Vệt nắng phố quen
Nhớ sao lê chát quê mình! Nhịp khúc giao mùa |
![]() |
Ảnh minh họa |
Một người phụ nữ đội nón tất tả đi với gánh hàng rong trên vai. Một đường phố rợp bóng hai hàng cây cao, có những ngôi nhà đang cố cao hơn cả cây. Một vỉa hè đầy nét văn hóa của Hà Nội từ xưa đến nay.
Nếu để ý thêm, ta còn thấy, người qua đường đã mặc áo ấm, lá trên cành ngả sang sắc vàng và còn lại rất ít, thời tiết có vẻ quang đãng khô hanh... Đúng rồi, Hà Nội cuối thu, đang đứng đón mùa đông, có lẽ là Hà Nội của tháng 10 thì phải!
Hà Nội tháng 10...
Ta chợt nhớ ngay đến câu hát "Hà Nội mùa thu, mùa thu Hà Nội "... Chỉ có 4 chữ đột ngột đổi chỗ cho nhau mà làm tâm hồn ta cũng nghiêng ngả theo chúng cùng với nỗi nhớ miên man... Ngả nghiêng giống như tia nắng kia. Ở giữa tấm hình, chiếu hơi xiên góc, một đặc thù cũng của “Hà Nội mùa này chiều không buông nắng”, không còn gay gắt nóng bỏng, không còn chiếu thẳng đỉnh đầu của mùa hè nóng bức...
Có cảm giác, nếu như đi thêm vài bước nữa ta sẽ bắt gặp những “quán cóc liêu xiêu”, sẽ được nghe tiếng quân cờ đập chan chát lên bàn để phân định thắng - thua. Hoặc được nghe những vần thơ cóc không chuyên của những “nhà thơ hưu trí”, tranh thủ trời se lạnh trốn ra quán làm mấy ly rồi thổi hồn cho những cành cây khô đang nghiêng nghiêng ở bên cạnh bằng những câu thơ liêu xiêu độ cồn.
Hà Nội là thế! Siêu xe vẫn dừng bên cạnh quán cóc tạm bợ, đường cao tốc không dám lấn sân của ngóc cùng ngõ hẻm, nhà chọc trời không che nổi hương khói của đình chùa thâm nghiêm... thì mới là Hà Nội của chúng ta. Nét văn hóa vỉa hè truyền thống trong lòng người Tràng an giống như máu trong tim, như muối trong biển, như người Việt trên đất Việt.
Tôi bỗng muốn tiến thêm vài bước nữa để đến chiêm ngưỡng cảnh Hồ Tây đang “tím mờ” trong cái lạnh đầu đông. Muốn được chầm chậm đi trên đường Cổ ngư, như những đôi trai gái đang bận yêu nhau mà không bước nhanh lên được...
Thốt nhiên, những câu hát cứ ngân nga trong tâm trí tôi: “Hà Nội mùa này lòng bao nỗi nhớ/ Ta nhớ đêm nao lạnh đôi tay/ Hơi ấm trao em tuổi thơ ngây/ Tưởng như, tưởng như còn đây...
Tại sao hơi ấm đó vẫn tưởng như còn đây? Hơi ấm đó là tình yêu, tình thương của người Hà Nội sẵn sàng dành cho nhau và dành cho tất cả những ai có cùng tình yêu với mảnh đất Hà thành.
Nguyễn Việt Dũng
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Gần 286.000 thí sinh đã đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

Tăng cường công tác đảm bảo an toàn cho người lao động

Xây dựng văn hóa đổi mới sáng tạo toàn dân sẽ là cốt lõi tạo lên thành công

TP.HCM: Chi tiết các tuyến đường cấm phương tiện lưu thông phục vụ đại lễ 30/4

Thu giữ 20 tấn gà ủ muối, gà đông lạnh gần chợ đầu mối gia cầm Hà Vỹ

Hà Nội: Tiếp tục tuyên truyền Luật Thủ đô và các dự thảo chính sách triển khai thi hành Luật

Siết chặt quản lý nghệ sĩ quảng cáo trên không gian mạng
Tin khác

Siết chặt quản lý nghệ sĩ quảng cáo trên không gian mạng
Văn hóa 21/04/2025 18:37

Học hỏi từ di sản của hai vị vua nhà Trần
Văn hóa 21/04/2025 17:42

Nhóm bạn trẻ mang di sản vào đời sống đương đại
Văn hóa 18/04/2025 22:58

Phố cổ Hà Nội tổ chức chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam
Văn hóa 18/04/2025 22:35

Khai mạc Festival Phở 2025, tinh hoa di sản trong kỷ nguyên số
Văn hóa 18/04/2025 22:20

Những dấu ấn không thể quên trên sóng VTV dịp 50 năm Giải phóng miền Nam
Văn hóa 18/04/2025 19:00

Quận Hoàn Kiếm đề xuất 10 khu phát triển thương mại và văn hóa
Văn hóa 18/04/2025 18:46

Lễ hội Tổng Nam Phù: Di sản nối ký ức – tương lai
Văn hóa 17/04/2025 11:41

Triển lãm tranh “Thiên thanh”: Ngợi ca đất nước và hướng đến trái tim thiện lành
Văn hóa 16/04/2025 19:13

Vesak 2025: Loạt hoạt động trong ngày hội lớn nhất của Phật giáo tại núi Bà Đen
Văn hóa 16/04/2025 06:06