Vì sao tài sản tham nhũng khó thu hồi?
Thu hồi triệt để tài sản tham nhũng, thất thoát Tạo chuyển biến trong việc thu hồi tài sản tham nhũng Thu hồi tài sản tham nhũng:Sáng cắp ô đi, tối cắp về cũng là tham nhũng |
Nhiều khó khăn, vướng mắc
Nguyên nhân của việc thu hồi tài sản trong các vụ án kinh tế, tham nhũng không cao được xác định là do vướng mắc trong cơ chế, chính sách pháp luật; do quá trình tổ chức thi hành án, trình tự, thủ tục thi hành án; do sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan; do ý thức của người phải thi hành án…
Cụ thể, pháp luật hình sự mới chỉ quy định về việc không áp dụng hình phạt tử hình đối với người phạm tội đã khắc phục cơ bản hậu quả mà chưa quy định cụ thể chính sách giảm nhẹ hình phạt đối với các trường hợp khác khi người phạm tội tham nhũng, kinh tế tự nguyện khắc phục toàn bộ hậu quả.
Bị cáo Dương Chí Dũng và đồng phạm bị xét xử về tội “Tham ô tài sản”, “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”. Ảnh: Doãn Tấn |
Còn pháp luật tố tụng hình sự quy định, cơ quan điều tra chỉ được kê biên tài sản của bị can tương ứng với tài sản đã chiếm đoạt, thất thoát hoặc gây thiệt hại, trong khi để kết luận giá trị tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát phải qua quá trình điều tra, giám định tư pháp lâu dài, nên dễ bị lợi dụng tẩu tán tài sản. Bên cạnh đó, pháp luật về thi hành án dân sự chưa có quy định cơ chế riêng trong việc thu hồi tài sản cho Nhà nước nên quá trình tổ chức thi hành án còn nhiều vướng mắc phát sinh, kéo dài…
Đáng nói, cơ chế quản lý tài sản của cá nhân, tổ chức còn thiếu hiệu quả, vẫn còn nhiều giao dịch kinh tế, dân sự thanh toán bằng tiền mặt. Đồng thời, cơ chế kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn còn thiếu triệt để, gây nhiều khó khăn cho việc xác minh điều kiện thi hành án và xử lý để thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát. Việc xử lý cổ phiếu, cổ phần của cá nhân, doanh nghiệp gặp khó khăn, vướng mắc do pháp luật về thi hành án dân sự chưa quy định cụ thể, chưa có hướng dẫn cụ thể để áp dụng thực hiện…
Việc thu hồi tài sản tham nhũng, kinh tế ở nước ngoài cũng gặp nhiều khó khăn do có sự khác biệt về chế độ chính trị, pháp luật và cơ chế phân công trách nhiệm phòng, chống tội phạm ở mỗi nước, cơ sở pháp lý cho việc hợp tác quốc tế chưa đầy đủ. Một số quy định chỉ mang tính nguyên tắc, thiếu các điều khoản điều chỉnh hoạt động liên quan đến tương trợ tư pháp, liên quan đến phong tỏa, kê biên, thu giữ, tịch thu tài sản và xử lý tài sản do phạm tội mà có...
Hiện nay, việc phối hợp giữa cơ quan thi hành án với các ngân hàng trong việc khấu trừ tiền trong tài khoản gặp nhiều khó khăn. Một số ngân hàng yêu cầu cơ quan thi hành án phải cung cấp văn bản phân công chấp hành viên tổ chức thi hành mới thực hiện yêu cầu phối hợp trong việc cung cấp xác minh số tài khoản, số dư tài khoản, phong tỏa tài khoản, khấu trừ tiền để thi hành án. Một số ngân hàng lại không thực hiện Quyết định cưỡng chế khấu trừ tiền theo quy định của pháp luật… Cùng với đó, một số Trung tâm lưu ký chứng khoán cũng không giải tỏa tài khoản chứng khoán theo yêu cầu của cơ quan thi hành án, không giải tỏa tài khoản chứng khoán khi chưa có văn bản của cơ quan công an về việc giải tỏa đối với các tài khoản đã bị phong tỏa trong giai đoạn điều tra.
Một khó khăn khác khiến cho việc thu hồi tài sản tham nhũng không cao là người phạm tội kinh tế, tham nhũng thường có hiểu biết pháp luật, có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, đối phó ngay từ khi thực hiện các hành vi phạm tội, chủ động xóa dấu vết, che giấu, tẩu tán tài sản (kể cả tẩu tán ra nước ngoài), rồi lợi dụng việc khiếu nại, tố cáo, cố tình trì hoãn kéo dài thời gian thi hành án.
Cần có cơ chế xử lý tài sản
Trong quá trình tổ chức thi hành án, việc xử lý tài sản mất nhiều thời gian, phải thực hiện nhiều trình tự, thủ tục, xác định quyền sở hữu tài sản của đương sự gặp khó khăn do sở hữu chung, đồng sở hữu. Bên cạnh đó, tài sản kê biên trong các vụ án tham nhũng, kinh tế chủ yếu là các dự án bất động sản, đất đai, nhà xưởng, ô tô, cổ phiếu…, nhưng những tài sản này chỉ được xử lý khi bản án đã có hiệu lực.
Bị cáo Giang Kim Đạt tại phiên tòa xét xử về tội Tham ô tài sản. Ảnh: Phương Thảo |
Trong khi đó, đây là những loại tài sản có những biến động cao và giá trị nên đến thời điểm cơ quan thi hành án xử lý tài sản kê biên để thi hành án thi hầu hết các tài sản này đã bị giảm giá trị rất nhiều lần. Vì vậy, cơ quan Thi hành án dân sự cho rằng cần có cơ chế xử lý tài sản phong tỏa, kê biên nhằm hạn chế tối đa tình trạng giảm giá trị đối với các loại tài sản này.
Thực tiễn cho thấy, đối tượng phạm tội tham nhũng, kinh tế là những người có chức vụ, quyền hạn, nhiều mối quan hệ nên tài sản tham nhũng luôn tiềm ẩn nguy cơ cao bị tẩu tán, chuyển nhượng, đến khi phát hiện phạm tội hầu hết không có tài sản. Đồng thời, họ cũng thường bất hợp tác với cơ quan thi hành án, chưa kể đa số người phải thi hành án phải chấp hành hình phạt tù dài hạn nên không có thu nhập để thi hành án. |
Đáng nói, việc xác minh điều kiện thi hành án gặp khó khăn, mất nhiều thời gian như không truy tìm, xác minh được tài sản của người phải thi hành án, người phải thi hành án không có tài sản để thi hành án hoặc có tài sản nhưng giá trị rất nhỏ so với nghĩa vụ phải thi hành (ví dụ như các vụ Dương Chí Dũng, Bùi Thị Bích Loan, Phạm Thị Bích Lương...).
Pháp luật về thi hành án dân sự cũng chưa có quy định riêng về trình tự, thủ tục thu hồi tài sản trong các vụ án tham nhũng, kinh tế, mà được áp dụng như đối với các vụ việc dân sự thông thường, thực hiện nhiều thủ tục, nhiều khâu, nhiều bước, trong khi các tài sản tham nhũng cần phải xử lý nhanh để thu hồi, cũng khiến cho việc thu hồi chưa đạt được kết quả cao.
Trong khi đó, công tác điều tra án tham nhũng thường mất nhiều thời gian, nhiều giai đoạn, do nhiều cơ quan có chức năng khác nhau thực hiện, nên khi các cơ quan có thẩm quyền chưa kịp thời áp dụng các biện pháp nghiệp vụ để thu giữ, kê biên tài sản, đã dẫn đến các đối tượng lợi dụng để tẩu tán tài sản.
Nhiều bản án Tòa tuyên với số tiền thu hồi đặc biệt lớn, nhưng tài sản để đảm bảo thi hành án rất ít, hoặc đương sự không có tài sản, điều kiện thi hành án... Bên cạnh đó, còn có quan điểm khác nhau về việc xử lý số tiền thu được, dẫn đến việc thi hành án chưa được giải quyết dứt điểm như vụ Giang Kim Đạt, Vinasin, Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (SBIC)...
Theo Cục Thi hành án dân sự Hà Nội, để việc thu hồi tài sản tham nhũng đạt kết quả tốt, cần tăng cường sự quan tâm hơn nữa trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cơ quan, ban ngành của Thành phố liên quan đến công tác thu hồi tài sản thi hành án nói chung và công tác thu hồi tài sản trong các vụ án hình sự về kinh tế, tham nhũng nói riêng. Tiếp tục xác định công tác thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án tham nhũng, kinh tế là nhiệm vụ chính trị quan trọng cần ưu tiên tập trung thực hiện./.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp
Tin khác
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm
Pháp đình 22/11/2024 19:00
Chiêu lừa giả mạo bán vé máy bay Tết 2025 để chiếm đoạt tài sản
Pháp luật 20/11/2024 07:07
Xét xử nữ giám đốc lừa tiền của nhiều người lao động
Pháp đình 20/11/2024 06:39
Xét xử vụ án “Cố ý gây thương tích” tại huyện Thanh Oai: Có bỏ lọt tội phạm?
Pháp đình 15/11/2024 22:30
Tống tiền cựu Phó chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo 389, chủ doanh nghiệp lĩnh án 12 năm tù
Pháp đình 15/11/2024 21:20
Giả mạo tập đoàn công nghệ Open AI để chiếm đoạt tài khoản ngân hàng
Pháp luật 06/11/2024 14:19
Cảnh giác 3 thủ đoạn lừa đảo đánh cắp thông tin, chiếm đoạt tài sản của người dân
Pháp luật 04/11/2024 12:09
"Nhận hối lộ", cựu Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh lĩnh án 54 tháng tù
Pháp đình 01/11/2024 20:10
Đề nghị mức án đối với cựu Chủ tịch, Bí thư tỉnh Bắc Ninh
Pháp đình 30/10/2024 14:20
Xét xử cựu Chủ tịch và Bí thư tỉnh Bắc Ninh về tội "Nhận hối lộ"
Pháp đình 29/10/2024 12:58