Việt Nam sẽ là quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới trong năm 2020?
Toàn cầu lên cơn sốt, thế mạnh Việt Nam được vụ thu lớn | |
Chuyển hồ sơ sai phạm liên quan đến việc mua gạo dự trữ quốc gia sang Cơ quan Điều tra | |
Kiến nghị bỏ hạn ngạch xuất khẩu gạo từ tháng 5 |
Theo Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh, đại dịch Covid-19 đã tác động rất lớn đến nền kinh tế của Việt Nam cũng như kết quả phát triển kinh tế trong 5 tháng đầu năm 2020. Thời gian qua, doanh nghiệp nước ta gặp nhiều khó khăn về nguồn cung ứng lao động, nguồn cung ứng sản xuất đầu vào và vấn đề về thị trường.
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị đã có những chỉ đạo rất quyết liệt để thực hiện mục tiêu kép nhằm phòng chống dịch bệnh, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp một cách an toàn, có hiệu quả; đồng thời có những biện pháp thúc đẩy doanh nghiệp ổn định sản xuất và duy trì sự phát triển của đất nước.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh giải trình một số nội dung tại phiên họp Quốc hội ngày 15/6 |
Vì vậy, trong tháng 4 và tháng 5/2020, chúng ta đã có những bước đầu thành công đối với công tác phòng chống dịch bệnh nên những tăng trưởng kinh tế đã từng bước khôi phục và tương đối hiệu quả. Ví dụ như sản xuất công nghiệp của tháng 5 đã đạt được mức tăng trưởng là 11,2%; công nghiệp chế biến chế tạo tăng trưởng 2,8% so với tháng trước; chỉ số quản trị mua hàng tăng 10 điểm...
Điều đó cho thấy, chúng ta có cơ sở và điều kiện khôi phục sản xuất trong khi vẫn cần yêu cầu cao về phòng chống dịch bệnh. Trên tinh thần đó, Chính phủ đã có chỉ đạo để đưa nền kinh tế trở lại trạng thái bình thường và các Bộ ngành đều đã thực hiện nghiêm túc.
Đề cập đến điều hành xuất khẩu gạo và đảm bảo an ninh lương thực, Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh nêu rõ: Trong 5 tháng đầu năm Việt Nam đãxuất khẩu 3,06 triệu tấn gạo (tăng hơn 11% so với cùng kỳ năm trước), kim ngạch đạt 1,48 tỉ USD (tăng hơn 25% so với cùng kỳ).
Mặc dù có sự gián đoạn nhất định trong những ngày cuối tháng 3, đầu tháng 4/2020 nhưng xét tổng thể, công tác điều hành xuất khẩu gạo đã bảo đảm được những yêu cầu quan trọng nhất, vẫn đảm bảo tiêu dùng trong nước, an ninh lương thực, tiêu thụ hết thóc, gạo hàng hóa cho người nông dân với giá tốt (tăng hơn 25% so với năm 2019).
Giải thích việc điều hành xuất khẩu trong thời gian dịch bệnh Covid-19 diễn ra phức tạp, Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh cho biết: Trong 2 tháng đầu năm, lượng xuất khẩu tăng rất lớn (tăng gần 32% so với cùng kỳ năm trước), đến tháng 3 lượng xuất khẩu tiếp tục tăng mạnh. Thời điểm này do tác động của dịch Covid-19, nhu cầu tăng dự trữ chiến lược tại nhiều quốc gia khiến giao dịch gạo hết sức sôi động, gạo bị hút rất mạnh ra khỏi Việt Nam, giá gạo trong nước và thế giới liên tục tăng.
Cũng thời điểm này, đặc biệt là ngày 22/3, Việt Nam đang đối diện với nguy cơ bùng phát dịch bệnh, tâm lý người dân có dấu hiệu không ổn định, nguy cơ thiếu gạo cho tiêu dùng trong nước là có thực. Nếu xảy ra biến cố thì lượng gạo tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long dù được mùa cũng sẽ không đủ dùng cho nhu cầu trong nước vì nếu tiếp tục cho phép xuất khẩu với tốc độ lên tới 25.000 tấn/ngày như 15 ngày đầu tháng 3.
Trước tình hình đó, Thủ tướng đã triệu tập cuộc họp xem xét, cân nhắc các phương án được cơ quan tham mưu trình, kết luận tạm dừng xuất khẩu gạo đến hết tháng 5/2020 nhằm đảm bảo các mục tiêu, nguyên tắc điều hành xuất khẩu gạo, góp phần ổn định giá gạo trong nước. Sau khi có quyết định này, nhiều địa phương đã có ý kiến, kiến nghị, Thủ tướng đã yêu cầu các Bộ, ngành có liên quan xem xét thấu đáo. Trên cơ sở đó, Thủ tướng đã đồng ý cho xuất khẩu có kiểm soát với hạn ngạch trong tháng 4 là 400.000 tấn.
Đến tháng 4 và tháng 5, dịch bệnh trong nước được khống chế, kiểm soát, tâm lý người dân đã ổn định trở lại, không còn hiện tượng mua gom, tích trữ nhu yếu phẩm như thời điểm cuối tháng 3. Theo đó, các cơ quan liên quan đánh giá lại về tình hình sản xuất, nhận định nguồn cung đã ổn định, được mùa, nên dự tính lượng gạo còn lại có thể xuất khẩu từ đầu tháng 5 tới giữa tháng 6 (thời điểm vụ hè thu thu hoạch rộ) là khoảng 1,3 triệu tấn. Sau khi cân nhắc các điều kiện và nghe báo cáo của Bộ Công thương, ý kiến của các bên liên quan, Thường trực Chính phủ đồng ý với đề xuất của Bộ Công thương về việc từ ngày 1/5 cho phép hoạt động xuất khẩu gạo trở lại bình thường.
Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh khẳng định, Việt Nam đã đạt được mục tiêu giãn tiến độ xuất khẩu gạo để bảo đảm tuyệt đối an ninh lương thực quốc gia trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp nhất. Dự báo năm 2020, Việt Nam sẽ là quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới…
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tăng mức hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở đối với người có công
Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Tin khác
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Tin mới 22/11/2024 19:31
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Tin mới 22/11/2024 19:30
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tin mới 21/11/2024 21:42
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Tin mới 21/11/2024 19:44
Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả
Tin mới 21/11/2024 16:43
Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao
Tin mới 21/11/2024 16:32
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica
Tin mới 21/11/2024 10:28
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia
Tin mới 20/11/2024 20:22
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất
Tin mới 19/11/2024 19:35
Điều kiện để được trao danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô
Tin mới 19/11/2024 14:31