Vì Thủ đô an toàn trước đại dịch: Trong quản chặt, ngoài kiểm tra nghiêm

(LĐTĐ) Để Thủ đô sớm đẩy lùi dịch bệnh và trở về trạng thái bình thường mới, đặc biệt không để bùng phát dịch trong bất kỳ hoàn cảnh nào trong thời gian tới, thành phố Hà Nội đã đề ra những kịch bản, giải pháp chống dịch mới. Theo đó, tiếp tục duy trì 22 chốt kiểm soát dịch ở cửa ngõ ra - vào Thủ đô nhằm hạn chế tối đa dịch xâm nhập vào nội đô, đồng thời bên trong ứng dụng công nghệ gắn với mọi hoạt động mua bán, ra vào cơ quan, đơn vị phải quét mã QR code.
Kiểm tra và xử lý ùn tắc giao thông tại các chốt kiểm soát dịch Tạm giữ lái xe đầu kéo không có giấy xét nghiệm Covid-19 định "thông chốt" kiểm soát dịch Các chốt kiểm soát dịch góp phần cho Thủ đô bình yên

Nghiêm túc làm nhiệm vụ tại các chốt

Theo thống kê của Phòng Cảnh sát giao thông (Công an thành phố Hà Nội), từ sau khi nới lỏng giãn cách, lưu lượng người và phương tiện ra - vào Thành phố gia tăng mạnh. Mỗi ngày, tại 22 chốt kiểm soát dịch ở cửa ngõ Thủ đô, lực lượng chức năng kiểm soát hàng chục nghìn lượt người và phương tiện lưu thông qua chốt. Chỉ có những ai đáp ứng đầy đủ những yêu cầu theo quy định mới được phép đi lại qua chốt kiểm soát…

Có mặt tại chốt kiểm soát dịch số 2 - Trạm thu phí cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ (thuộc địa bàn huyện Thanh Trì), chiều từ trung tâm Thành phố về các tỉnh phía Nam, xe ô tô cá nhân xếp hàng dài hàng trăm mét. Đơn vị quản lý mở 8 làn xe, trong đó 4 làn cho “luồng xanh”, 4 làn cho các xe còn lại.

Vì Thủ đô an toàn trước đại dịch: Trong quản chặt, ngoài kiểm tra nghiêm
Mỗi ngày có hàng nghìn lượt phương tiện lưu thông qua chốt kiểm soát dịch Trạm thu phí cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ. Ảnh: M.Phương

Các phương tiện vận tải có mã QR code dù được dành riêng một làn ưu tiên, song vẫn lưu thông với tốc độ chậm. Chốt đã bố trí Cảnh sát giao thông điều tiết các phương tiện cá nhân đi vào khu vực đỗ xe phù hợp để kiểm tra y tế, để tránh tình trạng ùn ứ phương tiện. Ở chiều ngược lại, hướng từ ngoại tỉnh vào trung tâm Thành phố, lưu lượng phương tiện khá đông, đặc biệt là xe vận tải hàng hóa “luồng xanh” khiến khu vực chốt kiểm soát đôi lúc xảy ra hiện tượng ùn ứ.

Lực lượng chức năng đã nhanh chóng phân làn, phân luồng cho xe “luồng xanh” đi làn riêng để giảm tải. Theo ghi nhận, tất cả các phương tiện qua chốt đều phải trải qua quá trình kiểm tra nghiêm ngặt. Phương tiện cá nhân chỉ được cấp phép di chuyển vào trung tâm Thủ đô khi đáp ứng đầy đủ các giấy tờ: Giấy đi đường, giấy xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 còn hiệu lực và khai báo y tế (khai báo trên bản giấy hoặc trên hệ thống khai báo điện tử của Bộ Công an).

Cách đó không xa, tại chốt 1 - ngã ba Cầu Giẽ (thuộc địa bàn huyện Phú Xuyên) cũng đã bố trí các lực lượng gồm công an, y tế, dân phòng chia làm 2 làn (ra và vào Thành phố) để kiểm soát người và phương tiện giao thông.Tại chiều kiểm soát người dân vào Thành phố, đa số người dân các tỉnh như: Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa... quay trở lại Thủ đô để sinh sống, làm việc sau một thời gian dài mắc kẹt ở quê. Dù vậy, có khá nhiều người không đủ giấy tờ theo quy định, nên phải quay đầu…

Thống kê của Phòng Cảnh sát giao thông cho thấy, lưu lượng người và phương tiện ra vào thành phố gia tăng mạnh, nhất là khi UBND thành phố Hà Nội áp dụng Chỉ thị 15 trong nội đô. Nhiều trường hợp người dân ra - vào Thành phố tại các chốt kiểm soát này do không đáp ứng đủ các yêu cầu nên lực lượng kiểm soát buộc phải yêu cầu lái xe quay đầu trở về nơi xuất phát. Đáng chú ý, hiện nay nhiều người dân đang hiểu không rõ hoặc nhầm lẫn về việc đi lại trong Thành phố với các tuyến cửa ngõ ra - vào Thành phố như nhau.

Hiện tại, sau thời gian lắp đặt khẩn trương, toàn bộ 22 chốt kiểm soát phương tiện ra vào cửa ngõ Thủ đô đã được Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về Trật tự xã hội (Bộ Công an) phối hợp với Công an thành phố Hà Nội triển khai hệ thống camera quét mã QR code. Sau khi lắp đặt, hệ thống này đã hỗ trợ đắc lực cho lực lượng làm nhiệm vụ kiểm soát người và phương tiện qua các chốt chống dịch Covid-19. Người dân cần chủ động khai báo lịch trình di chuyển... qua website http://suckhoe.dancuquocgia.gov.vn hoặc ứng dụng VNEID để thuận tiện, nhanh chóng khi camera quét mã QR code. Việc sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin sẽ tiện lợi hơn cho người dân, tăng tốc độ xử lý tự động của hệ thống kiểm soát di chuyển, giúp xử lý nhanh chóng cho người dân, tránh ùn tắc tại chốt.

Đa số trường hợp đã nắm được phải có giấy xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 nhưng mục đích di chuyển không rõ ràng. Theo ghi nhận, đã có không ít trường hợp người dân từ tỉnh khác vào Hà Nội trước khi Thành phố thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Chính phủ và phải ở lại. Đến nay khi Thành phố thực hiện Chỉ thị 15, những người này khẩn trương tìm cách về quê. Anh Lê Trí Dũng (Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa) cho biết, tôi đón mẹ ra Hà Nội trông các cháu khoảng 3 tháng nay. Khi Hà Nội nới lỏng giãn cách, tôi đã đi tìm hiểu điều kiện để đưa bà về quê. Mặc dù cả gia đình thực hiện đủ xét nghiệm Covid-19 cho các thành viên để lên đường về quê, nhưng đến chốt Pháp Vân - Cầu Giẽ thì cán bộ y tế yêu cầu quay trở lại địa phương để xin Giấy đi đường.

Thiếu tá Phùng Quang Hưng, Phó đội trưởng Đội Cảnh sát giao thông số 14, Trưởng chốt Pháp Vân - Cầu Giẽ, thông tin, ngay sau khi Hà Nội nới lỏng giãn cách xã hội, lượng phương tiện đi qua chốt gia tăng ở cả chiều ra và vào Thành phố. Bên cạnh đó, hiện nay UBND Thành phố, Công an Thành phố chưa ban hành hướng dẫn mới về các trường hợp người dân muốn ra - vào Thành phố cần các giấy tờ gì nên tại chốt vẫn thực hiện theo hướng dẫn cũ. “Do lượng người dồn về chốt đông, người dân có công việc buộc phải rời hoặc vào Thành phố cần chuẩn bị đầy đủ giấy tờ theo quy định và khai báo y tế trước khi đến chốt để tránh tình trạng tập trung đông người”, Thiếu tá Phùng Quang Hưng cho biết.

Tương tự, tại chốt kiểm soát số 4 trên Quốc lộ 5 (thuộc địa bàn huyện Gia Lâm), các lực lượng chức năng có mặt để kiểm soát chặt người và phương tiện ra vào Thành phố. Đối với trường hợp không có đầy đủ các loại giấy tờ cần thiết, hoặc không đúng mục đích di chuyển vào nội đô, lực lượng chức năng kiên quyết yêu cầu quay đầu, không cho phép đi vào hoặc đi qua Thành phố. Trường hợp của anh Ngô Quang Thái là ví dụ. Anh Thái xuất trình giấy đi đường có lộ trình đi từ Hải Dương lên Thái Nguyên để làm việc. Dù đã có đầy đủ giấy xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 còn hiệu lực và khai báo y tế theo quy định, tuy nhiên Tổ công tác vẫn kiên trì giải thích cho anh Thái biết, và đi lộ trình vòng tránh Thành phố để lên Thái Nguyên.

Trung tá Đinh Ngọc Đạo - Phó Đội trưởng Đội Cảnh sát giao thông số 1, Phòng Cảnh sát giao thông (Công an thành phố Hà Nội) cho biết, người ở tỉnh, thành phố khác vào Hà Nội làm việc, lao động trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp được phép hoạt động, cần có giấy xác nhận của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp theo mẫu, kết quả xét nghiệm âm tính vi rút SARS-CoV-2 bằng phương pháp PCR có giá trị trong vòng 72 giờ; kê khai rõ điểm đến; quét mã QR code tại các chốt kiểm dịch, tại nơi làm việc, mua bán và những nơi yêu cầu thực hiện mã QR code...

Tiếp tục tăng cường kiểm soát

Việc siết chặt công tác phòng, chống dịch nơi cửa ngõ Thủ đô là yêu cầu quan trọng, góp phần thực hiện hiệu quả các biện pháp giãn cách xã hội và tiến tới nhanh chóng đẩy lùi dịch Covid-19. Theo đó, Hà Nội tiếp tục duy trì hoạt động 22 chốt tại các cửa ngõ, ra vào Thành phố và 33 chốt tại các quận, huyện, thị xã giáp ranh các tỉnh lân cận để thực hiện kiểm soát người và phương tiện đảm bảo công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19.

Bên cạnh đảm bảo trật tự an toàn giao thông, các chốt trực còn có nhiệm vụ phân luồng, hướng dẫn các phương tiện không đủ điều kiện vào Thành phố theo quy định quay lại nơi xuất phát, trừ các trường hợp phục vụ công tác phòng, chống dịch, công vụ, ngoại giao, vận chuyển công nhân, chuyên gia, sản xuất, xe vận chuyển hàng thiết yếu được cấp thẻ nhận diện phương tiện ưu tiên hoạt động trên “luồng xanh” (thực hiện biện pháp kiểm soát y tế, phòng, chống dịch Covid-19 đối với các trường hợp này).

Vì Thủ đô an toàn trước đại dịch: Trong quản chặt, ngoài kiểm tra nghiêm
Người dân thực hiện nghiêm túc việc quét mã QR tại siêu thị BigC Thăng Long. Ảnh Lê Thắm

Theo Đại tá Dương Đức Hải, Trưởng Phòng Cảnh sát giao thông (Công an thành phố Hà Nội), các lực lượng phối hợp tiếp tục tăng cường kiểm soát chặt người, phương tiện ra vào thành phố tại 22 chốt kiểm soát ở cửa ngõ Thủ đô theo đúng tinh thần Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ. Chỉ có những trường hợp đáp ứng đủ các điều kiện theo Công văn hướng dẫn 2434 ngày 29/7 của UBND thành phố Hà Nội mới được phép đi lại.

Thời điểm này, dịch Covid-19 đang tiếp tục có những diễn biến khó lường. Do đó, việc kiểm soát chặt chẽ tại các chốt kiểm soát phòng, chống dịch tại tất cả các cửa ngõ ra - vào Thủ đô là rất cần thiết để sàng lọc các nguy cơ lây nhiễm từ bên ngoài xâm nhập. Cùng với đó, thông qua khai báo thông tin làm căn cứ để quản lý chặt chẽ di, biến động dân cư, góp phần quan trọng trong công tác phòng, chống dịch Covid-19. Ngoài ra, cần phải xử phạt nghiêm các đối tượng vi phạm quy định phòng, chống dịch; các đối tượng lợi dụng quy định xe “luồng xanh” ra vào Thành phố khi không có lý do chính đáng để tạo sức răn đe…

Quét mã QR code “chìa khóa” phòng dịch tối ưu

Nhằm đảm bảo an toàn cũng như kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh, thời gian qua, Thành phố Hà Nội đã yêu cầu người dân cần chủ động quét mã QR code khi tới các địa điểm kinh doanh. Thế nhưng, trên thực tế, vẫn có không ít người phớt lờ, cố tình không chấp hành quy định. Từ 6h ngày 21/9, Hà Nội thực hiện nới nới lỏng giãn cách xã hội. Để hạn chế tối đa khả năng lây lan của dịch Covid-19 cũng như trợ giúp truy vết các ca nhiễm dễ dàng hơn, Thành phố đã yêu cầu đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ nhằm tăng cường giám sát.

Trong đó, việc sử dụng mã QR code tại các điểm kinh doanh, cơ sở dịch vụ… điều kiện bắt buộc.Theo đó, các địa điểm buôn bán bắt buộc phải tạo mã QR code và người dân tham gia mua, bán phải thực hiện quét mã khi ra vào những nơi này. Trong trường hợp người dân không có điện thoại thông minh thì có thể sử dụng Căn cước công dân hoặc Thẻ bảo hiểm y tế có mã QR code hoặc bản in mã QR code bằng giấy để quét mã.

Quy định là thế, tuy nhiên sau gần 1 tuần nới lỏng giãn cách, nhận thức của các cơ sở kinh doanh về tầm quan trọng của việc quét mã QR code vẫn chưa thật sự cao. Nhiều nơi chỉ dán cho có, cũng không chủ động nhắc nhở người dân phải quét mã khi tới mua hàng. Từ đó, chưa tạo ra hiệu quả thực chất của việc quét mã QR code .

Theo ghi nhận của phóng viên, hiện nay việc yêu cầu quét mã QR được thực khá hiện nghiêm túc tại các siêu thị lớn như: Vinmart Nguyễn Chí Thanh, Vinmart Trần Đăng Ninh, BigC Thăng Long, Lotte Liễu Giai…Cụ thể, các siêu thị này đều tăng cường nhân viên túc trực tại cổng trước và sau để kiểm soát việc quét mã QR của khách hàng.

Nói về sự cần thiết của việc quét mã QR code tại các địa điểm kinh doanh trên địa bàn thành phố, trao đổi với báo chí Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội Nguyễn Thanh Liêm cho biết, đây là một trong những giải pháp công nghệ quan trọng nhất nhằm phòng, chống dịch bệnh trong tình hình mới. Để trợ giúp cho những cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ, Sở đã đề nghị Thành đoàn Hà Nội chỉ đạo thành lập các đội cơ sở phối hợp với chính quyền địa phương tham gia hướng dẫn các tổ chức, cá nhân trên địa bàn thực hiện việc tạo mã QR code địa điểm, quét mã QR code để quản lý thông tin người ra vào. Tại những địa điểm hàng quán mà người dân không thể tự tạo mã QR code, các bạn đoàn viên thanh niên sẽ đứng tại điểm quét để tạo mã, sau đó in và dán tại các điểm đó để Thành phố quản lý và theo dõi.

Khách hàng muốn vào siêu thị, ngoài việc đeo khẩu trang, khử khuẩn, đo thân nhiệt thì phải chứng minh được đã hoàn thành quét mã, khai báo y tế. Nếu phát hiện trường hợp cố tình không thực hiện, siêu thị sẽ từ chối phục vụ. Bên cạnh đó, để tạo thuận lợi cho khách hàng, siêu thị cũng đã bố trí thêm nhiều điểm quét mã QR code ở cả cửa chính và trong bãi đỗ xe, đồng thời có hướng dẫn cụ thể cách quét mã cùng các bước thực hiện.

Trái ngược với các siêu thị lớn, việc quét mã QR code tại các cửa hàng kinh doanh nhỏ lẻ lại được thực hiện tương đối hời hợt. Khảo sát tại một số quận Đống Đa, Cầu Giấy, Ba Đình, Bắc Từ Liêm… phóng viên liên tục bắt gặp hình ảnh người dân tới mua hàng nhưng không hề quét mã QR code. Có nhiều người chỉ giơ điện thoại lên quét lấy lệ chứ không hề thực hiện các bước tiếp theo.

Đáng nói, nhân viên và chủ cửa hàng cũng chỉ mải mê phục vụ mà không để ý tới việc khách có quét mã hay không. Giải thích về sự lơ là của mình, chị Nguyễn Thị Vân – chủ một cửa hàng bún bò tại phường Thành Công (Ba Đình), cho biết, nhân viên cửa hàng đã nhắc nhở khách hàng phải quét mã QR code và khai báo đầy đủ trước khi vào mua bún. Thế nhưng, lượng khách tới mua hàng rất đông, nhân viên không đủ thời gian để giám sát. Còn chị Trần Thị Hà – khách mua hàng, thì cho hay, chị có quét mã nhưng máy không cài 3G nên không quét được, còn thẻ căn cước của chị lại là thẻ cũ, không có mã QR code .

Có thể khẳng định, trong thời điểm dịch bệnh phức tạp, các giải pháp công nghệ sẽ là công cụ hỗ trợ đắc lực trong việc kiểm soát dịch bệnh. Tuy nhiên, giải pháp này chỉ thực sự có tác dụng khi có trợ giúp của người dân và sự vào cuộc quyết liệt của các cấp chính quyền. Trao đổi về vấn đề trên, bà Phạm Thị Hồng Hải, Chủ tịch UBND phường Láng Thượng, cho biết, hiểu rõ vai trò của người dân đối với công tác phòng, chống dịch, những ngày qua phường Láng Thượng đã tăng cường việc kiểm tra và yêu cầu các cơ sở kinh doanh trên địa bàn ký cam kết thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch và đặc biệt là quét mã QR code.

Trong quá trình kiểm tra nhận thấy, một số người dân vẫn chưa thực hiện nghiêm túc việc quét mã. Ngay sau đó phường đã nhắc nhở và yêu cầu người dân phải chấp hành nghiêm chỉnh. Trong thời gian tới phường cũng sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nâng cao ý thức của người dân và chủ địa điểm kinh doanh.

Còn bà Lê Thị Thu Hương – Phó Chủ tịch UBND quận Bắc Từ Liêm, cho hay, quận đã yêu cầu các địa phương, đơn vị phải xây dựng phương án thích ứng an toàn phòng, chống dịch Covid-19. Đặc biệt là kiểm soát dịch đối với toàn bộ người đến mua hàng, sử dụng dịch vụ, khai báo y tế bằng mã QR code. Liên quan đến việc một số cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ còn chưa chấp hành nghiêm túc quy định này, bà Hương cho biết sẽ chỉ đạo UBND các phường tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ. Cơ sở nào không thực hiện nghiêm thì kiên quyết đóng cửa cho tới khi bảo đảm đáp ứng đầy đủ các điều kiện phòng, chống dịch theo quy định.

Tuy nhiên, để việc thực hiện quét mã QR code thật sự đạt hiệu quả thực chất, rất cần sự hợp tác không chỉ của các cơ quan, đoàn thể, cơ sở kinh doanh dịch vụ mà còn từ chính ý thức của người dân. Vì vậy, chúng tôi kêu gọi người dân ngoài việc khai báo qua các tờ khai y tế nếu có biểu hiện ho sốt khó thở thì khi đến các điểm công cộng hay các nhà hàng, siêu thị phải quét mã QR code để phục vụ công tác truy vết, phòng, chống dịch Covid-19 của Thành phố./.

Minh Phương- Lê Thắm

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tăng mức hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở đối với người có công

Tăng mức hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở đối với người có công

(LĐTĐ) Người có công sẽ được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ để cải tạo, sửa chữa nhà ở, mức 60 triệu đồng/hộ nếu xây mới, theo Quyết định mới ban hành của Thủ tướng Chính phủ...
Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi

Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi

(LĐTĐ) Theo quy định của pháp luật, lao động nữ khi đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi sẽ được hưởng một số quyền lợi đặc biệt.
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa có giải đáp thắc mắc của người lao động liên quan đến cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng.
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

(LĐTĐ) Thời gian qua, các quận, huyện trên địa bàn thành phố đã chú trọng công tác tuyên truyền, thực hiện các giải pháp cụ thể, quan tâm, chăm lo hỗ trợ trẻ em gái, đặc biệt là trường hợp có hoàn cảnh khó khăn để nâng cao vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh.
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

(LĐTĐ) Trong quá trình điều tra, cơ quan Công an đã tiến hành trưng cầu giám định 5 túi mật thu giữ của 2 đối tượng. Kết quả xác định, số túi mật thu giữ từ các đối tượng và các bị hại đều là mật của lợn.
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

(LĐTĐ) Từ 1/1/2025, Cảnh sát giao thông sẽ chù trì kiểm tra lý thuyết, thực hành với tài xế bị trừ hết điểm bằng lái.
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

(LĐTĐ) Ngày 24/11, Công an thành phố Hà Nội cho biết, lực lượng chức năng vừa triệt phá, bóc gỡ đường dây nhập lậu, tiêu thụ hàng nghìn tấn khí N2O (khí cười) từ nước ngoài về Việt Nam, bắt giữ các đối tượng chủ mưu, cầm đầu để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.

Tin khác

Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

(LĐTĐ) Thời gian qua, các quận, huyện trên địa bàn thành phố đã chú trọng công tác tuyên truyền, thực hiện các giải pháp cụ thể, quan tâm, chăm lo hỗ trợ trẻ em gái, đặc biệt là trường hợp có hoàn cảnh khó khăn để nâng cao vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh.
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

(LĐTĐ) Chương trình tổng duyệt cho Lễ khai mạc Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 vừa diễn ra, hé lộ sân khấu hoành tráng gây choáng ngợp, gợi mở những điều bất ngờ hấp dẫn trong sự kiện đáng chờ đợi nhất tại vùng đất Cố đô Hoa Lư.
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Thông tư ban hành Quy chế về tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống

Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống

(LĐTĐ) Đảm nhiệm nhiều công việc một lúc kèm theo áp lực dồn dập trong 2 tháng cuối năm khiến nhiều người trẻ căng thẳng, mệt mỏi. Làm gì khi vừa chạy deadline mà vẫn giải nhiệt cuộc sống để tận hưởng không khí sôi động những ngày cuối năm là điều nhiều Gen Z quan tâm.
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ

Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ

(LĐTĐ) Học bổng lãnh đạo trẻ ABG Future Leaders 2025 là một chương trình đặc biệt, nơi các bạn trẻ có cơ hội trao đổi cùng những nhà lãnh đạo và chuyên gia uy tín hàng đầu Việt Nam, được khai phóng tư duy và kết nối với mạng lưới những người trẻ tài năng trên khắp Việt Nam và thế giới.
Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô

Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô

(LĐTĐ) Sáng 23/11, Quận ủy Bắc Từ Liêm tổ chức Hội thảo “Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô”. Tại Hội thảo, các đại biểu đã làm rõ hơn vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển công nghiệp văn hóa. Đồng thời, đánh giá, phân tích những kết quả, hạn chế trong phát triển văn hóa và công nghiệp văn hóa thời gian qua trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm.
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

(LĐTĐ) Từ ngày 25/12/2024, trẻ em dưới 16 tuổi tại Việt Nam sẽ không thể tự đăng ký tài khoản mạng xã hội. Theo quy định mới trong Nghị định 147/2024/NĐ-CP, cha mẹ hoặc người giám hộ sẽ phải thực hiện việc này và chịu trách nhiệm giám sát mọi hoạt động của trẻ trên mạng xã hội.
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

(LĐTĐ) Mới đây, từ điển Cambridge đã công bố “manifest” (tạm dịch: biểu minh) là từ của năm 2024, nhờ sự phổ biến của từ này trên mạng xã hội và truyền thông toàn cầu.
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Tối 22/11, quận Bắc Từ Liêm tổ chức Hội nghị kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11); tổng kết công tác quản lý di sản văn hóa năm 2024; hưởng ứng các hoạt động Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 tại di tích đình Tây Tựu, phường Tây Tựu.
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

(LĐTĐ) Kỳ thi độc lập, đánh giá năng lực (kỳ thi SPT) năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ diễn ra trong hai ngày 17 - 18/5, thay vì 1 ngày như các năm trước nhằm tăng khả năng chọn môn thi đồng thời giảm áp lực cho thí sinh.
Xem thêm
Phiên bản di động