Vì một nền an sinh vững mạnh
Hơn 100 doanh nghiệp Hàn Quốc tham gia đối thoại về chính sách bảo hiểm xã hội Hoàn thiện các văn bản pháp luật về chính sách bảo hiểm xã hội Chung tay đảm bảo an sinh xã hội cho người dân |
Tạo cơ hội cho mọi người dân trong tiếp cận bảo hiểm y tế
Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế là những trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội, ngày càng khẳng định vị trí, vai trò quan trọng trong công tác chăm lo, bảo vệ và phát triển con người, vì sự tiến bộ và công bằng xã hội của đất nước.
Theo đó, để đảm bảo quyền được an sinh cho mọi người dân, tạo cơ hội cho mọi người dân trong việc tiếp cận, tham gia, thụ hưởng chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam vừa có Công văn số 1179/BHXH-TST gửi Bộ Y tế và 1180/BHXH-TST gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc đề xuất tăng mức hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế cho người tham gia.
Việc đề xuất tăng mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế sẽ giúp người dân được tiếp cận, tham gia, thụ hưởng chính sách bảo hiểm y tế. Ảnh: B.D |
Cụ thể: Bảo hiểm xã hội đề xuất nâng mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho người làm nông, lâm, ngư, diêm nghiệp có mức sống trung bình lên 50%. Tại Công văn số 1179/BHXH-TST gửi Bộ Y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam nêu rõ, tính đến ngày 31/12/2020, toàn quốc có 87,93 triệu người tham gia bảo hiểm y tế, đạt tỷ lệ 90,85% dân số tham gia bảo hiểm y tế, vượt 0,15% so với chỉ tiêu Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định số 1167/QĐ-TTg.
Trong đó, có 2,537 triệu người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình tham gia bảo hiểm y tế. Nhóm đối tượng này chủ yếu tập trung ở các địa phương như: Bắc Giang (331 nghìn người tham gia); Nam Định (219 nghìn người tham gia); Hà Tĩnh (257 nghìn người tham gia); Hà Nam (195 nghìn người tham gia), Ninh Bình (155 nghìn người tham gia)… là những tỉnh có hỗ trợ thêm mức đóng ngoài mức quy định của Nhà nước với mức hỗ trợ 20% cho người tham gia.
Bên cạnh đó, nhiều địa phương ngân sách chưa hỗ trợ thêm ngoài mức quy định của Nhà nước, nên chưa có người tham gia bảo hiểm y tế theo nhóm đối tượng này, như: Hòa Bình, Lạng Sơn, Bình Thuận, Đắk Nông, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bạc Liêu, Cà Mau.
Để phấn đấu hoàn thành mục tiêu đến năm 2025 có 95% dân số tham gia bảo hiểm y tế theo Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đề nghị Bộ Y tế báo cáo, trình Chính phủ nâng mức hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm y tế cho người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình từ 30% lên 50%.
Theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam, thực tế triển khai các chính sách an sinh xã hội cho thấy, trong những năm qua, chính sách bảo hiểm y tế đã từng bước khẳng định và phát huy vai trò là một trong những trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội; là cơ chế tài chính y tế quan trọng đồng hành cùng người dân khi ốm đau, bệnh tật để tiếp tục cuộc sống.
Việc đề xuất tăng mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế nêu trên sẽ tạo thuận lợi giúp cho ngày càng có nhiều người dân được tiếp cận, tham gia, thụ hưởng chính sách bảo hiểm y tế, góp phần hoàn thiện mục tiêu chăm sóc sức khỏe Nhân dân của Đảng, Nhà nước ta.
Đề xuất nâng mức hỗ trợ đóng lên 50% đối với hộ nghèo
Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết: Thực hiện kiến nghị của Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội tại văn bản số 2602/UBVĐXH14 ngày 18/3/2020 về giải pháp mở rộng diện bao phủ bảo hiểm xã hội, theo đó, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đề xuất nâng mức hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện từ 30% lên 50% đối với người thuộc hộ nghèo, từ 25% lên 30% đối với người thuộc hộ cận nghèo và từ 10% lên 20% đối với các đối tượng còn lại.
Theo đó, Bảo hiểm xã hội Việt Nam gửi Công văn số 1180/BHXH-TST đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tiếp tục báo cáo, trình Chính phủ sửa Nghị định số 134/2015/NĐ-CP ngày 29/12/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện, theo hướng tăng mức hỗ trợ tiền đóng cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện theo mức đề xuất nêu trên.
Với mục tiêu phấn đấu để ngày càng có nhiều người được bảo đảm an sinh xã hội sau khi hết tuổi lao động, chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện ra đời từ năm 2008 nhằm tạo cơ hội cho mọi người lao động thuộc khu vực phi chính thức đều được tham gia bảo hiểm xã hội.
Sau 12 năm triển khai, đặc biệt từ nửa cuối năm 2018 đến nay, cùng với định hướng chính trị thực hiện “bảo hiểm xã hội toàn dân” được khẳng định tại Nghị quyết số 28-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương, công tác phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện đã có nhiều bứt phá.
Cụ thể, từ năm 2008 đến hết năm 2018, tổng số người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện mới chỉ đạt trên 277 nghìn người tham gia. Nhưng chỉ riêng trong năm 2019, số người tham gia đã đạt gần 574 nghìn người; trong đó, số người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện tăng mới trong năm 2019 bằng tổng số người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện phát triển được của cả 11 năm trước cộng lại.
Hết năm 2020, số người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là 1,128 triệu người tham gia (tăng 554 nghìn người, hơn gấp đôi so với năm 2019; đạt khoảng 2,1% lực lượng lao động trong độ tuổi là nông dân và lao động khu vực phi chính thức tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, vượt chỉ tiêu năm 2021 được giao tại Nghị quyết số 28-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII).
Tuy trong những năm gần đây, công tác phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đã có những bước tăng trưởng vượt bậc, ấn tượng, nhưng so với tiềm năng, số người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện vẫn còn rất thấp, nhất là đối với người thuộc hộ gia đình nghèo, cận nghèo.
Do đó, với việc đề xuất tăng mức hỗ trợ đóng cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, nhất là với những người thuộc hộ gia đình nghèo, cận nghèo sẽ tạo điều kiện giúp họ có đủ khả năng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, góp phần hoàn thiện mục tiêu bảo hiểm xã hội toàn dân để mọi người dân đều được tham gia vào lưới an sinh và có chính sách bảo hiểm xã hội chia sẻ, đảm bảo cuộc sống khi về già.
Có thể thấy, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 tác động nghiêm trọng tới mọi mặt của đời sống xã hội, thì việc giúp mọi người dân có cơ hội được trợ giúp tham gia, thụ hưởng chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế có ý nghĩa vô cùng quan trọng, qua đó góp phần đảm bảo an sinh xã hội bền vững. /.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội
Man City 0-4 Tottenham: Thất bại thứ 5 liên tiếp của Man City
Tỷ giá USD hôm nay 24/11: Đồng USD chốt tăng tuần 0,75%, đạt mức 107,49
Arsenal 3-0 Nottingham: Chấm dứt chuỗi 4 trận không biết mùi chiến thắng
Tin khác
Xây trường mầm non tại các KCN và đối tượng thụ hưởng: Cần tiếp tục hoàn thiện chính sách
Chính sách 21/11/2024 07:42
Đề xuất điều chỉnh tăng mức trợ cấp thất nghiệp
Chính sách 19/11/2024 09:07
Xử lý nghiêm sai phạm trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội
Chính sách 14/11/2024 09:59
Sửa Luật Quảng cáo: Tăng diện tích quảng cáo trên ấn phẩm báo, tạp chí
Chính sách 12/11/2024 11:43
Quy định về mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động mới nhất
Chính sách 09/11/2024 08:44
Tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi từ các chính sách thuế, hải quan
Chính sách 09/11/2024 06:32
Chế độ mới về bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện từ 1/1/2025
Chính sách 08/11/2024 16:31
Cần có thêm cơ chế, chính sách hỗ trợ về nhà trẻ, mẫu giáo cho con công nhân
Chính sách 05/11/2024 18:14
Điều kiện nào để giáo viên được nghỉ hưu trước tuổi?
Chính sách 04/11/2024 07:26
Quy định mới về chế độ thai sản, người lao động cần biết
Chính sách 03/11/2024 19:23