Việt Nam- Nhật Bản: Tối ưu hóa giao lưu nhân lực vì sự phát triển thị trường lao động

Ngày 5/4, tại Hà Nội, Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) phối hợp Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) và Hiệp hội Xuất khẩu lao động Việt Nam tổ chức Diễn đàn giao lưu phát triển nguồn nhân lực Việt Nam - Nhật Bản năm 2023 tại Hà Nội với chủ đề: "Tối ưu hóa giao lưu nhân lực - Hướng đến tuyển dụng nhân sự theo tiêu chuẩn quốc tế".
Bàn giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong kỷ nguyên số Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao theo chuẩn khu vực, quốc tế Thúc đẩy đào tạo nhân lực cho nền kinh tế số

Tại Diễn đàn, đại diện chính phủ, các tổ chức quốc tế, hiệp hội ngành nghề, dịch vụ việc làm và giới thiệu việc làm từ Việt Nam và Nhật Bản đã chia sẻ và đưa ra những giải pháp vận hành tuyển dụng lao động một cách công bằng và đạo đức.

Phát biểu khai mạc Diễn đàn, ông Shishido Kenichi - Cố vấn đặc biệt của Chủ tịch JICA cho biết, quan hệ Việt Nam - Nhật Bản đã được thiết lập cách đây 50 năm và hai nước đã xây dựng một mối quan hệ hợp tác hữu nghị, chiến lược trong tất cả các lĩnh vực kinh tế - chính trị - văn hóa, không chỉ ở cấp độ Chính phủ mà còn ở cấp độ doanh nghiệp, người dân.

Việt Nam- Nhật Bản: Tối ưu hóa giao lưu nhân lực vì sự phát triển thị trường lao động
Phó Cục trưởng Cục Quản lý Lao động ngoài nước Phạm Viết Hương phát biểu tại diễn đàn.

Trong bối cảnh đó, hiện nay, có rất nhiều người Việt Nam sang Nhật Bản với tư cách là thực tập sinh để học hỏi, tiếp cận công nghệ - kỹ thuật của Nhật Bản. Hằng năm có khoảng hơn 100.000 thanh niên Việt Nam ưu tú, xuất sắc sang Nhật Bản tu nghiệp và họ đã có những đóng góp rất tích cực cho sự phát triển kinh tế của Nhật Bản cũng như Việt Nam trong thời gian qua.

Theo ông Shishido Kenichi, kết quả một cuộc khảo sát mới đây của JICA cho thấy, hơn 70% lao động Việt Nam tại Nhật Bản có chung đánh giá, nhận định là họ hài lòng với cuộc sống cũng như công việc hiện nay. Cùng với đó, JICA cũng nhận được rất nhiều mong muốn, nguyện vọng của các bạn trẻ ở Việt Nam được sang Nhật Bản học tập, làm việc, học hỏi thêm những kỹ năng, kinh nghiệm, công nghệ của Nhật Bản.

Tuy nhiên, ông Shishido Kenichi nhấn mạnh, tất cả mọi việc không phải diễn ra suôn sẻ và thực tế đã xảy ra những vụ việc đau lòng, đáng tiếc trong quá trình tuyển dụng lao động Việt Nam sang Nhật Bản. Năm 2021 Việt Nam có 4.772 thực tập sinh kỹ năng mất tích và năm 2022 có 5.572 thực tập sinh kỹ năng mất tích. Chi phí mà người lao động Việt Nam phải chi trả cho tổ chức phái cử/trung gian trước khi đến Nhật Bản là 668.143 Yên, cao nhất trong số 4 nước (Trung Quốc 591.777 Yên, Indonesia 235.343 Yên, Philippnine 94.191 Yên).

Cố vấn đặc biệt của Chủ tịch JICA chia sẻ, Chính phủ hai nước cũng như các tổ chức đoàn thể, doanh nghiệp đang rất nỗ lực thảo luận để tìm ra những giải pháp giải quyết những vấn đề vướng mắc còn tồn tại hiện nay trong tuyển dụng lao động Việt Nam sang Nhật Bản, đặc biệt là vấn đề người lao động Việt Nam phải chi trả những khoản chi phí rất lớn và không đúng với nguyên tắc, hướng dẫn của ILO khi tham gia thi tuyển xuất khẩu lao động.

Nhấn mạnh trong 10 năm qua, Nhật Bản là một trong những điểm đến hàng đầu của lao động di cư Việt Nam, bà Ingrid Christensen - Giám đốc ILO Việt Nam cho biết, người Việt Nam chiếm tỷ lệ lớn nhất trong số lao động nước ngoài của Nhật Bản, chiếm 25,4% trong tổng số 1,82 triệu lao động nước ngoài đang làm việc tại Nhật Bản, qua đó đã đóng góp trong phát triển kinh tế của Việt Nam và Nhật Bản, kiều hối chuyển về nước tương đương 3 tỷ USD, mỗi năm gửi về Việt Nam, nâng cao kỹ năng lao động.

Việt Nam- Nhật Bản: Tối ưu hóa giao lưu nhân lực vì sự phát triển thị trường lao động
Toàn cảnh diễn đàn

Tuy nhiên, theo bà Ingrid Christensen, nghiên cứu gần đây của Tổng cục Thống kê Việt Nam với sự hỗ trợ của ILO có tiêu đề “Đo lường chỉ số mục tiêu phát triển bền vững 10.7.1 về chi phí tuyển dụng lao động Việt Nam ở nước ngoài” cho thấy, thực tế 1 lao động di cư Việt Nam phải trả tới 192 triệu đồng Việt Nam (tương đương 8.000 USD) để được tuyển dụng công việc đầu tiên của họ ở Nhật Bản, như vậy chưa tương đồng với tiêu chuẩn quốc tế về các chi phí lao động phải chi trả. Bà Ingrid Christensen cũng cho rằng, việc người lao động trả phí tuyển dụng làm tăng nguy cơ bị cưỡng bức lao động, làm tăng tính dễ bị tổn thương của người lao động khi họ phải trả nợ trong vài tháng và đôi khi là vài năm, thậm chí là sau khi kết thúc công việc được tuyển dụng.

Các tham luận tại diễn đàn cho thấy, thời gian qua, các cơ quan chức năng hai nước Việt Nam, Nhật Bản đã tích cực phối hợp thực hiện các giải pháp nhằm giải quyết các vấn đề phát sinh đối với chương trình phái cử thực tập sinh kỹ năng, lao động đặc định Việt Nam sang Nhật Bản.

Cần nỗ lực để xóa bỏ các gánh nặng chi phí mà người lao động đang chi trả là khuyến nghị được bà Ingrid Christensen đưa ra tại diễn đàn. Theo đó, các cơ quan tuyển dụng cần triển khai các dự án hợp tác mang lại môi trường tuyển dụng công bằng, xóa bỏ các chi phí trước khi đi, đảm bảo các tiêu chuẩn bợp đồng đồng đảm bảo hợp lý. Cùng với việc nâng cao năng lực các cơ quan, là tăng cường sự tham gia của tổ chức Công đoàn, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam thông qua ký kết bản ghi nhớ với quốc gia tiếp nhận lao động. Các cơ quan tuyển dụng cũng cần tham gia vào chương trình này. Và cần phải đảm bảo tuyển dụng công bằng, công việc có điều kiện việc làm việc tốt, có cơ chế khiếu nại hiệu quả khi có sự cố xảy ra…

Theo ông Phạm Viết Hương - Phó Cục trưởng Cục Quản lý Lao động ngoài nước (Bộ Lao động, - Thương binh và Xã hội), về phía Việt Nam, các cơ quan chức năng đã thực hiện nhiều giải pháp, trong đó cơ việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Đáng chú ý, vừa qua, Quốc hội đã thông qua Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài (Luật số 69 năm 2020), Chính phủ và các bộ, ngành liên quan đã ban hành các văn bản hướng dẫn Luật, tạo hành lang pháp lý cho hoạt động này.

Ông Phạm Viết Hương cho biết, so với Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài năm 2006 (Luật số 72 năm 2006), Luật số 69 năm 2020 đã điều chỉnh, bổ sung các nội dung mới phù hợp với thực tế và sự phát triển của lĩnh vực lao động di cư như bổ sung chính sách của Nhà nước trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, các hành vi bị nghiêm cấm và mở rộng đối tượng áp dụng của Luật, bổ sung quy định nhằm bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng...

P.Diệp

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Gần 286.000 thí sinh đã đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

Gần 286.000 thí sinh đã đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

Tính đến 17h ngày 21/4, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ghi nhận có 285.631 thí sinh đã đăng ký dự thi kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2025.
Tăng cường công tác đảm bảo an toàn cho người lao động

Tăng cường công tác đảm bảo an toàn cho người lao động

Mới đây, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và Liên đoàn Lao động Thành phố đã phối hợp tổ chức Lễ phát động Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2025.
Xây dựng văn hóa đổi mới sáng tạo toàn dân sẽ là cốt lõi tạo lên thành công

Xây dựng văn hóa đổi mới sáng tạo toàn dân sẽ là cốt lõi tạo lên thành công

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh, đổi mới sáng tạo không cần đầu tư các phòng lab, mà cần tư duy đổi mới và văn hóa đổi mới. Đây chính là con đường khả thi hơn cho các nước chưa đủ tiềm lực nghiên cứu sâu, nhưng có năng lực tổ chức, thích nghi và sáng tạo xã hội.
TP.HCM: Chi tiết các tuyến đường cấm phương tiện lưu thông phục vụ đại lễ 30/4

TP.HCM: Chi tiết các tuyến đường cấm phương tiện lưu thông phục vụ đại lễ 30/4

Ngày 21/4, Phòng Cảnh sát giao thông (PC08) Công an Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) thông báo, chuẩn bị cho đại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4, TP.HCM sẽ cấm, hạn chế người dân, phương tiện lưu thông trên một số tuyến đường.
Thu giữ 20 tấn gà ủ muối, gà đông lạnh gần chợ đầu mối gia cầm Hà Vỹ

Thu giữ 20 tấn gà ủ muối, gà đông lạnh gần chợ đầu mối gia cầm Hà Vỹ

Chiều 21/4, Công an thành phố Hà Nội cho biết, lực lượng chức năng vừa khám xét một kho lạnh chứa thực phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc tại khu vực gần chợ đầu mối gia cầm Hà Vỹ, huyện Thường Tín. Tang vật thu giữ lên tới khoảng 20 tấn thịt gà đông lạnh, thịt gà ủ muối và nội tạng gia cầm.
Hà Nội: Tiếp tục tuyên truyền Luật Thủ đô và các dự thảo chính sách triển khai thi hành Luật

Hà Nội: Tiếp tục tuyên truyền Luật Thủ đô và các dự thảo chính sách triển khai thi hành Luật

Giám đốc Sở Tư pháp, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật thành phố Hà Nội Ngô Anh Tuấn vừa ban hành văn bản đề nghị tiếp tục tuyên truyền Luật Thủ đô và các văn bản hướng dẫn thi hành, các dự thảo chính sách triển khai thi hành Luật Thủ đô đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, nhân dân bằng hình thức phù hợp.
Siết chặt quản lý nghệ sĩ quảng cáo trên không gian mạng

Siết chặt quản lý nghệ sĩ quảng cáo trên không gian mạng

Thời gian tới, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ chú trọng tăng cường công tác quản lý hoạt động của nghệ sĩ và người nổi tiếng trên không gian mạng.

Tin khác

Bí quyết chinh phục "ông lớn" ngân hàng ngay sau khi tốt nghiệp

Bí quyết chinh phục "ông lớn" ngân hàng ngay sau khi tốt nghiệp

Trong bối cảnh hiện nay, những ngành nghề có nền tảng ổn định, môi trường chuyên nghiệp và lộ trình phát triển rõ ràng đang trở thành lựa chọn ưu tiên của lực lượng lao động trẻ.
Hà Nội đẩy mạnh giải quyết việc làm, phát triển thị trường lao động

Hà Nội đẩy mạnh giải quyết việc làm, phát triển thị trường lao động

Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, thành phố Hà Nội đã đẩy mạnh các giải pháp hỗ trợ, phát triển thị trường lao động, tạo điều kiện thuận lợi để người lao động sớm quay trở lại guồng quay sản xuất, tiếp cận được việc làm phù hợp với năng lực, trình độ, từ đó nâng cao hiệu quả giải quyết việc làm.
Tỷ lệ thất nghiệp thanh niên giảm không đáng kể

Tỷ lệ thất nghiệp thanh niên giảm không đáng kể

Theo Cục Thống kê, tỷ lệ thất nghiệp thanh niên từ 15 - 24 tuổi quý 1/2025 là 7,93%, so với quý trước và cùng kỳ năm trước, tỷ lệ này có giảm nhưng không đáng kể.
AJC Open Day - Job Fair 2025: Kết nối tri thức - Mở rộng tương lai

AJC Open Day - Job Fair 2025: Kết nối tri thức - Mở rộng tương lai

Ngày 13/4, Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp - việc làm (AJC Open Day - Job Fair 2025) với chủ đề "Phá thạch khai hoa". Sự kiện là cơ hội để học sinh THPT tìm hiểu về các chuyên ngành đào tạo tại Học viện, đồng thời giúp sinh viên tiếp cận với các nhà tuyển dụng uy tín.
Hàn Quốc thu hút lao động nước ngoài đến làm việc

Hàn Quốc thu hút lao động nước ngoài đến làm việc

Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Nội vụ) thông tin, Bộ Tư pháp Hàn Quốc đã công bố Kế hoạch thực hiện thị thực chuyên biệt khu vực năm 2025, nhằm thu hút lao động nước ngoài đến làm việc tại các vùng có dân số giảm.
3 tháng đầu năm, Hà Nội giải quyết việc làm cho trên 54.000 người lao động

3 tháng đầu năm, Hà Nội giải quyết việc làm cho trên 54.000 người lao động

Thông tin từ Sở Nội vụ Hà Nội cho biết, trong 3 tháng đầu năm 2025, toàn thành phố Hà Nội đã giải quyết việc làm cho 54.131 người lao động, đạt 32,03% kế hoạch năm.
Bình Dương: Thực hiện nhiều giải pháp kéo giảm tai nạn lao động

Bình Dương: Thực hiện nhiều giải pháp kéo giảm tai nạn lao động

Ngày 11/4, đại diện Sở Nội vụ tỉnh Bình Dương cho biết, đang phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh và các địa phương thực hiện các giải pháp nhằm kéo giảm số vụ tai nạn lao động (TNLĐ) trên địa bàn.
Hơn 12.000 vị trí tuyển dụng trong Ngày hội việc làm đợt 2 - năm 2025 tại Nghệ An

Hơn 12.000 vị trí tuyển dụng trong Ngày hội việc làm đợt 2 - năm 2025 tại Nghệ An

Ngày hội việc làm đợt 2 - năm 2025 sẽ được tổ chức vào ngày Chủ nhật (27/4/2025) tại Khu công nghiệp WHA Industrial Zone Nghệ An.
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại TP.HCM

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại TP.HCM

Phát triển, đào tạo nhân lực chất lượng cao là chiến lược của Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội nhanh, mạnh, bền vững, xứng đáng với vị trí “đầu tàu kinh tế” của cả nước.
Tạo cầu nối thắt chặt quan hệ 3 bên: Nhà trường - sinh viên - doanh nghiệp

Tạo cầu nối thắt chặt quan hệ 3 bên: Nhà trường - sinh viên - doanh nghiệp

Tham gia Ngày hội việc làm năm 2025 tại Học viện Phụ nữ Việt Nam có 50 doanh nghiệp, trong đó có 34 doanh nghiệp thuộc lĩnh vực thương mại - dịch vụ, chiếm 68%. Ngoài ra, còn các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khác như: Sản xuất, nhà hàng - khách sạn, công nghệ thông tin… với gần 2.200 chỉ tiêu tuyển dụng.
Xem thêm
Phiên bản di động