Vì sao biến chủng của virus SARS-CoV-2 xuất hiện ngày càng nhiều và nguy hiểm hơn?

Trong quá trình sao chép của virus, những đột biến dễ lây lan hoặc những đột biến vượt qua được hệ miễn dịch của con người này sẽ có nhiều khả năng sống sót hơn.
Nga tiến hành đánh giá hiệu quả của vaccine chống lại các chủng Covid-19 mới Mỹ bất ngờ phát hiện thêm ca mắc biến chủng COVID-19 thứ 2 Quan ngại biến chủng virus SARS-CoV-2, Bộ Y tế đẩy mạnh cao điểm phòng chống dịch

Những biến thể mới của virus SARS-CoV-2 đã “lẩn trốn” các lực lượng bảo vệ biên giới của New Zealand, nhanh chóng xâm nhập và lan rộng trong cộng đồng. Trong đợt bùng phát mới nhất, thành phố Auckland (New Zealand) đã nâng mức cảnh báo dịch bệnh Covid-19 lên cấp độ 3 và áp đặt lệnh phong tỏa kéo dài từ đêm 14/2 đến đêm 18/2 (giờ địa phương), do có nhiều trường hợp dương tính với biến thể B.1.1.7.

Ảnh minh họa: NewsBox9.
Ảnh minh họa: NewsBox9.

Mặc dù virus SARS-CoV-2 biến đổi trong suốt đại dịch, nhưng phải đến giữa tháng 12/2020, các biến thể với những đặc tính nguy hiểm hơn mới nổi lên và phân tán rộng rãi. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới điều này, trong đó phải kể đến sự gia tăng liên tục số ca mắc trên toàn cầu theo cấp số nhân. Mỗi trường hợp mắc Covid-19 đều tạo cho virus cơ hội đột biến và nếu số ca mắc tiếp tục tăng lên, thì số lượng biến thể của SARS-CoV-2 sẽ xuất hiện ngày càng nhiều hơn.

Đột biến gen xảy ra trong quá trình sao chép

Gen di truyền của virus SARS-CoV-2 là một chuỗi RNA gồm 30.000 ký tự. Khi virus xâm nhập vào các tế bào trong cơ thể người, nó sẽ chiếm quyền điều khiển các tế bào để nhân lên thành hàng nghìn bản sao, nhưng quá trình sao chép đôi khi bị lỗi.

Tình trạng lỗi gen hay đột biến gen sẽ xảy ra trung bình hai tuần một lần trong bất cứ chuỗi di truyền nào. Hầu hết sự thay đổi không gây ra sự khác biệt đáng kể, nhưng một số thay đổi sẽ làm biến chuyển tính chất vật lý của virus, có thể ảnh hưởng đến cách thức hoạt động của biến thể mới.

Chúng ta biết đến những biến thể mới nhờ các nỗ lực giải mã bộ gen và sự chia sẻ thông tin cởi mở giữa các quốc gia. Các biến thể phát sinh gần đây, chẳng hạn như B.1.1.7 (có nguồn gốc từ Anh), B.1.351 (có nguồn gốc từ Nam Phi) và P.1 (có nguồn gốc từ Brazil) – đều chứa một số lượng lớn những đột biến làm thay đổi tính chất vật lý của virus.

Có rất nhiều sự thay đổi nằm ở hình dạng bên ngoài của virus, trong đó phải kể đến các protein gai mà nó sử dụng để xâm nhập vào tế bào. Những thay đổi này sẽ khiến hệ miễn dịch của con người khó phát hiện virus hơn.

Nguyên nhân đầu tiên khiến số lượng biến thể mới của virus SARS-CoV-2 xuất hiện ngày càng nhiều trong thời gian gần đây là do số ca mắc trên toàn cầu tăng ồ ạt vào quý cuối cùng của năm 2020. Có khoảng 35 triệu ca mắc Covid-19 được ghi nhận trên toàn thế giới từ tháng 1 đến tháng 9/2020, nhưng chỉ trong 2 tháng sau con số này đã tăng gấp đôi.

Virus phải ứng phó với hệ thống miễn dịch

Nguyên nhân thứ hai là do virus phải phát triển các khả năng ứng phó với sự miễn dịch đang hình thành trong cộng đồng. Hệ miễn dịch của chúng ta đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định chủng đột biến nào sống sót và lây lan.

Hệ miễn dịch của con người luôn không ngừng nhận diện và tiêu diệt virus. Virus chỉ có thể lây nhiễm từ người sang người nếu nó thoát khỏi sự truy lùng của hệ miễn dịch. Trong quá trình sao chép của virus, những đột biến dễ lây lan hoặc những đột biến dễ qua mắt “hệ thống phòng thủ” này sẽ được ưu tiên chọn lọc và có nhiều khả năng sống sót hơn.

Các biến thể như B.1.1.7, B.1.351 và P.1 đã được chứng minh là có khả năng lây lan mạnh hơn và nhiều bằng chứng ban đầu cho thấy có sự khác biệt trong phản ứng miễn dịch của cơ thể đối với biến thể này.

Một bằng chứng nữa chứng minh hệ miễn dịch của con người cũng đóng một vai trò lớn trong quá trình hình thành đột biến của virus, đó là các biến thể như B.1.351 và P.1 xuất hiện phổ biến hơn ở những nơi mà người dân đã phát triển được mức độ kháng thể cao hơn sau khi hứng chịu làn sóng dịch Covi-19 đầu tiên với quy mô lớn.

P.1 được xác định ở Brazil, nơi có tới 70% dân số bị mắc Covid-19 trong đợt bùng phát đầu tiên. B.1.351 nhanh chóng trở thành chủng virus thống trị ở khu vực Eastern Cape của Nam Phi, nơi cũng bị ảnh hưởng nặng nề trong làn sóng đầu tiên.

Nếu như chủng virus ban đầu chỉ lây nhiễm cho những người chưa bị mắc Covid-19, thì các biến thể mới có thể lây sang cả những người đã từng bị mắc bệnh. Đây là lý do tại sao miễn dịch cộng đồng đối với virus SAR-CoV-2 không thể đạt được thông qua “việc để lây nhiễm một cách tự nhiên” mà chỉ có được bằng cách tiêm chủng vaccine phòng ngừa.

Đáng chú ý, hai trong số các biến thể mới là B.1.1.7 là P.1 có tới 25 đột biến so với chủng virus SARS-CoV-2 mà chúng ta biết đến. Đây là điều bất thường bởi hầu hết biến thể mới chỉ xuất hiện một vài đột biến.

Những biến thể có nhiều đột biến đã được ghi nhận ở những bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch. Hầu hết mọi người chỉ mắc bệnh trong một hoặc hai tuần, nhưng có một số ít phải chiến đấu với căn bệnh này trong nhiều tháng. Trong thời gian đó, virus tiếp tục tiến hóa, đôi khi rất nhanh, bởi một hệ thống miễn dịch bị suy yếu chỉ tạo ra những thách thức đối với chúng chứ không thể tiêu diệt được chúng. Và kiểu mắc Covid-19 này đã tạo ra một “sân tập” cho virus khiến nó phát triển mạnh mẽ hơn và dễ thích nghi với môi trường khắc nghiệt.

Chừng nào virus SARS-CoV-2 còn tồn tại, chừng đó nó sẽ tạo ra những biến thể mới. Với sự bảo vệ của vaccine và việc ngày càng có nhiều người hình thành khả năng miễn dịch tự nhiên, sức ép buộc virus phải hình thành các biến thể mới để vượt qua hệ thống miễn dịch của con người ngày càng gia tăng.

Tỷ lệ hình thành đột biến ở các chủng virus rất khác nhau. Tỷ lệ này của virus SARS-CoV-2 chỉ bằng một nửa so với virus cúm và thấp hơn nhiều so với virus HIV. Nhưng tỷ lệ đột biến không nói lên toàn bộ câu chuyện. Điều thực sự quan trọng là tỷ lệ đột biến tạo ra những thay đổi về tính chất vật lý của virus, khiến chúng trở nên khó lường hơn và khó đối phó hơn./.

Theo Hồng Anh/VOV.VN

https://vov.vn/the-gioi/quan-sat/vi-sao-bien-chung-cua-virus-sars-cov-2-xuat-hien-ngay-cang-nhieu-va-nguy-hiem-hon-837697.vov

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Trong khuôn khổ Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII và tổng kết Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025”, ngày 19/4, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội thảo “Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong kỷ nguyên kinh tế số”.
Phố Hoàng Hoa Thám và phố Ngọc Hà cấm xe 16 chỗ

Phố Hoàng Hoa Thám và phố Ngọc Hà cấm xe 16 chỗ

Từ ngày mai (20/4), Hà Nội cấm xe ô tô khách từ 16 chỗ trở lên hoạt động trên một đoạn phố Hoàng Hoa Thám và phố Ngọc Hà.
Khởi nghiệp sáng tạo - Động lực đột phá cho giáo dục đại học

Khởi nghiệp sáng tạo - Động lực đột phá cho giáo dục đại học

Chiều 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội thảo với chủ đề “Giải pháp đột phá thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo trong các cơ sở giáo dục đại học”. Hội thảo nằm trong khuôn khổ Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII, năm 2025.
Chi tiết 102 xã, phường mới của TP.HCM

Chi tiết 102 xã, phường mới của TP.HCM

Sau khi sắp xếp, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) từ 273 xã, phường sẽ còn 102 xã, phường, đảm bảo chỉ tiêu giảm từ 60 - 70% của Trung ương và phù hợp tiêu chí về diện tích xã, phường.
LĐLĐ huyện Nam Đàn tổ chức giải Pickleball trong đoàn viên, người lao động

LĐLĐ huyện Nam Đàn tổ chức giải Pickleball trong đoàn viên, người lao động

Ngày 19/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Nam Đàn tổ chức Giải Pickleball trong cán bộ, công chức, viên chức, người lao động năm 2025.
Nghệ An triệt phá cơ sở sản xuất 3.500 tấn giá đỗ ngâm hóa chất

Nghệ An triệt phá cơ sở sản xuất 3.500 tấn giá đỗ ngâm hóa chất

Ngày 19/4, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế và buôn lậu Công an tỉnh Nghệ An đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh bắt tạm giam đối với 4 đối tượng về tội "Vi phạm quy định về an toàn thực phẩm".
Những người góp sức cho trái bóng lăn

Những người góp sức cho trái bóng lăn

Giải bóng đá CNVCLĐ Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X - năm 2025 đã đi được hơn nửa chặng đường. Để những cầu thủ có thể thi đấu nhiệt huyết trên sân và cống hiến những pha ghi bàn mãn nhãn cho khán giả, phải nhớ đến công lao của những bộ phận vô cùng quan trọng như y tế, trọng tài, giám sát.

Tin khác

Tổng thống Mỹ Donald Trump hoãn áp thuế đối ứng 90 ngày với 75 quốc gia, vùng lãnh thổ

Tổng thống Mỹ Donald Trump hoãn áp thuế đối ứng 90 ngày với 75 quốc gia, vùng lãnh thổ

Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo hoãn thi hành thuế đối ứng trong 90 ngày với 75 quốc gia, vùng lãnh thổ "không trả đũa", thuế. Đồng thời, giảm thuế đối ứng xuống mức 10%. Riêng Trung Quốc bị tăng thuế tổng cộng lên 125%.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ký sắc lệnh áp thuế đối ứng với hàng chục nền kinh tế

Tổng thống Mỹ Donald Trump ký sắc lệnh áp thuế đối ứng với hàng chục nền kinh tế

Ngày 2/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố mức thuế nhập khẩu với hàng chục nền kinh tế.
Ông Elon Musk ra "tối hậu thư" cho toàn bộ nhân viên liên bang Mỹ

Ông Elon Musk ra "tối hậu thư" cho toàn bộ nhân viên liên bang Mỹ

Ông Elon Musk ngày 22/2 nói rằng các nhân viên liên bang phải giải trình những công việc đã làm trong tuần trước hoặc từ chức.
Tình hình sức khoẻ của Giáo hoàng Francis

Tình hình sức khoẻ của Giáo hoàng Francis

Tòa thánh Vatican đã đưa ra thông báo cập nhật vào sáng 23/2, theo đó Giáo hoàng Francis đã có một đêm yên bình sau khi trải qua cơn nguy kịch vào buổi sáng.
Israel hoãn thả hàng trăm tù nhân Palestine

Israel hoãn thả hàng trăm tù nhân Palestine

Israel ngày 23/2 tuyên bố hoãn việc thả hàng trăm tù nhân Palestine cho đến khi nhóm chiến binh Hamas đáp ứng các điều kiện. Động thái này một lần nữa cho thấy sự mong manh của thỏa thuận ngừng bắn ở Dải Gaza.
Australia ban hành lệnh cấm người nước ngoài mua nhà trong vòng 2 năm

Australia ban hành lệnh cấm người nước ngoài mua nhà trong vòng 2 năm

Ngày 16/2, Chính phủ Australia thông báo sẽ cấm các nhà đầu tư nước ngoài mua nhà đã xây dựng tại quốc gia này trong vòng 2 năm.
Giẫm đạp ở ga xe lửa tại Ấn Độ, khiến ít nhất 15 người thiệt mạng

Giẫm đạp ở ga xe lửa tại Ấn Độ, khiến ít nhất 15 người thiệt mạng

Ít nhất 15 người thiệt mạng trong vụ giẫm đạp tại một nhà ga xe lửa ở thủ đô Ấn Độ khi đám đông chen chúc bắt tàu đến lễ hội hành hương.
Tổng thống Mỹ phê duyệt nhiều quy định thuế quan, một số nước vào "tầm ngắm"

Tổng thống Mỹ phê duyệt nhiều quy định thuế quan, một số nước vào "tầm ngắm"

Gần một tháng kể từ khi nhậm chức, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã quyết định áp thuế diện rộng đối với hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài, đánh thuế nhắm vào các ngành, khu vực hoặc quốc gia khác nhau, nhằm buộc đối tác thương mại phải đáp ứng yêu cầu về chính sách của ông.
Một chiếc máy bay đột ngột mất tích trên bầu trời Mỹ

Một chiếc máy bay đột ngột mất tích trên bầu trời Mỹ

Một chuyến bay chở 10 người đã biến mất trên bầu trời Alaska (Mỹ), làm dấy lên cuộc tìm kiếm điên cuồng.
Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh trừng phạt Tòa án Hình sự quốc tế

Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh trừng phạt Tòa án Hình sự quốc tế

Tổng thống Mỹ Donald Trump ký sắc lệnh đóng băng tài sản, cấm nhập cảnh với quan chức Tòa Hình sự quốc tế vì điều tra "vô căn cứ" Mỹ và Israel.
Xem thêm
Phiên bản di động