Ưu tiên xây dựng hệ sinh thái cho sự phát triển của nền kinh tế số
![]() | Bảo đảm hoàn thành kế hoạch cổ phần hóa doanh nghiệp |
![]() | Tiếp tục cổ phần hoá các ngân hàng thương mại Nhà nước |
![]() | Đẩy nhanh giảm giá một số mặt hàng thiết yếu |
Phát biểu trước hàng trăm doanh nghiệp (DN), các tổ chức tài chính trong nước và nước ngoài, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho rằng đây là một trong những chủ đề về phát triển các loại thị trường được Chính phủ rất quan tâm, cùng với các thị trường khác như bất động sản, khoa học - công nghệ, lao động, hàng hoá - dịch vụ. Việc phát triển 5 loại thị trường này, trong đó có thị trường vốn - tài chính là một trong những giải pháp của Chính phủ trong phát triển DN Việt Nam.
Phó Thủ tướng đề nghị các chuyên gia tài chính đánh giá kỹ các chủ thể tham gia thị trường này, nhất là thực trạng “sức khỏe” các chủ thể tham gia, đặc biệt là các chủ thể kinh tế trong nước.
Theo Phó Thủ tướng, tình trạng quan tâm hiện nay là DN có vốn mỏng. “Tổng cục Thống kê công bố số liệu vào cuối năm 2016 thì chỉ có 47% DN hoạt động ở Việt Nam có lợi nhuận (mặc dù tỷ lệ này cao hơn mức 30% của giai đoạn 5 năm trước đó) và 53% số DN không có lợi nhuận. Phải chăng là do vốn mỏng làm lợi nhuận kém? Nhiều DN tham gia đầu tư dự án mà vốn chủ sở hữu thấp, chi phí tài chính rất cao cùng với các chi phí tiếp cận, logistics…”, Phó Thủ tướng phát biểu.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đồng tình với các chuyên gia kinh tế và nhấn mạnh giải pháp quan trọng để đa dạng nguồn vốn là gia tăng vai trò của các định chế phi ngân hàng, giải quyết tốt mối quan hệ giữa thị trường vốn - tài chính và thị trường tiền tệ.
Theo Phó Thủ tướng, hiện có nhiều nhà đầu tư nước ngoài vẫn muốn Chính phủ bảo lãnh chuyển đổi ngoại tệ. Tuy nhiên, việc này phải do thị trường điều chỉnh. Nếu công trình, dự án đặc biệt cấp quốc gia thì Chính phủ cũng chỉ bảo lãnh chuyển đổi ngoại tệ tối đa 30%.
Hay như việc chống “đô la hoá”, Ngân hàng Nhà nước có chính sách lãi suất tiền gửi 0% đang phát huy hiệu quả, nhưng nếu không phát triển thị trường mua bán ngoại tệ đủ mạnh thì khó cung ứng vốn cho nền kinh tế. Ngoài ra, việc xây dựng và vận hành các công cụ phái sinh trong thị trường ngoại hối cũng giúp cho nền kinh tế “chống đỡ” được các tác động từ thị trường ngoại hối quốc tế đang có nhiều bất ổn.
![]() |
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ phát biểu tại diễn đàn |
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đồng tình với các đại biểu khi cho rằng tái cấu trúc thị trường tài chính gắn liền với ứng dụng các thành quả của kinh tế số, cho rằng cần ưu tiên xây dựng hệ sinh thái cho sự phát triển của nền kinh tế số trước khi xây dựng khung khổ quản lý; phát triển mạnh các dịch vụ tài chính vi mô, Fintech, cho thuê tài chính...
Đối với nguồn huy động vốn từ “tín dụng đen”, Phó Thủ tướng khẳng định Chính phủ sẽ xoá bỏ các hình thức huy động đa cấp có tính chất lừa đảo, cho vay nặng lãi. Tuy nhiên, Chính phủ mong muốn được nghe nhiều hơn các kinh nghiệm vận hành, quản lý “tín dụng phi chính thức” của các quốc gia, nền kinh tế khác trên thế giới để đa dạng các nguồn cung cấp vốn cho nền kinh tế.
Về đối tượng tham gia tái cấu trúc thị trường tài chính, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đồng tình với nhiều ý kiến khi đề cao vai trò của các nhà đầu tư có tổ chức, nhưng cho rằng cần phải có tính chuyên nghiệp. “Tôi cho rằng tính chuyên nghiệp của các nhà đầu tư là rất quan trọng và cũng không nên phân biệt giữa nhà đầu tư tổ chức và nhà đầu tư tư nhân. Nếu nhà đầu tư tư nhân mà chuyên nghiệp cũng giá trị hơn là nhà đầu tư có tổ chức nhưng không chuyên nghiệp, hay có động cơ thâu tóm thị trường”.
Coi chứng khoán là kênh dẫn vốn quan trọng, có quy mô tới 70% GDP vào cuối năm 2017 (trong khi đây là mục tiêu đặt ra cho năm 2020), Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết thông điệp của Chính phủ là kiên trì, kiên quyết xây dựng thị trường chứng khoán Việt Nam lành mạnh, ổn định, sớm được công nhận là thị trường chứng khoán mới nổi vào năm 2020 để huy động hiệu quả các kênh vốn trung và dài hạn của quốc tế. Hiện nay Bộ Tài chính đang xây dựng đề án để thực hiện lộ trình này.
Bên cạnh đó, để phát triển thị trường trái phiếu DN, Phó Thủ tướng cho rằng cần xây dựng trung tâm giao dịch trái phiếu DN và đưa vào giao dịch ở thị trường trái phiếu bình thường để tăng tính thanh khoản. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1191/QĐ-TTg để thực hiện lộ trình này.
Lãnh đạo Chính phủ cũng bày tỏ đồng tình với nhiều ý kiến cho rằng cần tạo dựng môi trường minh bạch, công khai trong thực thi chính sách, tăng cường giám sát nội địa, năng lực của hệ thống công cụ tư vấn như thuế, kiểm toán…
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Chú trọng xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động

Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025

Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên tích cực xây dựng đơn vị “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”
Tin khác

Thủ tướng chỉ đạo chi trả lương hưu sớm dịp kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước
Tin mới 20/04/2025 21:55

Khi sáp nhập tỉnh, lập xã mới sẽ không bầu chủ tịch, phó chủ tịch mà chỉ định, bổ nhiệm
Tin mới 20/04/2025 19:10

Chi tiết 102 xã, phường mới của TP.HCM
Tin mới 19/04/2025 21:15

Chi tiết dự kiến tên gọi, số lượng phường, xã mới ở Hà Nội
Infographic 19/04/2025 17:21

Quận Hoàng Mai dự kiến còn 7 phường
Tin mới 19/04/2025 10:17

Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ kinh doanh hiệu quả, bền vững tại Việt Nam
Tin mới 18/04/2025 20:03

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không có lý do gì gây phiền hà với người kinh doanh, tạo sinh kế cho dân
Tin mới 18/04/2025 17:52

Phát động hai đợt thi đua trong công tác GPMB trên địa bàn Tây Hồ, Long Biên và Đông Anh
Tin mới 18/04/2025 15:02

Khẩn trương làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn lao động nghiêm trọng tại Bình Dương
Tin mới 18/04/2025 14:12

Thi đua phải truyền cảm hứng cho cả nước bước vào kỷ nguyên mới
Tin mới 18/04/2025 06:47