Vi phạm phòng cháy chữa cháy tại các kho xưởng và nỗi đau người ở lại
Vụ cháy khiến 8 người chết ở Trung Văn: Phạt tù Giám đốc khu xưởng | |
Vẫn còn đó nguy cơ cháy nổ từ các khu nhà xưởng |
Nỗi đau dai dẳng
Mới đây, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ cháy xưởng khiến 8 người thiệt mạng tại phường Trung Văn (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội). Tham dự phiên tòa là hơn 20 thân nhân của những người đã mất.
Tại một góc phòng xử, bà Hà Thị Cường, (65 tuổi, quê Tam Nông, Phú Thọ) với tấm áo sờn ngồi dựa lưng vào tường lặng lẽ khóc. Bà mất 4 người thân trong vụ hoả hoạn: con gái Trần Thị Lan (29 tuổi) cùng chồng Lương Văn Việt (33 tuổi), công nhân công ty Môi trường 79, và 2 cháu là Lương Công M (5 tuổi) và Lương Anh T (1 tuổi).
Bà Cường kể, năm 2013, con gái bà lấy anh Lương Văn Việt. Vợ chồng trẻ mưu sinh bằng 13 thước ruộng nhưng không đủ sống. Một năm sau, họ rủ nhau xuống Thủ đô kiếm việc. Tại Công ty Công nghệ và Môi trường 79, Lan nấu cơm thuê cho chủ và người làm tại xưởng. Để gần bố mẹ và tiện cho việc khám bệnh cho con, vợ chồng anh Việt chị Lan đã đón 2 con nhỏ đến ở luôn tại xưởng cùng mình...
Cùng lúc mất đi 4 người thân, người mẹ đau đớn đến thẫn thờ chỉ thốt lên được một câu “thật đau xót quá” rồi vội này đưa vạt áo lên lau nước mắt. Ngồi bên cạnh bà Cường, bố mẹ anh Việt cúi đầu lặng im. Nỗi đau mất con trai, con dâu và cháu nội khiến họ câm lặng không nói thành lời.
Bà Sơn (mẹ nạn nhân Lương Quốc Dân) rơi nước mắt kể về hoàn cảnh gia đình. |
Ở dãy ghế cuối cùng, bà Lương Thị Sơn (mẹ nạn nhân Lương Quốc Dân) cho biết, gia đình bà làm nông, thu nhập không ổn định. Anh Dân là trụ cột kinh tế chính của gia đình. Sau khi kết hôn, để có tiền trang trải cuộc sống, anh Dân xin vào làm công nhân tại Công ty Môi trường 79.
Từ ngày anh mất, kinh tế gia đình bà rơi vào khốn khó. Vợ anh Dân không nghề nghiệp. Thương con, thương cháu, ông bà dù đã ngoài 70 tuổi, sức khỏe sa sút vẫn phải cố gắng còng lưng, bươn chải đỡ đần.
“Vợ chồng tôi già rồi, chẳng biết còn sống được bao lâu, chỉ sợ 2 đứa trẻ phải chịu nhiều thiệt thòi. Năm ngoái lúc bố nó mất, con chị 4 tuổi, thằng em mới lên 3. Chúng nó có biết gì đâu, trong đám tang cứ cười nói rộn ràng. Thằng em hôm nay lên xe tham dự phiên tòa mới thấy hỏi: “Mình đi thăm bố hả bà”. Nói đến đây, những giọt nước mắt đã ướt nhòe trên gương mặt khắc khổ của bà Sơn.
Tham dự phiên tòa, còn nhiều thân nhân của các nạn nhân có hoàn cảnh khó khăn khác như gia đình 2 nạn nhân Hải và Tuấn. Anh Hải và anh Tuấn là con trai duy nhất, bố mẹ tật nguyền. 2 anh mất đi không chỉ để lại nỗi đau về mặt tinh thần cho gia đình mà còn là nỗi lo lắng cho cuộc sống cơm áo, gạo tiền về sau.
Cần siết chặt quản lý
Tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định, trong vụ cháy xưởng ở Trung Văn, ông Vũ Khánh Sơn (Giám đốc Công ty cổ phần đầu tư Xây dựng và thương mại Công nghệ môi trường 79) là người đứng đầu cơ sở. Cơ sở của ông Sơn thuộc diện quản lý Nhà nước về phòng cháy chữa cháy nhưng không thực hiện trách nhiệm về phòng cháy chữa cháy, không ban hành nội quy và biện pháp về phòng cháy chữa cháy.
Ngoài ra, cơ sở cũng không thực hiện việc chấp hành các quy định về phòng cháy chữa cháy, khi xảy ra cháy không có phương án chữa cháy, thoát nạn, cứu người… Ông Sơn cho công nhân ngủ tại kho xưởng sản xuất nhưng phòng ngủ không được ngăn cách với gian phòng thuộc nhóm nguy hiểm cháy nổ khác bằng các bộ phận ngăn cháy hay kết cấu ngăn cách với giới hạn chịu lửa theo quy định…
Hiện trường vụ cháy xưởng ở Trung Văn khiến 8 người thiệt mạng. |
Trước vụ cháy ở Trung Văn, năm 2017, ở Hà Nội cũng từng xảy ra một vụ cháy kinh hoàng khác tại xưởng sản xuất bánh kẹo thuộc huyện Hoài Đức khiến 8 người chết, 2 người bị thương. Nguyên nhân cũng là do vi phạm quy định về phòng cháy chữa cháy.
Từ các vụ cháy chúng ta có thể nhận thấy sự chủ quan và bất chấp quy định pháp luật về phòng cháy của chủ các cơ sở sản xuất. Đồng thời, cũng phản ánh thực tế công tác quản lý về phòng cháy, chữa cháy tại cơ sở còn nhiều hạn chế, tồn tại. Ở đây, có trách nhiệm của chính quyền địa phương, ngành chức năng trong việc kiểm tra, rà soát, thẩm duyệt phương án phòng cháy.
Hệ quả của những việc làm thiếu trách nhiệm trong phòng cháy chữa cháy đã gây ra nhiều hậu quả khôn lường. Để sớm khắc phục được tình trạng trên và đảm bảo an toàn cho người lao động, theo ông Tạ Văn Dưỡng, Trưởng ban Chính sách pháp luật (Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội), vấn đề quan trọng hàng đầu là cần nâng cao ý thức thực hiện nghiêm quy định về phòng cháy, chữa cháy của các chủ sản xuất.
Trong đó, ngay từ khi xây dựng nhà xưởng, phải có giải pháp trong thiết kế, quy hoạch… phục vụ tốt nhiệm vụ phòng cháy; phải đầu tư thích đáng và được cấp thẩm quyền thẩm duyệt phương án phòng cháy, chữa cháy mới đi vào sản xuất. Phải có phương án cứu hộ cứu nạn khi xảy ra hỏa hoạn, trang bị đầy đủ các tiết bị phòng cháy chữa cháy trong khu vực sản xuất, tăng cường tập huấn kĩ năng phòng cháy chữa cháy cho công nhân...
“Với các cấp chính quyền, lực lượng chức năng, nhất là cảnh sát phòng cháy, chữa cháy, cần thực hiện tốt các biện pháp tuyên truyền. Nhiệm vụ tiếp theo là nắm chắc địa bàn, cơ sở sản xuất công nghiệp có nguy cơ cháy nổ, từ đó triển khai biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn phù hợp với từng loại hình cơ sở. Đặc biệt cần tăng cường kiểm tra, rà soát về phòng cháy tại cơ sở sản xuất công nghiệp theo hướng thường xuyên. Nếu phát hiện cơ sở vi phạm, phải kiên quyết xử lý. Có như vậy mới hạn chết được tối đa tình trạng cháy xưởng, đảm bảo an toàn cho người lao động” – ông Dưỡng nhấn mạnh.
Trong vụ hỏa hoạn tại phường Trung Văn, tòa quyết định tuyên phạt Vũ Khánh Sơn 6 năm, 6 tháng tù về tội “Vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy” ngoài ra phải đền bù về mặt vật chất cho gia đình các bị hại. Theo đề nghị của cơ quan điều tra, Thường vụ Quận ủy Nam Từ Liêm đã kỷ luật khiển trách với Bí thư Đảng ủy và cảnh cáo với Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường Trung Văn. Công an thành phố Hà Nội cũng ra quyết định kỷ luật với các cán bộ Công an phường Trung Văn và Đội Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ Công an quận Nam Từ Liêm. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hỗ trợ tối đa cho người nộp thuế và các sàn thương mại điện tử
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/11: Đêm và sáng trời lạnh
Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)
Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội
Tin khác
Lấy an toàn lao động là tiêu chí hàng đầu
Lợi quyền lao động 21/11/2024 07:41
Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng: Người lao động được hưởng quyền lợi gì?
Lợi quyền lao động 07/11/2024 15:30
Hà Nội: Báo cáo thưởng Tết Dương lịch, Tết Âm lịch 2025 trước ngày 6/1/2025
Lợi quyền lao động 07/11/2024 14:28
Thi đua thúc đẩy năng suất, việc làm tốt hơn cho người lao động
Emagazine 11/10/2024 20:58
Xây dựng môi trường làm việc an toàn để người lao động gắn bó và cống hiến
Lợi quyền lao động 03/10/2024 12:07
Tạo động lực để người lao động gắn bó và cống hiến
Lợi quyền lao động 01/10/2024 09:47
TP.HCM: Nợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế gần 9.300 tỷ đồng
Lợi quyền lao động 27/09/2024 18:40
Người lao động có tự chốt sổ BHXH được không?
Lợi quyền lao động 23/09/2024 11:02
Công đoàn với công tác an toàn vệ sinh lao động
Lợi quyền lao động 17/09/2024 09:28
Danh sách 100 đơn vị sử dụng lao động chậm đóng tiền BHXH
Lợi quyền lao động 17/09/2024 09:04