Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về hai quy hoạch định hướng phát triển Thủ đô

(LĐTĐ) Thảo luận tại phiên họp, đa số ý kiến cho rằng, Quy hoạch Thủ đô và Quy hoạch chung Thủ đô đã được xây dựng công phu, cơ bản bám sát theo quy định của Luật Quy hoạch và Luật Quy hoạch đô thị, thể hiện được tầm nhìn, khát vọng xây dựng Thủ đô phát triển “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”.
Kỳ vọng vào một Hà Nội phát triển toàn diện Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về Quy hoạch Thủ đô và Quy hoạch chung Thủ đô

Tiếp tục Phiên họp thứ 34, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch Thủ đô) và Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 (Quy hoạch chung Thủ đô).

Thống nhất với các quy hoạch cấp cao hơn

Trình bày Báo cáo tóm tắt cho ý kiến về Quy hoạch Thủ đô và Quy hoạch chung Thủ đô, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Minh Sơn cho biết, Quy hoạch chung Thủ đô đã được xây dựng cơ bản phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Tuy nhiên, để đảm bảo tính thống nhất trong hệ thống quy hoạch cần tiếp tục rà soát nội dung của Quy hoạch Thủ đô và Quy hoạch chung Thủ đô, bảo đảm phải cụ thể hóa đầy đủ, chính xác, phù hợp và thống nhất với các quy hoạch cấp cao hơn trong hệ thống quy hoạch.

Về Quy hoạch Thủ đô, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đề nghị bổ sung đánh giá, số liệu cụ thể đối với hiện trạng hạ tầng kỹ thuật, làm rõ hơn tình trạng ùn tắc giao thông, ngập úng đô thị, quỹ đất dành cho giao thông thấp, nhất là giao thông tĩnh; tính đồng bộ giữa các phương thực vận tải; việc liên kết giữa các ngành với nhau...

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về hai quy hoạch định hướng phát triển Thủ đô
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Minh Sơn trình bày báo cáo. (Ảnh: Quốc hội)

Ngoài ra, xác định rõ hơn nguyên nhân của những điểm nghẽn, tồn tại, hạn chế không chỉ của từng ngành, lĩnh vực, mà còn trong mối quan hệ, sự liên kết giữa các ngành, lĩnh vực với nhau, đặc biệt là xung đột, thiếu đồng bộ trong tổ chức không gian và xây dựng kết cấu hạ tầng của các quy hoạch thời kỳ trước.

Về mục tiêu phát triển, các nhiệm vụ trọng tâm và đột phá phát triển của Thủ đô: Quy hoạch dành nhiều dung lượng để phân tích về nội dung văn hóa để hướng tới mục tiêu xây dựng Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại” nhưng các chỉ tiêu về văn hóa lại không được đề cập nhiều trong phần này. Vì vậy, cần nghiên cứu, bổ sung đầy đủ để làm định hướng phát triển Thủ đô trong thời kỳ quy hoạch.

Về phương hướng phát triển các ngành quan trọng, tổ chức các hoạt động kinh tế - xã hội và các phương án phát triển Thủ đô, Cơ quan thẩm tra đề nghị nghiên cứu, chỉnh lý để việc lựa chọn ngành quan trọng cần bảo đảm phải tương ứng với các nhiệm vụ trọng tâm và các đột phá phát triển, tránh dàn trải gây khó khăn trong việc xây dựng danh mục dự án dự kiến ưu tiên đầu tư...

Về giải pháp thực hiện quy hoạch, danh mục dự án ưu tiên tại Quy hoạch Thủ đô, đề nghị rà soát, tính toán để xây dựng kế hoạch, mục tiêu phù hợp với khả năng đáp ứng nguồn lực. Đồng thời, trên cơ sở các nhiệm vụ trọng tâm của từng giai đoạn, đề nghị rà soát, sắp xếp thứ tự ưu tiên hợp lý hơn các dự án ưu tiên, mang tính cấp bách để có cơ sở xác định nguồn lực, bảo đảm tính khả thi cho các dự án...

Về Quy hoạch chung Thủ đô, đối với định hướng phát triển không gian và quy hoạch hạ tầng kinh tế - xã hội, hạ tầng kỹ thuật, bảo vệ môi trường, Ủy ban Kinh tế đề nghị tiếp tục rà soát, hoàn thiện, bảo đảm Quy hoạch chung Thủ đô phải là quy hoạch cấp dưới, cụ thể hóa và phù hợp với Quy hoạch Thủ đô và không trùng lặp về mức độ chi tiết với quy hoạch cấp dưới là quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về hai quy hoạch định hướng phát triển Thủ đô
Toàn cảnh phiên họp. (Ảnh: Quốc hội)

Đồng thời, rà soát lại các chương trình, dự án đột phá, trọng tâm của thời kỳ quy hoạch; đề nghị rà soát, chỉnh lý cho phù hợp với thẩm quyền của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ trong việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính...

Quan tâm, giải quyết phù hợp các nội dung cụ thể

Thảo luận tại phiên họp, đa số ý kiến cho rằng, Quy hoạch Thủ đô và Quy hoạch chung Thủ đô đã được xây dựng công phu, cơ bản bám sát theo quy định của Luật Quy hoạch và Luật Quy hoạch đô thị, thể hiện được tầm nhìn, khát vọng xây dựng Thủ đô phát triển “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”.

Tuy nhiên, các ý kiến cũng cho rằng, 2 bản quy hoạch cần được rà soát, tránh nội dung trùng lặp, chồng chéo, gây khó khăn trong việc lập, quản lý và thực hiện. Đồng thời, đề nghị việc điều chỉnh phải thống nhất, đồng bộ với Quy hoạch Thủ đô, Quy hoạch vùng, Quy hoạch ngành quốc gia, Quy hoạch tổng thể quốc gia.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về hai quy hoạch định hướng phát triển Thủ đô
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải kết luận nội dung thảo luận. (Ảnh: Quốc hội)

Ngoài ra, một số ý kiến cũng đề nghị, bên cạnh quy hoạch tổng thể, cũng cần quan tâm, giải quyết phù hợp các nội dung cụ thể liên quan đến vấn đề ùn tắc giao thông; ngập úng, thoát nước trong mùa mưa; quy hoạch mạng lưới các trường đại học, trường phổ thông;…

Kết luận nội dung thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải nêu rõ, qua thảo luận, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, Chính phủ khẩn trương nghiên cứu tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng như ý kiến của Ủy ban Kinh tế để hoàn thiện Hồ sơ, Tờ trình hai nhiệm vụ quy hoạch trình Quốc hội cho ý kiến.

Trong quá trình hoàn thiện cần rà soát, đảm bảo quy hoạch Thủ đô Hà Nội và Quy hoạch chung Thủ đô tuân thủ Luật Quy hoạch, bám sát Kết luận số 80-KL/TW của Bộ Chính trị và các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng. Đồng thời, có tầm nhìn mới, tư duy mới toàn cầu, tư duy Thủ đô và hành động Hà Nội, tạo ra cơ hội mới, giá trị mới trong phát triển Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại” cả trước mắt và lâu dài.

Tiếp tục rà soát hoàn thiện, đảm bảo nguyên tắc Quy hoạch Thủ đô là căn cứ để lập Quy hoạch chung của Thủ đô; Quy hoạch chung Thủ đô là quy hoạch cụ thể hóa, chi tiết hơn Quy hoạch Thủ đô và điều chỉnh phù hợp với các nội dung, tránh trùng lắp. Đồng thời, đảm bảo hai quy hoạch phù hợp, tương thích với Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)...

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Trung Bộ mưa to, lũ trên các sông lên nhanh

Trung Bộ mưa to, lũ trên các sông lên nhanh

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày và đêm 20/9, ở khu vực Nam Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình có mưa to đến rất to, với lượng mưa phổ biến 70-150 mm, có nơi trên 250 mm.
Bà Nguyễn Phương Hằng ra tù do được giảm án, không phải đặc xá

Bà Nguyễn Phương Hằng ra tù do được giảm án, không phải đặc xá

(LĐTĐ) Việc bà Nguyễn Phương Hằng ra tù là kết quả của quá trình xét duyệt giảm án, dựa trên các đề xuất từ trại giam về quá trình chấp hành án và cải tạo tốt của phạm nhân.
Tỷ giá USD hôm nay (20/9): Đồng USD trong nước tăng, thế giới giảm

Tỷ giá USD hôm nay (20/9): Đồng USD trong nước tăng, thế giới giảm

(LĐTĐ) Sáng nay 20/9, tỷ giá trung tâm đồng Việt Nam với USD tại Ngân hàng Nhà nước công bố mức 24.167 VND - tăng 16 VND. Trên thị trường Mỹ, chỉ số USD Index (DXY) hiện ở mức 100,64 - giảm 0,38 điểm.
Đắng lòng trước cảnh tan hoang tại "vựa đào"

Đắng lòng trước cảnh tan hoang tại "vựa đào"

(LĐTĐ) Ảnh hưởng của mưa, lũ từ hoàn lưu cơn bão số 3, cùng với nước sông Hồng dâng cao, vùng trồng hoa đào hàng trăm ha của người dân 2 phường Nhật Tân, Phú Thượng (quận Tây Hồ, Hà Nội) đã gần như mất trắng.
Giá vàng hôm nay (20/9): Giá vàng thế giới đảo chiều tăng mạnh

Giá vàng hôm nay (20/9): Giá vàng thế giới đảo chiều tăng mạnh

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay (20/9), giá vàng thế giới đảo chiều tăng mạnh, trong khi đó, vàng miếng trong nước được điều chỉnh giảm nhẹ.
Đội tuyển Việt Nam rơi xuống vị trí 116 trên bảng xếp hạng FIFA

Đội tuyển Việt Nam rơi xuống vị trí 116 trên bảng xếp hạng FIFA

(LĐTĐ) Theo bảng xếp hạng (BXH) tháng 9/2024 mới được FIFA công bố, đội tuyển Việt Nam tụt một bậc so với tháng trước và xếp ở vị trí 116 thế giới.
Tăng tiện ích từ "số hóa" thẻ vé giao thông: Đặt hành khách vào vị trí trung tâm

Tăng tiện ích từ "số hóa" thẻ vé giao thông: Đặt hành khách vào vị trí trung tâm

(LĐTĐ) Hà Nội đã khai trương thẻ vé ảo (thẻ phi vật lý) cho hệ thống vận tải hành khách công cộng và sắp tới là triển khai hình thức thẻ ảo offline dành cho khách hàng. Việc "số hóa" thẻ vé giao thông trong bối cảnh chuyển đổi số sẽ trực tiếp nâng cao quyền lợi của người tiêu dùng, giúp hành khách tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại để nhận và dán tem vé tháng.

Tin khác

Trung Bộ mưa to, lũ trên các sông lên nhanh

Trung Bộ mưa to, lũ trên các sông lên nhanh

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày và đêm 20/9, ở khu vực Nam Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình có mưa to đến rất to, với lượng mưa phổ biến 70-150 mm, có nơi trên 250 mm.
Bình Dương: Phấn đấu đến năm 2030 trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

Bình Dương: Phấn đấu đến năm 2030 trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

(LĐTĐ) Chiều ngày 19/9, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Bình Dương tổ chức họp báo thông tin về hội nghị công bố quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 gắn với các hoạt động quảng bá Top 1 ICF (Diễn đàn cộng đồng thông minh thế giới).
Bắt đầu nhận đăng ký vé tàu Tết Ất Tỵ 2025

Bắt đầu nhận đăng ký vé tàu Tết Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Ngày 19/9, Chi nhánh Vận tải đường sắt Sài Gòn cho biết, đơn vị bắt đầu nhận đăng ký mua vé tàu tập thể cả lượt đi và lượt về đến ngày 30/9, mỗi lượt từ 5 vé trở lên. Thời gian bán vé tập thể dự kiến từ 8h sáng 1/10 đến hết ngày 5/10.
Tạm dừng thu lãi hộ vay bị thiệt hại do bão, đề xuất bổ sung 4.900 tỷ đồng tín dụng chính sách

Tạm dừng thu lãi hộ vay bị thiệt hại do bão, đề xuất bổ sung 4.900 tỷ đồng tín dụng chính sách

(LĐTĐ) Ngày 19/9, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội Huỳnh Văn Thuận cho biết sẽ tạm dừng thu lãi đối với hộ vay bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 và mưa lũ sau bão đến hết ngày 31/12/2024.
Hỗ trợ tàu thuyền không kịp về đất liền tránh bão số 4

Hỗ trợ tàu thuyền không kịp về đất liền tránh bão số 4

(LĐTĐ) Các Cơ quan đại diện Việt Nam ở Trung Quốc và một số địa bàn lân cận đã khẩn trương làm việc với các cơ quan chức năng sở tại để thông báo, cập nhật thông tin về cơn bão Soulik và đề nghị các cơ quan chức năng sở tại hỗ trợ tàu thuyền, ngư dân Việt Nam đang hoạt động trên biển không kịp về đất liền vào trú, tránh bão.
Bão số 4 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, mưa lớn ở nhiều tỉnh miền Trung

Bão số 4 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, mưa lớn ở nhiều tỉnh miền Trung

(LĐTĐ) Sau khi suy yếu từ bão số 4, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng tây tây nam với tốc độ khoảng 15 - 20 km/giờ.
Tỷ lệ tiết kiệm điện toàn quốc lớn hơn 2% trong giai đoạn 2020 - 2023

Tỷ lệ tiết kiệm điện toàn quốc lớn hơn 2% trong giai đoạn 2020 - 2023

(LĐTĐ) Ngày 19/9, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2024.
Di dời người dân ra khỏi các chung cư cũ để đảm bảo an toàn trong mùa mưa bão

Di dời người dân ra khỏi các chung cư cũ để đảm bảo an toàn trong mùa mưa bão

(LĐTĐ) Bộ Xây dựng vừa gửi công văn 5297/BXD-QLN yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai thực hiện Luật Nhà ở năm 2023, Nghị định số 98/2024/NĐ-CP của Chính phủ về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự khóa họp 79 Đại hội đồng Liên hợp quốc và thăm cấp Nhà nước tới Cuba

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự khóa họp 79 Đại hội đồng Liên hợp quốc và thăm cấp Nhà nước tới Cuba

Từ ngày 22-26/9/2024, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự khóa họp 79 Đại hội đồng Liên hợp quốc và sau đó sẽ thăm cấp Nhà nước tới Cuba.
Thủ tướng yêu cầu chủ động xử lý các tình huống xấu nhất do bão và mưa lũ

Thủ tướng yêu cầu chủ động xử lý các tình huống xấu nhất do bão và mưa lũ

(LĐTĐ) Áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão, có thể gây gió mạnh, sóng lớn ven biển và đất liền từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam với sức gió mạnh dần lên cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8, giật cấp 10 (89-102 km/h).
Xem thêm
Phiên bản di động