Ưu tiên nguồn lực cho phát triển văn hóa

(LĐTĐ) Việc bảo vệ và phát triển văn hóa Thủ đô phải xứng tầm với truyền thống nghìn năm Thăng Long - Hà Nội; xây dựng Hà Nội là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hóa của cả nước; xây dựng văn hóa người Hà Nội hào hoa, thanh lịch, nghĩa tình, văn minh, tiêu biểu cho văn hóa, lương tri và phẩm giá con người Việt Nam.
Chủ động triển khai công tác phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Thủ đô Hà Nội kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hoá

Bảo vệ và phát triển văn hóa

Đây là nội dung được quy định trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), nhằm phát triển, bảo vệ văn hóa Thủ đô. Trong đó, ưu tiên các nguồn lực cho bảo vệ và phát triển văn hóa trên địa bàn Thủ đô; việc đầu tư các nguồn lực nhằm quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả đáp ứng yêu cầu bảo vệ, phát triển văn hóa Thủ đô và hội nhập quốc tế.

Ưu tiên nguồn lực cho phát triển văn hóa
Khu di tích Cổ Loa một trong những khu di tích được bảo tồn đặc biệt.

Thảo luận tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ năm, đại biểu Bùi Hoài Sơn (Đoàn thành phố Hà Nội) cho hay, ông đánh giá rất cao nỗ lực của Ban soạn thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) lần này, đặc biệt là những điều khoản liên quan đến văn hóa.

Nhận thấy nhiều vấn đề liên quan đến những khó khăn trong phát triển văn hóa không chỉ có ở Thủ đô mà còn là những vấn đề chung của đất nước, đại biểu mong muốn một số chính sách, giải pháp đặc thù cho phát triển văn hóa Thủ đô cũng sẽ được áp dụng cho các thiết chế, cho các hoạt động văn hóa ở trên địa bàn Thủ đô.

“Thực hiện dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư thì mới chỉ áp dụng cho các dự án của Hà Nội, vì vậy tôi mong rằng phạm vi áp dụng sẽ được mở rộng hơn cho các dự án khác ở Hà Nội, để có thể giải quyết được những bức xúc trong các dự án như ở sân vận động quốc gia Mỹ Đình hay ở Làng Văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam...

Chúng ta cũng biết rằng các hợp tác công tư là thực sự có ý nghĩa, có thể giải quyết được những vấn đề cho các dự án này, chúng ta không nên chờ đợi để sửa Luật PPP, trước khi quá muộn thì nên áp dụng cho các dự án chung không chỉ của Hà Nội mà cả các dự án, công trình của quốc gia trên địa bàn Hà Nội nữa”, đại biểu Bùi Hoài Sơn góp ý.

Cùng quan tâm đến vấn đề văn hóa trong dự án Luật, đại biểu Trịnh Xuân An (Đoàn tỉnh Đồng Nai) cho rằng, Điều 21 quy định về phát triển văn hóa, thể thao là một điều luật rất dài, vì vậy, cần phải rà soát lại. Ví dụ như dự thảo Luật đang quy định giá trị di sản vật thể và phi vật thể trong một điểm, cần tách ra, để các chính sách rõ ràng.

Liên quan đến việc bảo tồn biệt thự cũ, công trình kiến trúc có giá trị, đại biểu Trịnh Xuân An cho rằng, biệt thự cũ, công trình kiến trúc có giá trị phải có tiêu chí, phải đánh giá được thế nào là biệt thự cũ, thế nào là công trình kiến trúc có giá trị. Tại Điều 21 đang quy định một số chính sách cho cả công trình, người lao động, vận động viên và người làm văn hóa, đại biểu đề nghị các vấn về liên quan đến con người cũng nên tách riêng.

Cụ thể hơn về đối tượng được ưu đãi

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (Đoàn tỉnh Hải Dương) đồng tình với các quan điểm về phát triển văn hóa, thể thao và ưu tiên các nguồn lực cho bảo vệ, phát triển văn hóa và thể thao trên địa bàn Thủ đô, nhất là việc Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội quy định nội dung mức hỗ trợ cao hơn mức hỗ trợ quy định hoặc chưa có trong quy định của cơ quan nhà nước cấp trên theo khả năng cân đối ngân sách Thành phố đối với nhiều trường hợp được quy định cụ thể. Trong đó, có nghệ nhân, người thực hành di sản văn hóa phi vật thể được truyền dạy, thực hành và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể.

Có thể thấy, với gần 2.000 di sản văn hóa phi vật thể các loại hình đang hiện hữu, Hà Nội là nơi tập trung nhiều di sản văn hóa phi vật thể nhất cả nước. Thành phố cũng có đến hàng trăm người được phong tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân và Nghệ nhân ưu tú. Hiện nay, chế độ đãi ngộ nói chung cho các Nghệ nhân được phong tặng danh hiệu còn khá ít ỏi và thường mang tính chất động viên tinh thần là chính. Bởi vậy, việc đãi ngộ xứng đáng sẽ động viên, khích lệ các nghệ nhân tiếp tục gìn giữ, bảo vệ, trao, truyền, quảng bá và phát huy các giá trị di sản đang nắm giữ.

Theo đại biểu, Hà Nội có rất nhiều di sản văn hóa phi vật thể cần được ưu tiên bảo vệ khẩn cấp, đặc biệt là các di sản thuộc loại hình diễn xướng dân gian. Đây là các di sản không được thực hành thường xuyên và những người nắm giữ di sản tuổi thường đã cao và rất hiếm đối tượng để trao, truyền. Không gian, điều kiện để thực hành những di sản này cũng không còn nhiều do môi trường sống có nhiều thay đổi.

“Tôi cho rằng, việc quan tâm đến chế độ hỗ trợ cho các nghệ nhân, những người thực hành di sản văn hóa phi vật thể và việc truyền dạy, thực hành, phát huy giá trị di sản phi vật thể là vô cùng cần thiết, ý nghĩa. Việc này có hiệu quả rất lớn trong việc bảo vệ, phát triển văn hóa Thủ đô, xứng tầm với truyền thống 1.000 năm Thăng Long Hà Nội và cũng là nền tảng quan trọng để chúng ta phát triển du lịch văn hóa tại Thủ đô.

Tuy nhiên, điểm a khoản 4 Điều 21 dự thảo Luật quy định: "Đối tượng được hưởng mức hỗ trợ cao hơn mức quy định hoặc chưa có trong quy định của cơ quan nhà nước cấp trên là người hoạt động trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật" còn quá chung chung nên sẽ khó xác định.

Vì vậy, cần quy định rõ ràng và cụ thể hơn về đối tượng này hoặc bổ sung thêm "Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội sẽ quy định cụ thể đối tượng hoạt động trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật được hưởng ưu đãi đặc thù” để chặt chẽ và dễ xác định hơn”, đại biểu đề nghị.

Các khu vực, di tích và di sản sau đây được tập trung nguồn lực để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa gồm: Di tích lịch sử Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch; Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bảo tàng Hồ Chí Minh; Di tích Trung tâm Hoàng Thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám và các di sản văn hóa khác được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp, Di sản tư liệu thuộc Chương trình Ký ức thế giới; Khu di tích Cổ Loa và các di tích quốc gia đặc biệt khác, các di tích quốc gia, bảo vật quốc gia, di sản văn hóa phi vật thể được ghi danh trên địa bàn Thủ đô; di tích cấp Thành phố; di sản văn hóa trong danh mục được kiểm kê; Khu vực Hồ Hoàn Kiếm, Hồ Tây; Phố cổ, làng cổ và làng nghề, làng có nghề truyền thống tiêu biểu; Biệt thự cũ, công trình kiến trúc có giá trị.

(Theo khoản 3 Điều 21 dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

NSND Tự Long, ca sĩ Tùng Dương được vinh danh nghệ sĩ tiêu biểu năm 2024

NSND Tự Long, ca sĩ Tùng Dương được vinh danh nghệ sĩ tiêu biểu năm 2024

(LĐTĐ) Tối 11/1, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng tổ chức chương trình "Vinh danh các gương mặt nghệ sĩ tiêu biểu và một số cuốn sách nổi bật lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn, văn học năm 2024".
Cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ, giá vé máy bay tăng đột biến

Cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ, giá vé máy bay tăng đột biến

(LĐTĐ) Chỉ còn hơn nửa tháng nữa là tới Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, giá vé máy bay nhiều chặng từ Thành phố Hồ Chí Minh đi các tỉnh được các hãng hàng không niêm yết ở mức cao, thậm chí nhiều chặng đã “cháy” vé ở hạng phổ thông.
12 triệu cổ phiếu DDB sẽ giao dịch trên sàn UPCoM ngày 15/1

12 triệu cổ phiếu DDB sẽ giao dịch trên sàn UPCoM ngày 15/1

(LĐTĐ) Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa cho biết, ngày 15/1 tới, sẽ chính thức đưa 12 triệu cổ phiếu DDB của CTCP Thương mại và Xây dựng Đông Dương vào giao dịch trên thị trường UPCoM tại HNX với giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên là 12.300 đồng/cổ phiếu.
Quận Hai Bà Trưng: Nhiều kết quả nổi bật trong hoạt động công đoàn năm 2024

Quận Hai Bà Trưng: Nhiều kết quả nổi bật trong hoạt động công đoàn năm 2024

Năm 2024, phát huy truyền thống và phẩm chất vốn có, với tinh thần năng động, sáng tạo, đội ngũ cán bộ Công đoàn, đoàn viên, người lao động quận Hai Bà Trưng đã chung sức, đồng lòng, triển khai hiệu quả các mặt hoạt động. Đáng chú ý, nhiều chỉ tiêu, lĩnh vực Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận đã tạo đột phá, hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra.
Người đẹp đến từ Cao Bằng đăng quang Hoa hậu Di sản Áo dài Việt Nam

Người đẹp đến từ Cao Bằng đăng quang Hoa hậu Di sản Áo dài Việt Nam

(LĐTĐ) Tối 11/1, tại Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao thị xã Sơn Tây, vòng thi chung kết cuộc thi toàn quốc Hoa hậu Di sản Áo dài Việt Nam năm 2024 được tổ chức. Vượt qua 30 thí sinh nổi bật, người đẹp Hoàng Châu Anh đến từ Cao Bằng đã xuất sắc đăng quang, trở thành tân Hoa hậu Di sản Áo dài Việt Nam.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 12/1: Trời rét đậm, nhiệt độ thấp nhất 10 độ C

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 12/1: Trời rét đậm, nhiệt độ thấp nhất 10 độ C

(LĐTĐ) Dự báo thời tiết ngày 12/1, do khối không khí lạnh tăng cường, khu vực Hà Nội và miền Bắc rét đậm diện rộng, có nơi rét hại, vùng núi cao khả năng xảy ra băng giá và sương muối.
Tỷ giá USD hôm nay (12/1): Đồng USD vẫn tiếp tục tăng

Tỷ giá USD hôm nay (12/1): Đồng USD vẫn tiếp tục tăng

(LĐTĐ) Hôm nay (12/1), Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD tăng tuần 7 đồng, hiện ở mức 24.341 đồng. Trên thị trường thế giới, chỉ số USD Index (DXY), đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt tăng tuần 0,63%, đạt mức 109,64.

Tin khác

Người đẹp đến từ Cao Bằng đăng quang Hoa hậu Di sản Áo dài Việt Nam

Người đẹp đến từ Cao Bằng đăng quang Hoa hậu Di sản Áo dài Việt Nam

(LĐTĐ) Tối 11/1, tại Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao thị xã Sơn Tây, vòng thi chung kết cuộc thi toàn quốc Hoa hậu Di sản Áo dài Việt Nam năm 2024 được tổ chức. Vượt qua 30 thí sinh nổi bật, người đẹp Hoàng Châu Anh đến từ Cao Bằng đã xuất sắc đăng quang, trở thành tân Hoa hậu Di sản Áo dài Việt Nam.
Tại sao năm 2025 là năm Ất Tỵ lại được gọi là năm rắn hai đầu?

Tại sao năm 2025 là năm Ất Tỵ lại được gọi là năm rắn hai đầu?

(LĐTĐ) Năm 2025 được gọi là năm Rắn hai đầu vì Người xưa quan niệm, “một năm bắt đầu từ tiết Lập xuân”, việc 2 lần đón tiết Lập xuân trong cùng một năm giống như năm Ất Tỵ có 2 mùa xuân, hay năm nay rắn có 2 đầu.
Chùa Đông Khê, nét văn hóa sâu lắng của mảnh đất xứ Đoài

Chùa Đông Khê, nét văn hóa sâu lắng của mảnh đất xứ Đoài

(LĐTĐ) Chùa Đông Khê tọa lạc giữa làng Đông Khê, xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng, Hà Nội không chỉ là điểm sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo mà còn là nơi giáo dục tính nhân văn, lòng nhân nghĩa cho người dân. Với lối kiến trúc mang đậm giá trị nghệ thuật cùng nhiều tượng cổ phản ánh dấu ấn lịch sử nhiều niên đại cho thấy chùa đang góp phần làm nên nét văn hoá đa dạng trầm tích vùng văn hoá xứ Đoài.
Hà Nội: Nâng chất lượng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa"

Hà Nội: Nâng chất lượng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa"

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 13/KH-UBND về việc tổ chức thực hiện phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" trên địa bàn thành phố năm 2025. Kế hoạch nhằm tiếp tục cụ thể hóa các nhiệm vụ của phong trào, góp phần hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu đã đề ra.
Hà Nội: Sẽ kiểm tra đột xuất các lễ hội

Hà Nội: Sẽ kiểm tra đột xuất các lễ hội

(LĐTĐ) Ủy ban nhân thành phố Hà Nội vừa ban hành kế hoạch tăng cường các biện pháp trong quản lý và tổ chức lễ hội trên địa bàn Thành phố năm 2025, nhằm thực hiện chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025 và các văn bản liên quan của Chính phủ về quản lý, tổ chức lễ hội.
Hòa nhạc ánh sáng - Chào năm mới 2025 sẽ diễn ra tại không gian di sản hồ Tây

Hòa nhạc ánh sáng - Chào năm mới 2025 sẽ diễn ra tại không gian di sản hồ Tây

(LĐTĐ) Chương trình Hòa nhạc ánh sáng - Chào năm mới 2025 với chủ đề “Shine Your Vibes - Tỏa chất riêng” sẽ được tổ chức vào 20h tối 18/1 tại không gian di sản hồ Tây (quận Tây Hồ, Hà Nội) quy tụ nhiều nghệ sĩ hàng đầu Việt Nam hứa hẹn mang đến một bữa tiệc nghệ thuật độc đáo và ý nghĩa.
Lần đầu tiên nghệ thuật ghép gốm kết hợp sơn mài tại triển lãm "Chiêm bao"

Lần đầu tiên nghệ thuật ghép gốm kết hợp sơn mài tại triển lãm "Chiêm bao"

(LĐTĐ) "Chiêm bao" - triển lãm cá nhân đầu tiên của họa sĩ Tô Ngọc Trang (Trang Trọc) diễn ra từ ngày 3-19/1/2025 tại Area 75 - Art & Auction (75 Hàng Bồ, Hà Nội), giới thiệu đến công chúng 26 tác phẩm chân dung ghép gốm độc đáo trên nền sơn mài.
Chiêm ngưỡng 3 hiện vật tại Hoàng thành Thăng Long được công nhận là bảo vật quốc gia

Chiêm ngưỡng 3 hiện vật tại Hoàng thành Thăng Long được công nhận là bảo vật quốc gia

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 1742/QĐ-TTg ngày 31/12/2024 công nhận bảo vật quốc gia (đợt 13) cho 33 hiện vật, nhóm hiện vật có giá trị đặc biệt về lịch sử và văn hóa. Trong đó, có 3 bộ sưu tập hiện vật từ Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội đã được vinh danh, mỗi bộ sưu tập đều mang những giá trị độc đáo riêng.
Hội tụ tinh hoa làng nghề Việt tại Văn Miếu

Hội tụ tinh hoa làng nghề Việt tại Văn Miếu

(LĐTĐ) Ngày 2/1, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã trở thành nơi hội tụ của những tinh hoa làng nghề truyền thống Việt Nam trong chương trình "Quà tặng của nhân gian". Sự kiện diễn ra từ ngày 2 - 5/1, quy tụ những nghệ nhân xuất sắc từ khắp mọi miền đất nước.
Tăng giá vé tham quan nhiều di tích, bảo tàng tại Hà Nội từ 1/1/2025

Tăng giá vé tham quan nhiều di tích, bảo tàng tại Hà Nội từ 1/1/2025

(LĐTĐ) Theo Nghị quyết số 44/2024/NQ-HĐND ngày 10/12/2024 của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội, nhiều điểm di tích, công trình văn hóa và bảo tàng trên địa bàn Thủ đô sẽ áp dụng mức phí tham quan mới từ ngày 1/1/2025, nhằm tăng cường công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa.
Xem thêm
Phiên bản di động