Văn hóa xếp hàng: Chỉ số góp phần cho thành phố văn minh

Xếp hàng chỉ hiểu đơn giản là mọi người xếp thành một hàng ngay ngắn, người nào đến trước thì xếp trước, người đến sau thì xếp sau, nhưng với cuộc sống bon chen, vội vã ngày nay, nhiều người vẫn hờ hững với “văn hóa xếp hàng”. Nhiều phương tiện thông tin đã lên án về hành vi thiếu văn minh khi xếp hàng và ai cũng hiểu rằng lỗi là do ý thức của người “chen ngang”. Nhưng thực tế không hẳn vậy, lỗi còn ở những người đang “tiếp tay” cho hành vi thiếu văn minh này.
van hoa xep hang chi so gop phan cho thanh pho van minh Góp phần làm Thành phố văn minh
van hoa xep hang chi so gop phan cho thanh pho van minh Tất cả vì Thành phố văn minh

Theo quan sát của phóng viên báo Lao động Thủ đô, sáng ngày 13/5, vào khoảng 8h45 phút, tại một cây xăng trên đường Tố Hữu (khu vực phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm) đã xảy ra to tiếng giữa hai khách hàng mua xăng. Nguyên nhân xuất phát từ một thanh niên khoảng 30 tuổi, khi đến đổ xăng đã chen ngang dòng người đang xếp hàng đi lên phía trước khiến các khách hàng có mặt ở đây bất bình.

Ngay khi bị thanh niên này chen lên, khách hàng Đỗ Xuân Hồng (trú lại phường Mỗ Lao, quận Hà Đông) đã nhắc thanh niên lùi xe về phía sau để xếp hàng theo đúng quy định. Đáp lại lời nhắc nhở của ông Hồng, thanh niên nói “đang vội” với nét mặt thể hiện sự bực tức, không hài lòng.

Thấy vậy, ông Hồng tiếp tục nhắc thanh niên lùi lại phía sau chờ đến lượt theo đúng trình tự nhưng thanh niên vẫn thờ ơ, phớt lờ lời nhắc nhở của ông, tiếp tục đứng chen ngang ngay sát chiếc xe máy của ông, khiến ông Hồng vô cùng bức xúc: “Tất cả mọi người đang xếp hàng, sao cậu không tuân thủ theo, hành động thể hiện sự văn minh tối thiểu như vậy mà cậu cũng không biết à?”.

van hoa xep hang chi so gop phan cho thanh pho van minh
Ông Đỗ Xuân Hồng (biển số xe 6806 kiên quyết ngăn chặn hành vi chen ngang của người thanh niên áo đen khi bị chen lấn tại cây xăng trên đường Tố Hữu sáng 13/5. ảnh: Nguyễn Hoa.

Việc chen ngang không chịu xếp hàng không phải là câu chuyện hiếm gặp ở đô thị, nhưng không phải ai cũng có phản ứng quyết liệt như ông Hồng. Ngay khi sự việc xảy ra, nhân viên cây xăng cũng không can thiệp mà chỉ biết đứng nhìn. Chính vì sự bàng quan của những người bán hàng và cả người bị chen ngang đang tiếp sức cho những người có cách hành xử thiếu văn hóa tiếp tục có thói quen xấu.

Chia sẻ về sự bức xúc đó, ông Hồng cho biết: “Tôi nghĩ rằng đó là một thói quen không văn minh. Tôi thấy ở nước mình khi xếp hàng mọi người vẫn chen lấn, cụ thể như trường hợp ban nãy tôi đã bị chen ngang khi đang xếp hàng chờ đổ xăng, lúc đó chỉ cần đợi thêm một, hai người nữa là tới lượt mình nhưng họ vẫn chen lấn, đó là thể hiện ý thức không văn minh.

Theo tôi đáng lẽ tất cả mọi người phải cùng lên tiếng trước hành động thiếu văn hóa đó nhưng trong trường hợp ban nãy nhân viên cây xăng vẫn im lặng, không hề lên tiếng, sự lên tiếng của chính nhân viên bán hàng hay từ lúc khách hàng có hành vi chen lấn là điều rất cần thiết. Nhân viên bán hàng tại cây xăng họ thờ ơ, họ sợ bị va chạm, không dám lên tiếng nhưng tôi nghĩ khi muốn xây dựng bất cứ điều gì cần sự chung tay, chung sức của cả cộng đồng mới thành công được, có như vậy hình ảnh văn hóa xếp hàng mới đẹp hơn, văn minh hơn”.

Là một người từng du học nhiều năm ở nước ngoài, ông Hồng cho biết có chút buồn mỗi khi nhìn lại văn hóa xếp hàng của nước ta so với các nước khác trên thế giới. Theo ông Hồng, văn hóa xếp hàng ở nước ngoài vô cùng khác biệt với nước ta, có thể họ vội nhưng họ vẫn xếp hàng, trong trường hợp cấp bách họ sẽ đề nghị, khi ấy họ nhận được sự đồng thuận của khách hàng đã xếp hàng trước đó, họ sẵn sàng nhường cho những người thực sự cần. Còn ở nước ta thì không cần, miễn chen lấn được là cứ chen. Đó là thói quen văn hóa làm xấu đi hình ảnh văn minh của con người, nhất là chốn thành thị.

“Văn hóa xếp hàng chỉ được mọi người thực hiện nghiêm túc khi ở đó có những quy định bắt buộc ví dụ như lấy số hay ở những nơi có hệ thống dây căng và có bảo vệ túc trực để đảm bảo không lộn xộn khi xếp hàng, còn đối với những nơi mọi người được tự do xếp hàng dựa theo ý thức thì y rằng sẽ xảy ra tình trạng chen lấn. Nhiều nhất là tôi vẫn gặp cảnh chen lấn khi xếp hàng đổ xăng vào những khung giờ cao điểm sáng sớm hay cuối mỗi buổi chiều tan tầm.

Khi ấy ngoài đường phố dòng xe cộ đã đông đúc, trong những cây xăng dòng người xếp hàng dài đợi tới lượt. Thi thoảng đâu đó có một người chen lấn, tách khỏi hàng len lên chen chân để được tới lượt trước. Nhưng điều chúng tôi bức xúc nhất là đáng lẽ nhân viên bán xăng phải lên án những hành động thiếu ý thức đó của khách hàng kia nhưng ngược lại họ vẫn vô tư bơm xăng cho những vị khách chen lấn, không xếp hàng đó”, chị Nguyễn Thị Huyền (Mỹ Đức, Hà Nội) bày tỏ quan điểm.

Vào buổi chiều ngày 12/5, khi phóng viên quan sát tại siêu thị Mường Thanh (Linh Đàm) cũng chứng kiến những trường hợp “chen ngang” tại quầy thanh toán. Một phụ nữ sau khi mua một chiếc bánh mỳ đã hiên ngang cầm lên thanh toán trước trong khi gần chục người đang xếp hàng dài chờ tại quầy giờ cao điểm. Điều đáng buồn là nhân viên đã nhanh nhẹn thanh toán cho người này trước sự bất bình của người đứng sau.

Chị Nguyễn Thị Hồng Tươi, người sống tại tòa nhà HH Linh Đàm bức xúc: “Nhiều người họ tự cho mình cái quyền mua ít thì được thanh toán trước. Tôi cũng không biết tại sao lại có cái luật đó. Dù mua ít hay mua nhiều thì cũng phải xếp hàng. Giờ này ai cũng bận, cũng phải về cơm nước, không thể viện lý do bận mà chen ngang được. Còn người thu ngân cũng cần phải cương quyết không thanh toán cho những người chen ngang”.

“Chính sự dung túng, cam chịu… của một số người đã khiến cho văn hóa xếp hàng ngày càng đi xuống. Người dân phải biết lên tiếng vì quyền lợi của chính mình và những người xung quanh khi nhận thấy có những hành vi thiếu văn hóa. Bên cạnh đó, những người bán hàng, nhân viên giải quyết thủ tục dịch vụ hơn ai hết họ phải là người duy trì và tuân thủ văn hóa này. Họ chỉ được giải quyết cho những khách hàng đã xếp hàng đúng theo thứ tự và quyết liệt bài trừ, từ chối bán hàng cho những người có hành vi chen lấn, xô đẩy khi xếp hàng”, bà Nguyễn Thị Túc (phường Xuân La, Tây Hồ) bày tỏ thái độ quyết liệt.

Bày tỏ ý kiến về văn hóa xếp hàng, anh Trần Quốc Khoa (Yên Nghĩa, Hà Đông) chia sẻ: “Tôi thấy văn hóa xếp hàng của chúng ta đã có từ rất lâu nhưng ngày nay ý thức xếp hàng của chúng ta mất dần đi những hình ảnh đẹp. Nhiều người vốn lý giải do cuộc sống bận rộn, do thời gian cần gấp gáp nên họ buộc không tuân thủ nền nếp văn hóa đó nhưng theo tôi đó chỉ là lý do ngụy biện cho sự thiếu ý thức, thiếu tôn trọng người khác của họ.

Ngày nay ở nhiều nơi đã áp dụng việc lấy số thứ tự như các bệnh viện, bộ phận giao dịch một cửa, ngân hàng… ở đó, tất cả mọi người đều phải tôn trọng văn hóa xếp hàng. Bởi vì nhân viên giải quyết các thủ tục dịch vụ và bảo vệ có trách nhiệm xác định thứ tự người đến, và chỉ làm việc theo thứ tự với người đến trước. Tôi thấy đó cũng là cách hay đem lại hiệu quả tốt giúp người dân quen hơn với văn hóa xếp hàng”.

Ở bài viết này, chúng tôi không đề cập nhiều đến ý thức của người “chen ngang” bởi đó là hành vi mà xã hội trực tiếp nhìn thấy và đã lên án. Tuy nhiên, cần phải bàn đến ý thức của những người “tiếp tay” cho hành vi này, đó chính là những người bán hàng tại các siêu thị, xây xăng, cửa hàng… và những người bảo vệ các khu vui chơi giải trí công cộng, bãi đỗ xe… cùng chính những người “cam chịu” để người khác chen lấn, tự buông bỏ quyền lợi của mình.

Phải chăng đã đến lúc chúng ta cần quyết liệt hơn, bỏ đi thái độ “ngại va chạm” mà lên tiếng để văn hóa xếp hàng được thực thi. Sâu xa hơn nữa, các đơn vị bán hàng cũng cần quán triệt tới từng nhân viên kiên quyết nói “không” với hành vi chen lấn.

Nguyễn Hoa – Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Trong khuôn khổ Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII và tổng kết Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025”, ngày 19/4, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội thảo “Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong kỷ nguyên kinh tế số”.
Phố Hoàng Hoa Thám và phố Ngọc Hà cấm xe 16 chỗ

Phố Hoàng Hoa Thám và phố Ngọc Hà cấm xe 16 chỗ

Từ ngày mai (20/4), Hà Nội cấm xe ô tô khách từ 16 chỗ trở lên hoạt động trên một đoạn phố Hoàng Hoa Thám và phố Ngọc Hà.
Khởi nghiệp sáng tạo - Động lực đột phá cho giáo dục đại học

Khởi nghiệp sáng tạo - Động lực đột phá cho giáo dục đại học

Chiều 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội thảo với chủ đề “Giải pháp đột phá thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo trong các cơ sở giáo dục đại học”. Hội thảo nằm trong khuôn khổ Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII, năm 2025.
Chi tiết 102 xã, phường mới của TP.HCM

Chi tiết 102 xã, phường mới của TP.HCM

Sau khi sắp xếp, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) từ 273 xã, phường sẽ còn 102 xã, phường, đảm bảo chỉ tiêu giảm từ 60 - 70% của Trung ương và phù hợp tiêu chí về diện tích xã, phường.
LĐLĐ huyện Nam Đàn tổ chức giải Pickleball trong đoàn viên, người lao động

LĐLĐ huyện Nam Đàn tổ chức giải Pickleball trong đoàn viên, người lao động

Ngày 19/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Nam Đàn tổ chức Giải Pickleball trong cán bộ, công chức, viên chức, người lao động năm 2025.
Nghệ An triệt phá cơ sở sản xuất 3.500 tấn giá đỗ ngâm hóa chất

Nghệ An triệt phá cơ sở sản xuất 3.500 tấn giá đỗ ngâm hóa chất

Ngày 19/4, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế và buôn lậu Công an tỉnh Nghệ An đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh bắt tạm giam đối với 4 đối tượng về tội "Vi phạm quy định về an toàn thực phẩm".
Những người góp sức cho trái bóng lăn

Những người góp sức cho trái bóng lăn

Giải bóng đá CNVCLĐ Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X - năm 2025 đã đi được hơn nửa chặng đường. Để những cầu thủ có thể thi đấu nhiệt huyết trên sân và cống hiến những pha ghi bàn mãn nhãn cho khán giả, phải nhớ đến công lao của những bộ phận vô cùng quan trọng như y tế, trọng tài, giám sát.

Tin khác

Công an Hà Nội tri ân các thế hệ đi trước nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Công an Hà Nội tri ân các thế hệ đi trước nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Trong khuôn khổ các hoạt động chính trị kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Đoàn công tác của Công an thành phố Hà Nội đã đến thăm hỏi tặng quà tri ân những đóng góp đối với sự nghiệp cách mạng của các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Công an Thủ đô.
Quạt giấy Chàng Sơn khẳng định sức sống lâu bền của làng nghề truyền thống

Quạt giấy Chàng Sơn khẳng định sức sống lâu bền của làng nghề truyền thống

Làng Chàng Sơn, xã Thạch Xá (huyện Thạch Thất, Hà Nội) từ lâu đã có nghề làm quạt giấy nổi tiếng bao đời nay. Trải qua những thăng trầm của nghề, quạt giấy Chàng Sơn nay đã vươn mình ra thế giới, nhận được nhiều sự yêu thích của bạn bè khắp bốn phương, góp phần bảo tồn nét văn hóa xưa.
Ước vọng một Hà Nội hào hoa, quyến rũ

Ước vọng một Hà Nội hào hoa, quyến rũ

Hà Nội những ngày cuối xuân thời tiết se se lạnh. Khi trời đã ngả chiều, “xách" xe dạo một vòng từ hồ Gươm, qua Công viên Thống Nhất đến đường Láng, nơi công nhân đang ngày đêm cải tạo sông Tô Lịch… bất chợt nhớ đến lời bài hát “Trời Hà Nội xanh”: Xanh xanh thắm bầu trời xanh Hà Nội/Hồ Gươm xanh như mái tóc em xanh/Thân thương quá nụ cười người Hà Nội/Đã gặp rồi mà bồi hồi nhớ mãi Hà Nội ơi…
Giữ gìn và phát triển nghề thêu tay truyền thống

Giữ gìn và phát triển nghề thêu tay truyền thống

Từ xưa đến nay, những nghệ nhân làng thêu tay truyền thống Quất Động (huyện Thường Tín, Hà Nội) vẫn duy trì tạo ra những sản phẩm cầu kỳ và tinh tế, khéo léo trong từng đường kim mũi chỉ.
"Trả lại" không gian hồ Gươm mà cha ông đã dựng nền

"Trả lại" không gian hồ Gươm mà cha ông đã dựng nền

Nhằm phát huy giá trị không gian di tích quốc gia đặc biệt hồ Hoàn Kiếm và phụ cận, UBND thành phố Hà Nội là quyết định nghiên cứu quy hoạch, cải tạo, chỉnh trang, tái thiết một số khu vực xung quanh hồ theo hướng tăng cường không gian mở, phục vụ cộng đồng, vấn đề này đang nhận được những ý kiến tán đồng cao của các chuyên gia đô thị, cũng như người dân.
HĐND huyện Hoài Đức thông qua Đề án sắp xếp bộ máy hành chính các cơ quan chức năng thuộc huyện

HĐND huyện Hoài Đức thông qua Đề án sắp xếp bộ máy hành chính các cơ quan chức năng thuộc huyện

Sáng 28/2, HĐND huyện Hoài Đức khóa XX, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức Kỳ họp thứ Mười sáu, Kỳ họp chuyên đề để xem xét và quyết nghị một số nội dung liên quan đến phương án sắp xếp tổ chức bộ máy các phòng chuyên môn trực thuộc UBND huyện Hoài Đức.
Làng cổ Cự Đà - lưu giữ văn hóa đặc trưng vùng đồng bằng Bắc Bộ

Làng cổ Cự Đà - lưu giữ văn hóa đặc trưng vùng đồng bằng Bắc Bộ

Cách trung tâm Hà Nội khoảng 20km về phía Tây, làng Cự Đà thuộc xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, Hà Nội được biết tới là một trong những ngôi làng cổ còn giữ nguyên nét truyền thống từ xa xưa. Nằm bên bờ sông Nhuệ yên bình, làng Cự Đà mang đậm dấu ấn của làng quê Bắc Bộ Việt Nam với những mái đình, cổng làng, cây đa, đặc biệt là lối kiến trúc kiểu Pháp còn sắc nét.
Nghề tò he giữa thời 4.0: Gian truân nhưng sáng tạo không ngừng

Nghề tò he giữa thời 4.0: Gian truân nhưng sáng tạo không ngừng

Dưới bàn tay thoăn thoắt khéo léo của người nghệ nhân, những cục bột màu sắc dần hiện lên thành những con giống với hình thù xinh xắn, đa dạng: đây Tôn Ngộ Không, đây Siêu nhân Gao, có cả những nhân vật rất “bắt trend” như chuột lang nước Capybara, công chúa Disney,... Những đứa trẻ tò mò, thán phục vây xung quanh ngắm nhìn người nghệ nhân tạo những nhân vật chúng yêu thích. Nhìn khung cảnh vui vẻ, nhộn nhịp ấy, đâu ai nghĩ rằng đã một khoảng thời gian nghề tò he truyền thống tưởng như đứt đoạn.
Huyện Ứng Hòa: Nhiều thanh niên hăng hái viết đơn tình nguyện lên đường nhập ngũ

Huyện Ứng Hòa: Nhiều thanh niên hăng hái viết đơn tình nguyện lên đường nhập ngũ

Trong không khí vui tươi, phấn khởi của những ngày đầu xuân Ất Tỵ 2025, mới đây, huyện Ứng Hòa đã tổ chức gặp mặt, động viên, tặng quà tân binh chuẩn bị nhập ngũ năm 2025 và quân nhân xuất ngũ tiêu biểu.
Cổng làng, nơi chạm miền ký ức

Cổng làng, nơi chạm miền ký ức

Từ bao đời nay, cổng làng đã trở thành biểu tượng rất đỗi tự hào của người dân, là hình ảnh thân quen tô điểm sức sống văn hoá tinh thần cho mọi làng quê. Là nơi chứng kiến bao cuộc hẹn hò, tiễn đưa và đón đợi những người xa quê trở về làng. Mỗi người xa quê khi nhớ về quê hương là nhớ về hình ảnh cổng làng thân thương bên gốc đa, giếng nước, sân đình.
Xem thêm
Phiên bản di động