Vấn nạn pháo sáng trong bóng đá: Cần những giải pháp mạnh tay để ngăn chặn
Để cổ động viên Hải Phòng đốt pháo sáng, Hà Nội FC phải nộp phạt 40 triệu đồng | |
Hà Nội 1-0 Hải Phòng: 3 điểm 'hú vía' cho chủ nhà |
Ngày 21/7, Ban Kỷ luật Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) đã ra quyết định phạt Ban tổ chức trận đấu của Câu lạc bộ Hà Nội 40 triệu đồng do khán giả “đốt pháo sáng nhiều lần trong sân vận động; sử dụng phương tiện cổ động thiếu lành mạnh, phản cảm có tính chất công kích, lăng mạ lực lượng làm nhiệm vụ” trong trận đấu trên. Không chỉ có Hà Nội, Câu lạc bộ Hải Phòng cũng nhận mức án tương tự vì để cổ động viên đốt pháo sáng.
Cổ động viên Hải Phòng đốt pháo sáng diễu hành trên phố ngày 21/4/2019. |
Đã từ lâu việc đốt pháo sáng trở thành một vấn nạn của bóng đá nước nhà. Còn nhớ cũng chính tại sân Hàng Đẫy trong mùa bóng trước (2019), một nữ cổ động viên cũng bị thương bởi một quả pháo sáng bắn từ khán đài đối diện trong trận đấu giữa Câu lạc bộ Hà Nội và Câu lạc bộ Nam Định. Những thủ phạm sau đó đã bị trừng phạt, có người lĩnh mức án tới 4 năm tù.
Theo thống kê, tính đến vòng 22 V-League 2019, tổng cộng 6 án phạt liên quan đến việc cổ động viên đốt pháo sáng trên sân được Ban Kỷ luật VFF ban hành giành cho các ban tổ chức sân. Trong đó Ban tổ chức sân Hàng Đẫy nhận nhiều án kỷ luật nhất với 3 lần phải nộp phạt lên tới con số hàng trăm triệu.
Cũng trong năm 2019, Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC) đã áp một án phạt lên tới 39.500 USD vì để cổ động viên đốt pháo sáng ở vòng loại U23 châu Á 2020 trên sân Mỹ Đình (tháng 3-2019). Đáng nói, đây thực chất là hai án phạt được gộp vào, cụ thể AFC phạt VFF 13.750 USD vì để cổ động viên đốt pháo sáng trong trận U23 Việt Nam thắng U23 Indonesia 1-0 ở lượt trận thứ 2 bảng K (ngày 24-3). Sau đó trong trận U23 Việt Nam thắng Thái Lan 4-0 (ngày 26-3), các cổ động viên tiếp tục đốt pháo sáng.
Vì vậy, AFC quyết định tăng tiền phạt gấp đôi lên 25.750 USD. Những con số trên cho thấy từ lâu trong mắt các nhà quản lý bóng đá khu vực và trong nước thì hành vi đốt pháo sáng đã là đã là một hành vi được xem là phi thể thao, cần phải loại bỏ.
Không chỉ có đốt pháo sáng trong sân, nhiều cổ động viên quá khích cũng "nhân danh" việc ăn mừng chiến thắng để thực hiện hành vi này trên đường phố dù đã bị cấm.
Cũng vào năm 2019 tại vòng loại U23 châu Á 2020, trước trận đấu giữa đội tuyển U23 Việt Nam và U23 Thái Lan (ngày 26-3), khu vực bên ngoài sân vận động Mỹ Đình lại mù mịt trong màn khói được tạo ra bởi những quả pháo sáng.
Lùi thời gian lại 1 năm trước đó, ở giải AFF Cup 2018, tại địa điểm này nhiều cổ động viên Việt Nam cũng đã thực hiện hành vi bị cấm trên, bất chấp lực lượng an ninh trước đó từng phát loa kêu gọi hãy cổ vũ bóng đá một cách văn mình. Một điểm rất dễ nhận là trong các vụ đốt pháo sáng ngoài sân Mỹ Đình, hầu hết đều xuất hiện ở những nhóm cổ động viên đến từ mang sắc áo hoặc cờ đặc trưng của Hải Phòng.
Có lẽ đã ý thức về những điều có thể xảy ra khi những nhóm cổ động viên đến từ thành phố "hoa phượng đỏ" có thể gây ra, Ban tổ chức trận đấu giữa Câu lạc bộ Hà Nội và Câu lạc bộ Hải Phòng trên sân Hàng Đẫy hôm 17/7 vừa qua thực sự đã làm tất cả những gì trong khả năng để đảm bảo một trận đấu an toàn cho khán giả và hai đội.
Gần 500 cán bộ chiến sĩ Công an bao gồm cả lực lượng Cảnh sát Cơ động và Phòng cháy chữa cháy với các phương tiện như xe chữa cháy, cổng từ kiểm tra an ninh.... đã được huy động tới khu vực sân Hàng Đẫy. Nhóm cổ động viên của đội khách được tách riêng ở một góc khán đài với hàng rào cảnh sát Cơ động đảm bảo trật tự. Thậm chí khi phát hiện một vài cổ động viên đội chủ nhà "ngồi nhầm" vào đó, lực lượng Cảnh sát đã lập tức can thiệp để đưa họ về phía khán đài khác.
Ngoài ra còn có thêm những nhân viên bảo vệ được triển khai bên dưới khán đài. Tuy nhiên, bất chấp sự chuẩn bị này, pháo sáng vẫn cháy trên khán đài, thậm chí được bắn cả xuống dưới sân.
Sự cố pháo sáng ngày 17/7 trong lúc diễn ra trận đấu giữa Câu lạc bộ Hà Nội và Câu lạc bộ Hải Phòng trên sân Hàng Đẫy. |
Không chỉ có pháo sáng, trận đấu hôm 17/7 còn bị “ô nhiễm” bởi ngôn ngữ mà một số cổ động viên đội khách giành cho đội chủ nhà. Có mặt ở sân Hàng Đẫy vào ngày đó, người viết đã nghe được những lời thóa mạ của nhiều cổ động viên đội khách công kích ông bầu Đỗ Quang Hiển của đội chủ nhà, họ cũng có những từ ngữ khiếm nhã hướng về phía cầu thủ Quang Hải.
Chưa hết, nhiều cổ động viên trong các nhóm này còn lăng mạ cả lực lượng an ninh làm việc dưới sân. Xen lẫn giữa những làn sóng lời thóa mạ và cổ vũ là những quả pháo sáng được đốt lên để lại màn khói bao trùm phần khán đài đó.
Đây cũng không phải là lần đầu cổ động viên Hải Phòng được "xướng tên" trong những vụ việc có màu sắc quá khích trong bóng đá. Còn nhớ vào năm 2017, trận Cần Thơ gặp Hải Phòng tại vòng 16 V-League đã phải trì hoãn 30 phút do sự cố từ những fan của "cơn lốc đỏ".
Khi đó, VFF có quyết định "Cấm cổ động viên Hải Phòng đến sân khách cổ vũ". Và để lách qua lệnh cấm này, nhiều fan ruột của đội khách đã mặc đủ loại áo có logo khác nhau chỉ cần trùng sắc áo đỏ là được.
Chính điều này khiến Ban tổ chức trận đấu bất lực trong việc “gom” các fan lại để dễ quản lý. Không những thế, Ban tổ chức còn "đuối lý" khi bị các cổ động viên đội khách dùng chính văn bản của VFF để bắt bẻ khi họ mang cờ có logo hình hoa phượng thì không được cấm.
Hải Phòng không phải là địa phương duy nhất tồn tại các nhóm cổ động viên có hàng động quá khích, cũng như việc đốt pháo sáng cũng không phải là đặc trưng của tất cả những fan bóng đá của đội bóng đất cảng. Vấn đề đặt ra ở đây là làm sao để giải quyết triệt để những hành vi quá khích đó, trả lại một môi trường bóng đá thực sự lành mạnh cho cộng đồng yêu thể thao đích thực.
VFF cũng như nhiều giới chức có liên quan đã hành động, song có lẽ những án phạt vừa qua chưa đủ sức nặng với cổ động viên quá khích. Cần hơn nữa những chế tài đủ sức răn đe như việc cấm cửa cổ viên quá khích tới sân một thời gian hoặc vĩnh viễn.
Cần nhắc lại là chỉ cấm những cổ động viên quá khích chứ không phải toàn bộ các cổ động viên của một đội bóng, bởi như thế khó tạo ra sự công bằng. Hơn thế nữa đã đến lúc cần xem việc đốt pháo sáng như một hành vi gây rối trật tự công cộng để xử lý theo pháp luật.
Những hình phạt thích đáng mới mong chấm dứt vấn nạn đốt pháo sáng vốn tồn tại dai dẳng lâu nay, mới có thể đem đến một môi trường bóng đá an toàn hơn cho đại đa số người yêu thể thao đích thực.
Tại một số nước trước khi các giải đấu bóng đá lớn diễn ra, lực lượng an ninh sở tại luôn triển khai các biện pháp bảo đảm an ninh trật tự. Đơn cử như cảnh sát Nga đã từng cử nhiều nhóm công tác sang Anh trước thềm vòng chung kết World Cup 2018 nhằm đối phó vấn nạn hooligan có thể diễn ra. Bộ Nội vụ Anh sau đó thông báo rằng hơn 1.300 công dân nước này bị cấm sang Nga vào mùa hè 2018 do đã từng gây rối liên quan đến bóng đá. 1.254 người trong số này đã tự nguyện giao hộ chiếu cho cảnh sát, hoặc bị tịch thu hộ chiếu và không sở hữu hộ chiếu. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tăng mức hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở đối với người có công
Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Tin khác
Man City 0-4 Tottenham: Thất bại thứ 5 liên tiếp của Man City
Thể thao 24/11/2024 08:15
Arsenal 3-0 Nottingham: Chấm dứt chuỗi 4 trận không biết mùi chiến thắng
Thể thao 24/11/2024 07:57
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
Thể thao 22/11/2024 23:26
Thái Lan công bố các môn thi đấu chính thức tại SEA Games 33
Thể thao 22/11/2024 16:56
Việt Nam vô địch tại giải Futsal nữ Đông Nam Á 2024
Thể thao 21/11/2024 22:17
HLV Pep Guardiola sẽ ở lại Man City đến năm 2027
Thể thao 21/11/2024 11:49
Vòng loại World Cup 2026 khu vực Nam Mỹ: Messi kiến tạo để Martinez ghi bàn
Thể thao 20/11/2024 10:51
Kết quả UEFA Nations League 2024/2025: Anh thắng đậm Ireland, Pháp hạ Italia với tỉ số 3-1
Thể thao 18/11/2024 06:55
UEFA Nations League 2024/2025: Đức và Hà Lan đều thắng lớn
Thể thao 17/11/2024 13:05
Lịch thi đấu chính thức AFF Cup 2024
Infographic 17/11/2024 10:50