Vắc xin tiêm cho trẻ em không ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của trẻ

(LĐTĐ) Trả lời chất vấn của đại biểu Trần Hữu Hậu (Đoàn Tây Ninh) về lo lắng của cử tri khi cho rằng, vắc xin chế tạo theo công nghệ mRNA có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản và sự phát triển bình thường của trẻ em. Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết: “Vắc xin này sẽ không xâm nhập trực tiếp vào gen ADN của chúng ta, nên ý kiến cho rằng tiêm vắc xin có thể gây đột biến, gây ảnh hưởng đến sinh sản đối với trẻ em sau này cho đến thời điểm hiện nay có thể khẳng định là không có...”.
Phân bổ 15,5 tỷ đồng hỗ trợ nhân dân các tỉnh phòng, chống dịch Covid-19 Trong 5 ngày phải tiêm phủ hết mũi 1 cho người trên 18 tuổi tại Nam Bộ và Tây Nguyên Các địa phương cần đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19

Vắc xin được dùng ở Việt Nam đều đảm bảo an toàn theo tiêu chuẩn thế giới

Sáng nay (10/11), trong Phiên chất vấn và trả lời chất vấn của Bộ Y tế, đại biểu Trần Hữu Hậu (Đoàn Tây Ninh) cho biết, hiện nay, chúng ta đang triển khai tiêm vắc xin Covid-19 cho trẻ em từ 12 - 17 tuổi. Vấn đề này đem lại niềm vui và đáp ứng mong mỏi của nhiều gia đình. Tuy nhiên, có một số cử tri còn lo lắng cho rằng, vắc xin chế tạo theo công nghệ mRNA có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản và sự phát triển bình thường của trẻ em. Đại biểu đoàn Tây Ninh đề nghị Bộ trưởng cho biết rõ về vấn đề này và các cơ sở khoa học để Bộ Y tế cho triển khai tiêm vắc xin đại trà cho trẻ em từ 12 - 17 tuổi để cử tri yên tâm?”.

Vắc xin tiêm cho trẻ em không ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của trẻ
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long: Vắc xin tiêm cho trẻ em không gây ảnh hưởng đến sinh sản.

Trả lời thắc mắc của đại biểu, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết, đây là vấn đề được rất nhiều cử tri quan tâm. Đối với việc tổ chức tiêm vắc xin Covid-19 cho trẻ em sau khi tổng kết đánh giá, nghiên cứu trao đổi với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc và các nhà khoa học, đặc biệt là căn cứ hướng dẫn của Trung tâm kiểm soát dịch bệnh và cơ quan kiểm soát thuốc và thực phẩm của Hoa Kỳ đã chính thức cho phép tiêm vắc xin theo công nghệ mRNA cho trẻ từ 12 tuổi trở lên. Hiện nay, đã có gần 40 quốc gia tiêm chủng vắc xin Covid-19 cho trẻ em bằng sản xuất theo công nghệ này.

Theo Bộ trưởng, cách làm của các nước cũng giống như chúng ta, tiêm từ lứa tuổi cao xuống lứa tuổi thấp, nhóm có nguy cơ bệnh lý nền, sau đó mở rộng đối tượng tiêm chủng. Vắc xin sản xuất theo công nghệ mRNA được sử dụng là vắc xin của Pfizer-BioNTech. Về cơ chế tác động của vắc xin này, khi vào trong cơ thể không phải nó xâm nhập vào gen của người mà nó sẽ xâm nhập vào bào tương kết hợp với các ribosome để sản xuất các kháng thể tạo ra kháng thể để chống lại sự xâm nhập của vi rút vào tế bào đó.

“Tức là vắc xin này sẽ không xâm nhập trực tiếp vào gen ADN của chúng ta nên ý kiến cho rằng tiêm vắc xin có thể gây đột biến, gây ảnh hưởng sinh sản đối với trẻ em cho đến thời điểm hiện nay có thể khẳng định là không có, nhưng chúng ta vẫn phải tiếp tục theo dõi”, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nói.

Vắc xin tiêm cho trẻ em không ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của trẻ
Các đại biểu Quốc hội quan tâm đến vấn đề chất lượng các loại vắc xin được sử dụng tại Việt Nam.

Đề cập đến loại vắc xin thứ hai được sử dụng theo công nghệ vắc xin bất hoạt, Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết, đây là công nghệ vắc xin của sinopharm, hiện nay đã được 4 nước trên thế giới áp dụng cho trẻ nhỏ hơn và cũng được đánh giá đảm bảo an toàn khi tiêm cho trẻ em. “Tôi khẳng định, tất cả các vắc xin đã cấp phép và sử dụng ở Việt Nam đảm bảo an toàn chất lượng và theo đúng cái chuẩn chung của thế giới và chúng tôi đã tham khảo các tổ chức thế giới khi đưa các loại vắc xin này dùng cho trẻ em”, Bộ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh.

Dự kiến tiêm mũi 3 vắc xin vào cuối tháng 12/2021

Cũng liên quan đến vấn đề vắc xin, tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn, các đại biểu Quốc hội đã đặt nhiều câu hỏi chất vấn liên quan đến việc sản xuất vắc xin Covid-19 của Việt Nam đối với Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long. Trăn trở về vấn đề tự chủ vắc xin Covid-19 của Việt Nam trong thời gian tới, đại biểu Quốc hội Dương Minh Ánh (Đoàn Hà Nội), đề nghị Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết thời gian nào vắc xin phòng, chống Covid-19 của Việt Nam được phê duyệt và đưa vào sử dụng?.

Trả lời các chất vấn của đại biểu Quốc hội Dương Minh Ánh về nội dung này, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh, Bộ Y tế hết sức quan tâm và mong muốn chủ động được nguồn vắc xin trong nước. Tuy nhiên, việc cấp phép sản xuất vắc xin trong nước phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Bộ Y tế đã cố gắng để giảm tối đa thời gian thực hiện các thủ tục hành chính, nhưng về mặt khoa học thì phải tuân thủ.

Vắc xin tiêm cho trẻ em không ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của trẻ
Đại biểu Dương Minh Ánh (Đoàn Hà Nội) chất vấn Bộ trưởng Bộ Y tế.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, hiện tại Bộ Y tế đã thành lập 2 Hội đồng (Hội đồng Y đức và Hội đồng cấp phép). Các hội đồng này hoạt động độc lập với Bộ trưởng. Thời gian qua, các Hội đồng đã phối hợp rất chặt chẽ với các đơn vị nghiên cứu, sản xuất để hoàn thiện hồ sơ cấp phép theo quy định. Thời gian cụ thể phải chờ đợi kết quả từ 2 Hội đồng.

Cũng liên quan đến vấn đề vắc xin, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết, việc phân bổ dựa trên Nghị quyết 21/NQ-CP ngày 26/2/2021 của Chính phủ, trong đó có địa bàn ưu tiên trọng điểm và đối tượng ưu tiên. Vì vậy, Bộ Y tế ưu tiên cho địa phương có tình hình dịch bệnh phức tạp trước; thứ hai là nơi nguy cơ cao như tập trung khu công nghiệp; đầu mối giao thông, trung tâm kinh tế, mật đô dân cư lớn… Ngoài ra, tập trung cho đối tượng ưu tiên trước như người cao tuổi trên 50, 65 tuổi vì đây là nhóm người rủi ro nhất. Việc tiêm cho trẻ em 12-17 tuổi, trước mắt sẽ thực hiện cho địa bàn trọng điểm trước, còn trong tháng 11 sẽ cố gắng bao phủ phạm vi toàn quốc.

Đối với nội dung tiêm vắc xin mũi 3, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết, Bộ Y tế mới có kế hoạch, chưa triển khai và dự kiến thực hiện vào cuối tháng 12/2021. Tuy nhiên, Bộ trưởng khẳng định mục tiêu ưu tiên vẫn là bao phủ toàn bộ vắc xin cho dân số nhanh nhất; mục tiêu là 2 tuần đầu tháng 11/2021 sẽ phủ toàn bộ mũi 1 và trả mũi 2, sau đó mới tính đến tiêm mũi 3 cho người cao tuổi.

Đỗ Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

(LĐTĐ) Thời gian qua, các quận, huyện trên địa bàn thành phố đã chú trọng công tác tuyên truyền, thực hiện các giải pháp cụ thể, quan tâm, chăm lo hỗ trợ trẻ em gái, đặc biệt là trường hợp có hoàn cảnh khó khăn để nâng cao vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh.
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

(LĐTĐ) Trong quá trình điều tra, cơ quan Công an đã tiến hành trưng cầu giám định 5 túi mật thu giữ của 2 đối tượng. Kết quả xác định, số túi mật thu giữ từ các đối tượng và các bị hại đều là mật của lợn.
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

(LĐTĐ) Từ 1/1/2025, Cảnh sát giao thông sẽ chù trì kiểm tra lý thuyết, thực hành với tài xế bị trừ hết điểm bằng lái.
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

(LĐTĐ) Ngày 24/11, Công an thành phố Hà Nội cho biết, lực lượng chức năng vừa triệt phá, bóc gỡ đường dây nhập lậu, tiêu thụ hàng nghìn tấn khí N2O (khí cười) từ nước ngoài về Việt Nam, bắt giữ các đối tượng chủ mưu, cầm đầu để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

(LĐTĐ) Chương trình tổng duyệt cho Lễ khai mạc Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 vừa diễn ra, hé lộ sân khấu hoành tráng gây choáng ngợp, gợi mở những điều bất ngờ hấp dẫn trong sự kiện đáng chờ đợi nhất tại vùng đất Cố đô Hoa Lư.
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội

Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội

(LĐTĐ) Trong suốt chiều dài lịch sử ngàn năm văn hiến của đất Thăng Long, người Hà Nội đã kết tinh bản lĩnh, trí tuệ, sức sáng tạo, phẩm chất thanh lịch tinh tế. Đó chính là những giá trị văn hóa góp phần xây dựng nên một Hà Nội trở thành niềm tự hào của cả nước. Thành ủy Hà Nội cũng luôn nhận thức sâu sắc phát triển văn hóa là nội dung trọng tâm, xuyên suốt, vừa là nhiệm vụ trước mắt, vừa là nhiệm vụ cơ bản và lâu dài. Văn hóa trở thành trọng tâm trong chính sách phát triển của Hà Nội. Đây cũng chính là nguồn sức mạnh nội sinh, động lực tinh thần to lớn để phát triển Thủ đô trong thời gian tới.
Man City 0-4 Tottenham: Thất bại thứ 5 liên tiếp của Man City

Man City 0-4 Tottenham: Thất bại thứ 5 liên tiếp của Man City

(LĐTĐ) Trận đại chiến Man City vs Tottenham tại vòng 12 Premier League 2024/25 đã có kết thúc đầy bất ngờ khi đội chủ nhà để thua với tỷ số 0-4.

Tin khác

Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

(LĐTĐ) Chiều 23/11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), với 413/422 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 86,22% tổng số đại biểu Quốc hội).
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Chiều 23/11, thực hiện Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về “Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội”, với 421/423 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 87,89 % tổng số đại biểu Quốc hội.
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số

Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số

(LĐTĐ) Theo dự thảo Luật, tài sản số là tài sản vô hình, được thể hiện dưới dạng dữ liệu số, được tạo ra, phát hành, lưu trữ, chuyển giao và xác thực bởi công nghệ số trên môi trường điện tử và được pháp luật bảo hộ quyền tài sản.
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Quốc hội đã thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Vấn đề tăng thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá được nhiều đại biểu quan tâm, thảo luận.
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá

Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Quốc hội đã nghe trinh bày Tờ trình, Báo cáo thẩm tra và thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), trong đó có quy định về tăng thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia…
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I

Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I

(LĐTĐ) Sáng 22/11, Bộ Tư pháp đã tổ chức lễ phát động Giải Báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh, Trưởng ban Tổ chức chủ trì buổi lễ.
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

(LĐTĐ) Sáng 22/11 tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hội đồng Lý luận Trung ương tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh”.
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

(LĐTĐ) Chiều 21/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược, với 426/430 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 88,94% tổng số đại biểu Quốc hội.
Đại biểu Quốc hội: Không thể để một công chức nếu không chi tiêu gì mất cả hơn trăm năm mới mua được nhà

Đại biểu Quốc hội: Không thể để một công chức nếu không chi tiêu gì mất cả hơn trăm năm mới mua được nhà

(LĐTĐ) “Người ta tính rằng một công chức nếu không ăn gì cả, vài trăm năm mới mua được nhà. Một câu hỏi cử tri đặt ra cho chúng tôi là tại sao không có một cơ chế thí điểm để tháo gỡ cho vướng mắc nhất hiện này đó là nhà ở xã hội?”, đại biểu Nguyễn Công Long đặt vấn đề.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nói về thời điểm thích hợp xây dựng đường sắt cao tốc Bắc - Nam

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nói về thời điểm thích hợp xây dựng đường sắt cao tốc Bắc - Nam

(LĐTĐ) Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được nghiên cứu trong thời gian rất dài, tới 18 năm với sự tính toán kỹ lưỡng, thận trọng, tham khảo kinh nghiệm quốc tế. Dự báo nhu cầu vận tải, tiềm lực vị thế quốc gia cho thấy năm 2027 là thời điểm thích hợp triển khai dự án. Để bảo đảm triển khai thành công dự án mang tầm chiến lược quốc gia, Chính phủ đã đề xuất đầu tư dự án theo hình thức đầu tư công.
Xem thêm
Phiên bản di động