẫn còn là vấn đề chưa xử lý được. Điều này góp phần tăng thêm cho gánh nặng nợ công, ngân sách quốc gia", đại biểu Nguyễn Phi Thường nhấn mạnh.

Góp ý về Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021- 2025, đại biểu Nguyễn Phi Thường cho hay, Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng tiếp tục đặt ra ba khâu đột phá chiến lược, trong đó phát triển kết cấu hạ tầng là một trong ba khâu đột phá đó. Nhưng với Kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2021-2025, chúng ta chỉ có tổng nguồn vốn 2.870 nghìn tỷ đồng, trong đó 1.500 nghìn tỷ là ngân sách Trung ương, còn lại là ngân sách địa phương. Với số vốn này, nếu chúng ta tiếp tục không có cơ chế để xã hội hóa nguồn lực cho đầu tư, đặc biệt là đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thì không đáp ứng nguồn vốn cho phát triển.

Ưu tiên đầu tư cho lĩnh vực kết cấu hạ tầng và an sinh xã hội
Đại biểu Nguyễn Phi Thường (Đoàn Hà Nội): Hạ tầng là một trong ba khâu đột phá để phát triển đất nước.

Cũng theo đại biểu Nguyễn Phi Thường, trong bối cảnh dịch bệnh tác động như hiện nay, việc tập trung giải ngân đầu tư công rất quan trọng, qua đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Cùng với đó, giai đoạn tới Chính phủ cần quan tâm đầu tư hơn nữa cho giáo dục đào tạo và phát triển khoa học công nghệ, bởi trong kế hoạch còn chưa thấy chú trọng đến vấn đề này. Vì khi nguồn lực có hạn cùng với những tác động của dịch Covid-19, chúng ta nên lựa chọn các dự án mang tính cấp thiết. Trong đó ưu tiên phát triển Khu công nghệ cao Hòa Lạc. Đồng thời, ưu tiên xây dựng các khu công nghiệp cũng như bảo đảm an sinh và các phúc lợi xã hội cho công nhân tại các khu vực này.

Nhấn mạnh thêm đến công tác an sinh xã hội và các phúc lợi cho công nhân, đại biểu Nguyễn Phi Thường nêu rõ, Nghị quyết 02-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 12/6/2021 về đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới có đặt ra vấn đề thiết chế văn hóa cho công nhân. Nhưng thực tế chúng ta thấy, đầu tư tại các khu công nghiệp chỉ là đầu tư nhà máy, toàn bộ các khu ăn, ở cho công nhân và các thiết chế văn hóa không có. Do đó, để "cụ thể hóa" Nghị quyết 02-NQ/TW, chúng ta cũng nên quan tâm đến vấn đề này. Trong đó, ưu tiên đến nhà ở công nhân tại các khu công nghiệp gắn liền với các thiết chế văn hóa, trường học... đi cùng.

Đại biểu đoàn Hà Nội cũng cho biết, đại biểu đồng tình với một số quan điểm đưa ra tại Tờ trình của Chính phủ về những dự án liên quan đến liên kết vùng, tuy nhiên cần phải tập trung để không xảy ra tình trạng 63 tỉnh, thành phố phát triển theo kiểu 63 nền kinh tế. Chúng tôi thấy, các dự án lớn như đường vành đai 4 và một loạt các dự án khác tạo sự kết nối, phát triển cả một vùng Thủ đô; tạo động lực phát triển, thì cần tập trung cho các dự án trọng điểm đó để tạo xung lực phát triển cho cả khu vực…

Cũng đánh giá cao quá trình quản lý và thực hiện đầu tư công giai đoạn 2016-2020 và Kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2021-2025, góp ý tại buổi thảo luận Tổ, đại biểu Hoàng Văn Cường (Đoàn Hà Nội) cũng cho biết, giai đoạn vừa qua qua là chúng ta đã khắc phục được tình trạng đầu tư dàn trải bằng việc đầu tư có trọng tâm trọng điểm nhờ đó góp phần đẩy nhanh các dự án sớm hoàn thành, giải quyết cơ bản vấn đề nợ đọng. Song đại biểu Hoàng Văn Cường cũng cho rằng, giai đoạn vừa qua các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) không thực hiện được mà phải chuyển sang đầu tư công, điều này cho thấy việc huy động các nguồn lực của xã hội chưa thành công. Vì thế, thời gian tới cần tiếp tục có cơ chế để thúc đẩy được đầu tư theo hình thức PPP.

Ưu tiên đầu tư cho lĩnh vực kết cấu hạ tầng và an sinh xã hội
Đại biểu Hoàng Văn Cường (Hà Nội) đóng góp ý kiến tại buổi thảo luận Tổ sáng ngày 24/7

“Tuy nhiên, việc xây dựng các dự án PPP cần tốt hơn, vì chúng ta bị động, phụ thuộc vào các doanh nghiệp nên khi triển khai gặp nhiều khó khăn, rủi ro không khả thi. Chúng ta phải thực hiện các cam kết giữa nhà nước với nhà đầu tư để tránh tình trạng nhiều dự án PPP gây thiệt hại cho nhà nước, xã hội phản ánh”, đại biểu Hoàng Văn Cường góp ý…

Trước đó, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội khóa XV, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã trình bày Tờ trình của Chính phủ về Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025. Theo báo cáo, kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 được thực hiện quyết liệt với nhiều đổi mới. Thể chế, chính sách về đầu tư công được hình thành, ngày càng hoàn thiện, tạo khung khổ pháp lý, nâng cao hiệu quả đầu tư công...

Về dự kiến phương án phân bổ kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, tổng mức vốn ngân sách nhà nước thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 là 2.870 nghìn tỷ đồng, bao gồm: 1.500 nghìn tỷ đồng vốn ngân sách trung ương (trong đó 1.200 nghìn tỷ đồng vốn trong nước, 300 nghìn tỷ đồng vốn nước ngoài) và 1.370 nghìn tỷ đồng vốn ngân sách địa phương...

Đỗ Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Gần 1.000 người hưởng ứng hiến máu Ngày Chủ nhật đỏ cùng Amway Việt Nam

Gần 1.000 người hưởng ứng hiến máu Ngày Chủ nhật đỏ cùng Amway Việt Nam

(LĐTĐ) Amway Việt Nam tiếp tục phối hợp với báo Tiền Phong và Bệnh viện Quân y 175 tổ chức chương trình hiến máu Chủ nhật đỏ tại Amway Center Thành phố Hồ Chí Minh. Sự kiện thu hút gần 1.000 nhân viên, nhà phân phối và khách hàng của Amway tham gia, đóng góp hơn 400 đơn vị máu vào quỹ máu của bệnh viện, bệnh xá Đảo Trường Sa.
Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân

Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân

(LĐTĐ) Tính đến 17h ngày 20/9, tài khoản của Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận tổng số tiền ủng hộ là 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân trong và ngoài nước.
Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc bắt đầu từ tư duy và hành động

Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc bắt đầu từ tư duy và hành động

(LĐTĐ) Nhìn lại hơn 4.000 năm lịch sử, đặc biệt kể từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945 khai sinh ra Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa đến nay dân tộc ta đã giành được nhiều thành tựu: Giải phóng dân tộc; thống nhất đất nước; bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ; tạo môi trường hòa bình, hữu nghị, hợp tác, nâng tầm vị thế Việt Nam trên trường quốc tế; hội nhập toàn diện vào kinh tế toàn cầu và quy mô nền kinh tế ngày càng lớn; đời sống nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc.
Khơi dậy tình yêu và khát vọng phát triển Thủ đô

Khơi dậy tình yêu và khát vọng phát triển Thủ đô

(LĐTĐ) Chiều 20/9, tại Trường THPT Việt Đức, Báo Hànộimới đã tổ chức buổi Gặp mặt, giao lưu trực tuyến nhân chứng lịch sử với chủ đề "Hà Nội, 70 năm dựng xây và phát triển".
Chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Việt Nam

Chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Việt Nam

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Hệ thống tiêm chủng VNVC chính thức ra mắt và triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết của Takeda, Nhật Bản cho trẻ em từ 4 tuổi và người lớn tại gần 200 trung tâm hiện đại trên toàn quốc.
“Con quay Đại chiến VASI 2024”: Thúc đẩy bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo

“Con quay Đại chiến VASI 2024”: Thúc đẩy bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo

(LĐTĐ) Nằm trong khuôn khổ Triển lãm FBC ASEAN 2024, ngày 19/9 vừa qua, tại Trung tâm Triển lãm quốc tế I.C.E (Hà Nội), Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI) cùng các đối tác đã tổ chức cuộc thi “Con quay Đại chiến VASI 2024”. Cuộc thi được đánh giá là một sân chơi sáng tạo, thúc đẩy những bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo Việt Nam.
LĐLĐ quận Hoàng Mai thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt tại Sơn Tây

LĐLĐ quận Hoàng Mai thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt tại Sơn Tây

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây phối hợp cùng LĐLĐ quận Hoàng Mai đã tới thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt do ảnh hưởng của cơn bão số 3 tại xã Xuân Sơn.

Tin khác

Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân

Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân

(LĐTĐ) Tính đến 17h ngày 20/9, tài khoản của Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận tổng số tiền ủng hộ là 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân trong và ngoài nước.
Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc bắt đầu từ tư duy và hành động

Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc bắt đầu từ tư duy và hành động

(LĐTĐ) Nhìn lại hơn 4.000 năm lịch sử, đặc biệt kể từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945 khai sinh ra Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa đến nay dân tộc ta đã giành được nhiều thành tựu: Giải phóng dân tộc; thống nhất đất nước; bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ; tạo môi trường hòa bình, hữu nghị, hợp tác, nâng tầm vị thế Việt Nam trên trường quốc tế; hội nhập toàn diện vào kinh tế toàn cầu và quy mô nền kinh tế ngày càng lớn; đời sống nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc.
Đề xuất các chính sách giúp doanh nghiệp khắc phục hậu quả bão Yagi

Đề xuất các chính sách giúp doanh nghiệp khắc phục hậu quả bão Yagi

Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, đề xuất nhiều chính sách nhằm giúp các doanh nghiệp khắc phục hậu quả của cơn bão Yagi, khôi phục sản xuất kinh doanh.
Toàn văn phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 10, khoá XIII của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Toàn văn phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 10, khoá XIII của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Chiều 20/9/2024, Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII họp phiên bế mạc tại Hà Nội. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có bài phát biểu bế mạc Hội nghị. Báo Lao động Thủ đô trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước.
Ngày làm việc thứ ba và phiên bế mạc Hội nghị Trung ương 10, khóa XIII

Ngày làm việc thứ ba và phiên bế mạc Hội nghị Trung ương 10, khóa XIII

Theo Báo Nhân dân, ngày 20/9, tại Trụ sở Trung ương Đảng diễn ra ngày làm việc thứ ba và phiên bế mạc Hội nghị Trung ương 10, khóa XIII. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu bế mạc Hội nghị. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành Hội nghị.
Người bệnh có thể tra cứu thông tin trong Hệ thống thông tin về khám, chữa bệnh

Người bệnh có thể tra cứu thông tin trong Hệ thống thông tin về khám, chữa bệnh

(LĐTĐ) Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh sẽ hỗ trợ việc gửi dữ liệu khám bệnh chuyển tuyến giữa các cơ sở y tế, giúp người dân tra cứu được lịch sử khám chữa bệnh.
Hải Phòng: Phân bổ kinh phí hỗ trợ 15 quận, huyện khắc phục hậu quả bão số 3

Hải Phòng: Phân bổ kinh phí hỗ trợ 15 quận, huyện khắc phục hậu quả bão số 3

(LĐTĐ) Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam Thành phố - Thường trực Ban Vận động, cứu trợ thành phố Hải Phòng đã ban hành quyết định phân bổ kinh phí trên 47 tỷ đồng hỗ trợ các quận, huyện khắc phục thiệt hại do bão số 3 (bão Yagi).
Bộ Nội vụ tán thành phương án nghỉ Tết Ất Tỵ 2025

Bộ Nội vụ tán thành phương án nghỉ Tết Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Bộ Nội vụ vừa có văn bản gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội góp ý về phương án nghỉ Tết Ất Tỵ, nghỉ lễ Quốc khánh và một số ngày nghỉ lễ, Tết khác trong năm 2025.
CDC châu Phi: Dịch bệnh đậu mùa khỉ ở châu lục chưa thể kiểm soát

CDC châu Phi: Dịch bệnh đậu mùa khỉ ở châu lục chưa thể kiểm soát

Từ đầu năm đến nay, số ca mắc bệnh đậu mùa khỉ và tử vong ở châu Phi đã tăng lần lượt là 177% và 38,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trung Bộ mưa to, lũ trên các sông lên nhanh

Trung Bộ mưa to, lũ trên các sông lên nhanh

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày và đêm 20/9, ở khu vực Nam Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình có mưa to đến rất to, với lượng mưa phổ biến 70-150 mm, có nơi trên 250 mm.
Xem thêm
Phiên bản di động