Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm đảm bảo an sinh xã hội cho người lao động vượt qua đại dịch Covid-19

Trong khuôn khổ Hội nghị trực tuyến Ban Chấp hành Hiệp hội An sinh xã hội ASEAN lần thứ 37 (ASSA 37) được tổ chức trực tuyến ngày 9/12, chia sẻ kinh nghiệm đảm bảo an sinh xã hội cho người dân và doanh nghiệp trong bối cảnh đại dịch Covid-19, ông Dương Văn Hào - Trưởng ban Quản lý Thu-Sổ, thẻ Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết: Đồng hành với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương, thông qua nhiều giải pháp, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã tích cực hỗ trợ người dân, doanh nghiệp.
Hướng tới cộng đồng an sinh xã hội ASEAN vì lợi ích người dân Hội nghị trực tuyến ASSA lần thứ 37: Chú trọng bàn giải pháp mở rộng diện bao phủ an sinh xã hội Chung tay đảm bảo an sinh xã hội cho người dân

Tham luận tại Hội nghị, ông Dương Văn Hào cho biết, nằm trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam có diện tích 331.699 km2 với số dân trên 96 triệu người, trong đó lực lượng trong độ tuổi lao động là 49,34 triệu người; GDP bình quân đầu người trên 2.700 USD/người. Số người tham gia bảo hiểm xã hội hiện 15,89 triệu người chiếm 32,2% lực lượng lao động; số người tham gia bảo hiểm y tế là 87,05 triệu người, đạt tỷ lệ bao phủ 90,1% dân số.

Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm đảm bảo an sinh xã hội cho người lao động vượt qua đại dịch Covid-19
Các đại biểu tham dự Hội nghị trực tuyến Ban Chấp hành Hiệp hội An sinh xã hội ASEAN lần thứ 37 theo hình thức trực tuyến tại điểm cầu Việt Nam

Là cơ quan trực thuộc Chính phủ, Bảo hiểm xã hội Việt Nam có chức năng tổ chức thực hiện chính sách là thu, quản lý quỹ và chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp. Thực hiện 7/9 nội dung về an sinh xã hội, bao gồm: Chế độ ốm đau; Chế độ thai sản; Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; Chế độ hưu trí; Chế độ tử tuất; Chế độ khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế; Trợ cấp thất nghiệp.

Trước những ảnh hưởng toàn diện, sâu rộng của đại dịch Covid-19 đến kinh tế - xã hội, đặc biệt gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thực hiện an sinh xã hội nói chung, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp nói riêng, ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã tích cực triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ người dân và doanh nghiệp.

Ông Hào cho biết: Ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19 khiến tăng số nợ bảo hiểm xã hội do hoạt động sản xuất kinh doanh khó khăn; giảm lao động tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp do lao động mất việc làm; số doanh nghiệp thành lập mới không tăng... Điều này gây áp lực đến mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện do phải thực hiện giãn cách xã hội, khó khăn trong công tác tuyên truyền vận động…

Bằng chứng là nếu như tháng 12/2019 số người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là 15.200.000 người; thì tháng 5/2020 con số này chỉ còn 14.404.000 người, giảm 796 nghìn người; số nợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế tăng lên trên 5% so với kế hoạch thu vào tháng 4/2020. Điểm sáng duy nhất là bảo hiểm xã hội tự nguyện đến tháng 5/2020 có tăng trưởng 26.730 người tham gia.

Nếu như tháng 4/2020, có 538 doanh nghiệp, đơn vị, tạm dừng đóng quỹ hưu trí và tử tuất với 54.873 lao động với số tiền là 221 tỷ đồng thì đến tháng 5/2020, có 1.158 doanh nghiệp, đơn vị, tạm dừng đóng quỹ hưu trí và tử tuất với 105.929 lao động với số tiền là 391 tỷ đồng; xác nhận danh sách lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ không lương là 79.936 lao động; số người lao động ngừng việc là 111 người; lũy kế đến tháng 11/2020 có 634 doanh nghiệp, đơn vị, tạm dừng đóng quỹ hưu trí và tử tuất với 74.339 lao động với số tiền là 325 tỷ đồng; xác nhận danh sách người lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ không lương là 168.163 lao động; số người lao động ngừng việc là 585 người.

Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm đảm bảo an sinh xã hội cho người lao động vượt qua đại dịch Covid-19
Đại diện cho Việt Nam, ông Dương Văn Hào - Trưởng ban Quản lý Thu-Sổ, thẻ Bảo hiểm xã hội Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm đảm bảo an sinh xã hội cho người dân và doanh nghiệp trong bối cảnh đại dịch Covid-19

Trước thực tế trên, bám sát tình hình, chỉ đạo của Chính phủ, ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã nghiêm túc chấp hành, chủ động, kịp thời tổ chức thực hiện theo đúng tinh thần, chủ trương, chính sách, chỉ đạo của Chính phủ, các Bộ, Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống dịch. Báo cáo kịp thời, thường xuyên tình hình và tham gia với Chính phủ, các Bộ ngành về tình hình triển khai thực hiện nhiệm vụ và đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, ổn định cuộc sống người lao động, đảm bảo an sinh xã hội; xây dựng các kịch bản, theo dõi sát tình hình thực tiễn để có các giải pháp phù hợp.

Ngành đã tập trung phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, người tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình. Theo dõi thường xuyên tình hình các đơn vị, triển khai các hỗ trợ cần thiết; hướng dẫn doanh nghiệp đăng ký đóng bảo hiểm xã hội kịp thời khi người lao động quay trở lại làm việc…

Bên cạnh đó, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, cải cách thủ tục hành chính, giao dịch điện tử; duy trì đôn đốc, hướng dẫn, thông báo, thông tin đến đơn vị, doanh nghiệp, người tham gia; tuyên truyền, vận động người dân tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế tự nguyện qua phương tiện truyền thông điện tử, ứng dụng mạng xã hội (Zalo, facebook)…

Kết quả, tính đến hết ngày 30/11/2020, số người tham gia bảo hiểm xã hội khoảng 15,886 triệu người, đạt tỷ lệ 32,3% so với lực lượng lao động trong độ tuổi; trong đó: Bảo hiểm xã hội bắt buộc là 14,940 triệu người; bảo hiểm xã hội tự nguyện là trên 970 nghìn người (tăng 418 nghìn người so với năm 2019); số người tham gia bảo hiểm y tế là 86.888 nghìn người, đạt tỷ lệ bao phủ 90,1% dân số.

Tính đến tháng 11/2020, toàn quốc đã giải quyết cho trên 716.000 người hưởng bảo hiểm xã hội một lần; trên 6.664.000 lượt hưởng chế độ ốm đau; trên 1.662.000 lượt hưởng chế độ thai sản. Trong 4 tháng đầu năm 2020, giai đoạn Việt Nam công bố dịch trên cả nước, có giai đoạn phải thực hiện giãn cách xã hội toàn quốc, Quỹ bảo hiểm y tế vẫn đảm bảo đã chi trả cho 45 triệu lượt khám chữa bệnh, bằng khoảng 80% số lượt khám chữa bệnh của 4 tháng đầu năm 2019. Trong 11 tháng của năm 2020, quỹ bảo hiểm y tế cũng đã đảm bảo chi trả chi phí khám chữa bệnh cho hơn 151 triệu lượt khám chữa bệnh của người tham gia bảo hiểm y tế, bằng 90% so với cùng kì của năm 2019.

"Đồng hành với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành địa phương, các tổ chức chính trị xã hội, đoàn thể, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã tích cực hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 và thiên tai, bão lũ. Thời gian tới, Bảo hiểm xã hội Việt Nam tiếp tục tích cực phối hợp và hỗ trợ tốt nhất để thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp đến với cộng đồng doanh nghiệp và người dân", ông Dương Văn Hào cho biết.

B.D

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII

Khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII

Ngày 20/4, Lễ khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII đã diễn ra tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh.
Nỗ lực đồng hành cùng người lao động

Nỗ lực đồng hành cùng người lao động

Trong những năm qua, thực hiện sự chỉ đạo của Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội, Thường trực Huyện ủy, chương trình công tác năm của Liên đoàn Lao động huyện, Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động huyện Phú Xuyên đã chỉ đạo hiệu quả phong trào công nhân, viên chức, lao động và hoạt động công đoàn. Qua đó, đồng hành cùng người lao động trong lao động, sản xuất; góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
Trình Chủ tịch nước tặng quà cho người có công dịp lễ 30/4 và Quốc khánh 2/9

Trình Chủ tịch nước tặng quà cho người có công dịp lễ 30/4 và Quốc khánh 2/9

Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà đã ký Tờ trình số 440/TTr-TTg trình Chủ tịch nước tặng quà cho người có công với cách mạng, nhân dịp đặc biệt kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), 80 năm Ngày thành lập nước (2/9/1945 - 2/9/2025).
Nhiều tồn tại, hạn chế 3 Chi nhánh PVcomBank tại TP.HCM

Nhiều tồn tại, hạn chế 3 Chi nhánh PVcomBank tại TP.HCM

Mới đây, Thanh tra Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh Khu vực 2 đã ban hành Thông báo kết luận thanh tra 3 Chi nhánh của Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam (PVcomBank) tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) gồm Chi nhánh TP.HCM (PVcomBank HCM), Chi nhánh Sài Gòn (PVcomBank Sài Gòn) và Chi nhánh Phú Nhuận (PVcom Bank Phú Nhuận).
Công đoàn ngành Dệt - May Hà Nội biểu dương nhiều gương điển hình

Công đoàn ngành Dệt - May Hà Nội biểu dương nhiều gương điển hình

Mới đây, tại Hải Phòng, Công đoàn ngành Dệt - May Hà Nội đã tổ chức hội nghị phát động Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2025; biểu dương điển hình tiên tiến, giai đoạn (2020 - 2025); biểu dương “Công nhân giỏi”, “Sáng kiến sáng tạo” ngành Dệt - May Hà Nội năm 2025.
Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Nhằm triển khai thực hiện công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt hiệu quả cao, trong các ngày 18, 19 và 20/4, toàn quận Hai Bà Trưng đẩy mạnh tuyên truyền, công khai đến tận các tổ dân phố về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp cơ sở trên địa bàn quận, bằng nhiều hình thức phong phú.
Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Phường này dự kiến có tên là phường Hồng Hà. Phường hình thành từ diện tích một phần hoặc toàn bộ của nhiều phường thuộc địa bàn 5 quận của Hà Nội gồm Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Long Biên, Hai Bà Trưng; kéo dài từ cầu Nhật Tân đến cầu Vĩnh Tuy.

Tin khác

Tăng cơ hội hưởng lương hưu cho người tham gia

Tăng cơ hội hưởng lương hưu cho người tham gia

Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2024 quy định người lao động khi đủ tuổi nghỉ hưu mà có thời gian đóng BHXH từ đủ 15 năm trở lên được hưởng lương hưu hằng tháng. Quy định này nhằm tạo cơ hội cho những người bắt đầu tham gia BHXH muộn hoặc tham gia không liên tục có cơ hội tích lũy đủ 15 năm đóng (thay vì 20 năm như quy định tại Luật BHXH 2014) để được hưởng lương hưu hằng tháng.
Đóng BHXH bao nhiêu năm thì được hưởng lương hưu?

Đóng BHXH bao nhiêu năm thì được hưởng lương hưu?

Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH), để được hưởng lương hưu thì người lao động cần đáp ứng điều kiện về tuổi nghỉ hưu cũng như số năm đóng BHXH.
Lấy ý kiến về việc kéo dài tuổi nghỉ hưu với công chức ở một số lĩnh vực

Lấy ý kiến về việc kéo dài tuổi nghỉ hưu với công chức ở một số lĩnh vực

Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến cho dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi), dự kiến được trình Quốc hội vào kỳ họp tháng 5 tới đây. Tổng hợp từ kinh nghiệm quốc tế, Bộ Nội vụ đã đưa ra nhiều gợi mở cho việc sửa đổi Luật Cán bộ, công chức của Việt Nam, trong đó có vấn đề tuổi nghỉ hưu.
Khuyến nghị xét nâng ngạch cho công chức

Khuyến nghị xét nâng ngạch cho công chức

Dự án Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) đang được soạn thảo để trình Quốc hội xem xét tại Kỳ họp sắp tới. Quá trình xây dựng dự án Luật, Bộ Nội vụ đã nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế và đưa ra nhiều khuyến nghị, gợi mở quan trọng về tuyển dụng, đào tạo, đánh giá công chức... cho Việt Nam.
Khuyến nghị chế độ làm việc bán thời gian cho công chức

Khuyến nghị chế độ làm việc bán thời gian cho công chức

Bộ Tư pháp vừa tổ chức thẩm định dự án Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi), do Bộ Nội vụ chủ trì soạn thảo, với nhiều đề xuất quan trọng, chuẩn bị được trình Quốc hội xem xét tại Kỳ họp thứ 9 sắp tới.
Nghỉ việc trông con ốm có được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội?

Nghỉ việc trông con ốm có được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội?

Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định chi tiết về điều kiện được hưởng chế độ ốm đau.
Đảm bảo quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế

Đảm bảo quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế

Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội yêu cầu các cơ quan chức năng trên địa bàn Thành phố tăng cường kiểm soát chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT). Điều này không chỉ giúp bảo vệ quyền lợi của người tham gia mà còn góp phần quan trọng vào việc duy trì hệ thống BHYT công bằng, minh bạch và bền vững.
Cách tính lương với người nghỉ hưu trước tuổi mới nhất khi sắp xếp bộ máy

Cách tính lương với người nghỉ hưu trước tuổi mới nhất khi sắp xếp bộ máy

Bộ Nội vụ ban hành Thông tư 002/2025/TT-BNV về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2025/TT-BNV ngày 17/01/2025 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa của người lao động

Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa của người lao động

Trợ cấp thất nghiệp là một trong số những chế độ của chính sách bảo hiểm thất nghiệp, nhằm hỗ trợ, bù đắp một phần chi phí cho người lao động trong thời gian bị mất việc làm.
Quyền lợi khi đi khám chữa bệnh BHYT vượt tuyến, trái tuyến

Quyền lợi khi đi khám chữa bệnh BHYT vượt tuyến, trái tuyến

Người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) khi đi khám chữa bệnh BHYT vượt tuyến, trái tuyến hoặc cấp cứu, sẽ được hưởng quyền lợi như thế nào?
Xem thêm
Phiên bản di động