Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu

Sau khi thảo luận kỹ lưỡng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thống nhất thông qua dự thảo nghị quyết về mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn theo đề nghị của Chính phủ với tỷ lệ tán thành đạt 100%.
Bộ Tài chính trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội về mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu Hôm nay (6/7), Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét mức thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu

Sáng 6/7, dưới sự chủ trì và điều hành của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã họp để xem xét, thông qua dự thảo Nghị quyết về mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn.

Trình bày Tờ trình của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, từ đầu năm 2022, giá dầu thô và xăng dầu thành phẩm trên thế giới có xu hướng tăng cao, giá bình quân một số mặt hàng thành phẩm xăng dầu thế giới (giao dịch trên thị trường Singapore) cũng tăng mạnh.

Tính từ đầu năm 2022 đến nay, giá xăng dầu bán lẻ trong nước đã được điều chỉnh 17 lần. Trong đó, giá xăng tăng 13 lần, giảm 4 lần, trong đó có 2 lần giảm ngay sau khi thực hiện giảm thuế bảo vệ môi trường theo Nghị quyết số 18/2022/UBTVQH15 ngày 23-3-2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Tại kỳ điều chỉnh ngày 21/6/2022, giá xăng trong nước thiết lập mức cao nhất trong lịch sử.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thống nhất thông qua dự thảo nghị quyết về mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn.

Với việc giá dầu thô thế giới vẫn đang tiếp tục duy trì ở mức trên 100USD/thùng, giá bán lẻ xăng dầu tại Việt Nam nhiều khả năng sẽ tiếp tục tăng cao trong thời gian tới, gây tác động tiêu cực đến nền kinh tế do chi phí nguyên vật liệu, chi phí vận tải tăng cao.

Bên cạnh đó, việc giá xăng, dầu tăng cũng có tác động lớn đến các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp trong lĩnh vực vận tải, lĩnh vực sản xuất sử dụng xăng dầu làm nguyên vật liệu đầu vào do xăng dầu chiểm tỷ trọng cao và tác động mạnh vào giá thành sản xuất, từ đó tác động làm tăng giá cả hàng hóa, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) sẽ tăng lên và tạo áp lực lên lạm phát, ảnh hưởng đến thu nhập và chi tiêu của người dân, tác động xấu đến tăng trưởng kinh tế và ảnh hưởng đến mục tiêu phục hồi tổng thể nền kinh tế sau dịch Covid-19.

Về cơ cấu giá cơ sở xăng dầu và nguồn cung xăng dầu, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết, theo quy định tại Nghị định số 95/2021/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu, giá cơ sở xăng dầu được tính dựa trên 4 yếu tố: Giá xăng dầu thành phẩm thế giới; Các khoản chi phí và lợi nhuận định mức; Mức trích lập, chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu; Các khoản thuế.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc trình bày Tờ trình của Chính phủ.

Để giảm giá xăng dầu, về cơ bản có thể sử dụng giải pháp điều chỉnh chính sách thuế, tuy nhiên đây là giải pháp tình thế chỉ nên áp dụng trong ngắn hạn vì giá xăng dầu trong nước có tính biến động và phụ thuộc chủ yếu vào giá xăng dầu thế giới.

Do vậy, Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết để tiếp tục giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn. Theo lập luận của Chính phủ thì đây là giải pháp khả thi nhất và có hiệu quả nhất để ổn định giá xăng dầu trong nước trước biến động của giá xăng dầu thế giới.

Theo đề nghị của Chính phủ, mức thuế bảo vệ môi trường với xăng (trừ ethanol) giảm từ 2000 xuống mức sàn 1000 đồng/lít; nhiên liệu bay giảm từ 1.500 đồng xuống mức sàn 1000 đồng/lít; dầu diesel giảm từ 1.000 đồng xuống mức sàn 500 đồng/lít; dầu mazut, dầu nhờn giảm từ 1.000 đồng xuống mức sàn 300 đồng/lít; mỡ nhờn giảm từ 1.000 đồng xuống mức sàn 300 đồng/kg.

Với mức giảm như trên, ngân sách nhà nước ước tính giảm thu khoảng 1.400 tỷ đồng/tháng và nếu nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1/8/2022 thì ước giảm thu ngân sách nhà nước là khoảng 7.000 tỷ đồng. Nếu tính cả phần ước giảm thu ngân sách nhà nước theo Nghị quyết số 18/2022/UBTVQH15 (khoảng 23.954 tỷ đồng) và Nghị quyết số 13/2021/UBTVQH15 (khoảng 1.584 tỷ đồng) thì giảm thu ngân sách nhà nước do giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu, mỡ nhờn cả năm là khoảng 32.538 tỷ đồng.

Với mức giảm đề xuất như trên, giá xăng thực tế sẽ giảm 1.100 đồng/lít; giá nhiên liệu bay, dầu diesel thực tế sẽ giảm 550 đồng/lít; giá dầu mazut, dầu nhờn giảm thực tế 770 đồng/lít; giá mỡ nhờn thực tế sẽ giảm 770 đồng/kg.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Nguyễn Phú Cường trình bày báo cáo thẩm tra.

Trình bày báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Nguyễn Phú Cường cho biết, đa số ý kiến trong ủy ban thống nhất với đề nghị của Chính phủ trong việc trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, điều chỉnh giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn so với quy định hiện hành để kịp thời góp phần tháo gỡ khó khăn cho người dân và doanh nghiệp trong bối cảnh giá xăng dầu trong nước đang tăng cao hiện nay.

Tuy nhiên, một số ý kiến trong Ủy ban Tài chính, Ngân sách cũng đề nghị Chính phủ chủ động hơn với các biện pháp điều hành giá xăng, dầu trong nước theo thẩm quyền, đặc biệt là các biện pháp điều hành giá xăng, dầu trong nước theo thẩm quyền, trong đó đặc biệt là các biện pháp điều chỉnh về thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi (MFN) mà cho đến nay vẫn chưa được Chính phủ thực hiện.

Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, theo tính toán hiện nay, chi phí xăng, dầu trong nền kinh tế Việt Nam chiếm khoảng 3,52% tổng chi phí của nền kinh tế, gas khoảng 1,45%. Cũng theo tính toán của từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tổng cục Thống kê, nếu giá xăng, dầu tăng khoảng 10% thì GDP của toàn bộ nền kinh tế giảm khoảng 0,5%. Do đó, trong bối cảnh giá dầu tăng như hiện nay thì việc bình ổn giá là hết sức quan trọng, vừa kiềm chế lạm phát.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị Chính phủ xem xét, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung nghị định liên quan đến thuế nhập khẩu ưu đãi tối huệ quốc (MFN) để đa dạng hóa nguồn cung khi cần thiết. Đồng thời sớm nghiên cứu những vấn đề liên quan đến thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng xăng, dầu. Trong trường hợp giá xăng, dầu thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, tăng cao hoặc neo ở mức cao, tác động đến chỉ số lạm phát, kinh tế vĩ mô, đời sống nhân dân và tăng trưởng kinh tế thì Chính phủ sớm nghiên cứu trình Quốc hội xem xét, quyết định.

Ngoài cắt giảm thuế, Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị Chính phủ nghiên cứu có chính sách hỗ trợ một số đối tượng bị tác động trực tiếp trong trường hợp giá xăng, dầu tiếp tục tăng cao, hoặc tiếp tục neo ở mức cao. Chẳng hạn các nhóm đối tượng ngư dân đánh bắt xa bờ, người nghèo, người thu nhập thấp… Đồng thời tiếp tục rà soát các yếu tố cấu thành giá xăng, dầu.

Sau khi thảo luận kỹ lưỡng về mọi mặt, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thống nhất thông qua dự thảo nghị quyết theo đề nghị của Chính phủ với tỷ lệ tán thành đạt 100%.

Về thời hạn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất thời hạn có hiệu lực từ ngày 11/7/2022 đến hết ngày 31/12/2022. Khi được ban hành, Nghị quyết này sẽ thay thế Nghị quyết 13 và Nghị quyết 18 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Từ ngày 1/1/2023, các mức thuế bảo vệ môi trường sẽ được áp dụng theo Nghị quyết số 579 ngày 26/9/2018 theo đề nghị của Chính phủ, nếu không có gì đặc biệt.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Họa sĩ Lê Thu Huyền: Người thổi hồn nhân văn vào trong từng nét cọ

Họa sĩ Lê Thu Huyền: Người thổi hồn nhân văn vào trong từng nét cọ

Sinh ra nơi mảnh đất Sơn Tây (Hà Nội), họa sĩ Lê Thu Huyền lớn lên cùng kỷ luật thép của con nhà lính. Gai góc, mạnh mẽ trong cá tính, thế nên chị cũng chọn cho mình con đường nghệ thuật đầy thăng trầm và cảm xúc. Chị dành cả tuổi trẻ để dấn thân vào hội họa, không chỉ để sáng tác mà còn để góp phần chữa lành, kết nối và lan tỏa giá trị văn hóa Việt đến với mọi tầng lớp - từ trẻ nhỏ miền núi xa xôi đến những nhà sưu tầm quốc tế yêu nét tinh tế của mỹ thuật Việt Nam.
Chú trọng các phong trào thi đua trong công nhân, viên chức, lao động quận Bắc Từ Liêm

Chú trọng các phong trào thi đua trong công nhân, viên chức, lao động quận Bắc Từ Liêm

Cùng với nhiệm vụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên, người lao động, thời gian qua, các phong trào thi đua trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) tiếp tục được các cấp Công đoàn quận Bắc Từ Liêm quan tâm và triển khai có hiệu quả.
3 tháng đầu năm, Hà Nội giải quyết việc làm cho trên 54.000 người lao động

3 tháng đầu năm, Hà Nội giải quyết việc làm cho trên 54.000 người lao động

Thông tin từ Sở Nội vụ Hà Nội cho biết, trong 3 tháng đầu năm 2025, toàn thành phố Hà Nội đã giải quyết việc làm cho 54.131 người lao động, đạt 32,03% kế hoạch năm.
Thông báo Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Thông báo Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 10/4 đến ngày 12/4/2025 tại Thủ đô Hà Nội.
Dấu ấn Công đoàn trong công tác nâng cao chất lượng giáo dục

Dấu ấn Công đoàn trong công tác nâng cao chất lượng giáo dục

Trường Mầm non Mỹ Đình 1 là một trong những đơn vị tiêu biểu của quận Nam Từ Liêm trong việc triển khai hiệu quả phong trào "Dân vận khéo" gắn với nâng cao chất lượng dạy và học. Với mô hình "Giờ học hạnh phúc - Lớp học yêu thương", nhà trường đã tạo dựng môi trường giáo dục lý tưởng, nơi mỗi trẻ đều được phát triển toàn diện và hạnh phúc.
Chú trọng xây dựng phong trào cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa

Chú trọng xây dựng phong trào cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa

Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây thông tin, thời gian qua phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” được đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia hưởng ứng đã huy động mọi nguồn lực của nhân dân tạo nên sức mạnh tổng hợp để phát triển kinh tế, văn hoá xã hội đảm bảo an ninh, trật tự trên địa bàn.
Lan tỏa mạnh mẽ giá trị văn hóa Hồ Chí Minh

Lan tỏa mạnh mẽ giá trị văn hóa Hồ Chí Minh

Không gian văn hóa Hồ Chí Minh trong trường học góp phần hình thành những suy nghĩ, tình cảm và niềm tin tốt đẹp trong tâm thức của học sinh.

Tin khác

Thông báo Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Thông báo Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 10/4 đến ngày 12/4/2025 tại Thủ đô Hà Nội.
Toàn văn phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Toàn văn phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Sau 3 ngày làm việc, Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã họp phiên bế mạc chiều nay (12/4). Báo Lao động Thủ đô trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Thủ tướng chỉ đạo không yêu cầu công chứng với giấy tờ đã tích hợp trên VNeID

Thủ tướng chỉ đạo không yêu cầu công chứng với giấy tờ đã tích hợp trên VNeID

Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 171/TB-VPCP ngày 11/4/2025 kết luận Phiên họp lần thứ nhất Ban Chỉ đạo của Chính phủ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06.
Đề xuất hỗ trợ học phí cho học sinh phổ thông, mầm non tại các trường dân lập

Đề xuất hỗ trợ học phí cho học sinh phổ thông, mầm non tại các trường dân lập

Mức hỗ trợ học phí tối đa bằng mức trần học phí áp dụng đối với cơ sở giáo dục công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên do Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành áp dụng tại địa phương theo từng năm học.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc sẽ thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc sẽ thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình sẽ thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 14 đến 15/4.
Xây dựng trung tâm công nghiệp văn hóa tại các bãi sông phải phù hợp với quy hoạch Thủ đô

Xây dựng trung tâm công nghiệp văn hóa tại các bãi sông phải phù hợp với quy hoạch Thủ đô

Việc lập quy hoạch trung tâm công nghiệp văn hóa tại bãi sông, bãi nổi sông Hồng và khu vực khác có lợi thế về vị trí không gian văn hóa phải phù hợp với quy hoạch Thủ đô, Quy hoạch chung Thủ đô, quy hoạch đê điều và các quy hoạch khác có liên quan.
Thành lập ngay đoàn đàm phán với Hoa Kỳ về thương mại và thuế

Thành lập ngay đoàn đàm phán với Hoa Kỳ về thương mại và thuế

Thủ tướng yêu cầu thành lập đoàn đàm phán với Hoa Kỳ do Bộ trưởng Bộ Công Thương làm Trưởng đoàn, xây dựng phương án phù hợp nhằm bảo đảm tối đa lợi ích quốc gia, dân tộc và lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ.
Việt Nam sẽ cùng Hoa Kỳ tiến hành đàm phán về một thỏa thuận thương mại đối ứng

Việt Nam sẽ cùng Hoa Kỳ tiến hành đàm phán về một thỏa thuận thương mại đối ứng

Trên tinh thần quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước, Việt Nam sẽ cùng Hoa Kỳ tiến hành đàm phán về một thỏa thuận thương mại đối ứng, trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau nhằm đạt được các giải pháp thỏa đáng hướng đến thương mại công bằng, bền vững và đáp ứng lợi ích của người dân và doanh nghiệp hai nước.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội chuẩn bị cho ý kiến về sửa đổi Hiến pháp 2013, sắp xếp đơn vị hành chính, cải cách tiền lương

Ủy ban Thường vụ Quốc hội chuẩn bị cho ý kiến về sửa đổi Hiến pháp 2013, sắp xếp đơn vị hành chính, cải cách tiền lương

Tại Phiên họp thứ 44, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về nhiều nội dung quan trọng như đề nghị sửa đổi Hiến pháp năm 2013, thông qua nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính, xem xét báo cáo của Chính phủ về việc thực hiện cải cách tiền lương...
60 cán bộ, công chức xin nghỉ hưu trước tuổi được hỗ trợ kinh phí hơn 75 tỷ đồng

60 cán bộ, công chức xin nghỉ hưu trước tuổi được hỗ trợ kinh phí hơn 75 tỷ đồng

Sở Nội vụ tỉnh Nghệ An đã có văn bản đề nghị Sở Tài chính thẩm định, cấp kinh phí hỗ trợ đối với 60 cán bộ, công chức tại Nghệ An có đơn xin nghỉ hưu trước tuổi, tạo điều kiện cho việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy nhà nước.
Xem thêm
Phiên bản di động