Việt Nam vẫn là điểm đến của dòng vốn FDI chất lượng cao
Việt Nam cần chú ý 3 dòng vốn FDI dịch chuyển Hà Nội dẫn đầu thu hút vốn FDI vào Việt Nam |
"Chúng tôi tin rằng, đầu tư từ châu Âu sang Việt Nam tiếp tục tăng mạnh. Hà Nội là điểm đến tiềm năng của doanh nghiệp châu Âu. Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung tiếp tục cải cách như năm qua sẽ là điểm đến của dòng FDI chất lượng cao từ doanh nghiệp châu Âu. Chúng tôi sẽ tiếp tục đồng hành với Hà Nội và Việt Nam trong tương lai", ông Nguyễn Hải Minh - Phó Chủ tịch EuroCham cho biết.
Do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 bùng phát và những đợt giãn cách, các doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, một tín hiệu đáng mừng là các doanh nghiệp rót thêm tiền, mở rộng đầu tư tại Việt Nam.
Nhà máy Hyosung ở Đồng Nai vừa được rót thêm 37 triệu USD từ Tập đoàn mẹ và có kế hoạch tăng thêm 46 triệu USD đầu tư vào máy móc và nhà xưởng để có thể đáp ứng các đơn hàng đang tăng mạnh trên thế giới.
Ông Yoo Sun Hyung – Phó Tổng giám đốc Công ty Hyosung Việt Nam cho biết: “Một trong những lý do chúng tôi không ngừng đầu tư vào tỉnh Đồng Nai bởi chúng tôi đánh giá cao sự hỗ trợ của Tỉnh trong thủ tục cấp giấy điều chỉnh vốn mở rộng đầu tư, giúp chúng tôi thực hiện 3 tại chỗ và tổ chức tiêm vaccine cho người lao động. Doanh thu của công ty liên tục tăng trưởng dương trong thời gian qua”
Ông Binu Jacob, Tổng giám đốc Nestlé Việt Nam cho biết Tập đoàn Nestlé vừa quyết định đầu tư 132 triệu USD để xây dựng nhà máy mới tại Đồng Nai trong hai năm tới, qua đó đưa Việt Nam trở thành trung tâm sản xuất của Nestlé tại châu Á và châu Đại Dương.
“Dịch COVID-19 gây ra những khó khăn nhưng về lâu dài, Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn với nhà đầu tư nước ngoài. Hiện Samsung Việt Nam đang tiếp tục xây dựng trung tâm R&D (nghiên cứu và phát triển) quy mô hơn 220 triệu USD tại Hà Nội. Ngoài ra, thời gian tới, Samsung sẽ tiếp tục mở rộng sản xuất, tiếp tục đầu tư thiết bị cho 6 nhà máy đang hoạt động tại Việt Nam”, Ông Choi Joo Ho, Tổng giám đốc Tổ hợp Samsung Việt Nam cho biết.
Ông Nguyễn Hải Minh - Phó Chủ tịch EuroCham. Ảnh TL |
Đại diện EuroCham bày tỏ, trong những ngày qua, cộng đồng doanh nghiệp rất vui mừng vì đã có nhiều bước nới lỏng trong hoạt động xã hội và sản xuất kinh doanh tại Việt Nam. EuroCham hoan nghênh Chính phủ Việt Nam đã ban hành quy tắc thích ứng COVID-19 mới.
Ông Nguyễn Hải Minh - Phó Chủ tịch EuroCham Nguyễn Hải Minh cho biết: “Trong thời gian qua có đến 18% doanh nghiệp trong EuroCham phải chuyển dịch sản xuất sang quốc gia khác, 16% đang cân nhắc chuyển dịch. Tuy nhiên, đây không phải là chuyển dây chuyền, nhà máy hay rút vốn và mà là dịch chuyển dịch nguồn cung ứng và đơn hàng để đáp ứng nhu cầu thị trường nước ngoài. Doanh nghiệp châu Âu không rút vốn khỏi Việt Nam".
Theo đánh giá của các chuyên gia, thời gian qua nhiều địa phương thực hiện mạnh mẽ cải cách hành chính, hỗ trợ tiếp cận tín dụng, khoanh nợ, giãn nợ, tái cơ cấu nợ, hỗ trợ tìm kiếm nguồn lao động bổ sung, duy trì lao động theo mô hình 3 tại chỗ, linh hoạt áp dụng mô hình 2 điểm đến 1 cung đường.
Thu hút vốn đầu tư nước ngoài 9 tháng của Việt Nam vẫn tăng 4,4% so với cùng kỳ năm 2020, đạt 22,15 tỉ USD.
Đánh giá về kết quả thu hút vốn đầu tư nước ngoài 9 tháng, bà Nguyễn Thị Bích Ngọc, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận định, với các nhà đầu tư đang làm ăn ở Việt Nam, dù gặp không ít khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nhưng nhiều doanh nghiệp FDI vẫn cam kết đẩy mạnh đầu tư và rót thêm vốn vào các dự án ở Việt Nam. Kết quả này thể hiện sự tin tưởng của nhà đầu tư nước ngoài đối với môi trường đầu tư ổn định, an toàn và hấp dẫn với nhiều tiềm năng, lợi thế nổi trội của Việt Nam.
Theo Trà My/laodong.vn
https://laodong.vn/kinh-te/viet-nam-van-la-diem-den-cua-dong-von-fdi-chat-luong-cao-965754.ldo
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hình thành thế hệ nông dân mới, dám nghĩ, dám làm
Xây dựng nông thôn mới văn minh, hiện đại theo hướng phát triển đô thị là một trong những yêu cầu quan trọng đặt ra tại Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW, ngày 16/6/2022 Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn Hà Nội. Để đạt được mục tiêu này, rất nhiều khó khăn, vướng mắc cần phải tháo gỡ, tạo sức bật cho nông dân dám nghĩ, dám làm. Dù khó là vậy nhưng huyện Đan Phượng đã làm được bởi có những cách làm hay, tạo hiệu quả cao trong sản xuất nông nghiệp. |
Hà Nội: Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sử dụng đất huyện Mê Linh đến năm 2030
Quy định về ngăn chặn, gỡ bỏ thông tin vi phạm pháp luật trên mạng từ 25/12/2024
Bảng giá đất cũ được áp dụng đến hết 31/12/2025
Phản biện Dự thảo Nghị quyết quy định áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp điện, nước
Đẩy nhanh tiến độ giải quyết vụ việc, vụ án về tham nhũng, tiêu cực
Quận Hoàn Kiếm: Khẳng định vị thế trong hệ thống giáo dục Thủ đô
Tin khác
Từ 15h hôm nay (14/11): Giá xăng giảm gần 300 đồng/lít
Thị trường 14/11/2024 15:29
Hàng Việt chinh phục người Việt bằng chất lượng, giá thành
Thị trường 14/11/2024 09:20
Tỷ giá USD hôm nay (14/11): Giá bán USD trên thị trường “chợ đen” đã bớt “nóng”
Thị trường 14/11/2024 08:28
Giá xăng dầu hôm nay (14/11): Giá dầu thế giới phục hồi
Thị trường 14/11/2024 07:29
Giá vàng hôm nay (14/11): Vàng nhẫn tăng nhẹ sau nhiều ngày giảm sâu
Thị trường 14/11/2024 07:26
Tỷ giá USD hôm nay (13/11): Đồng USD thế giới tiếp tục tăng
Thị trường 13/11/2024 07:21
Giá xăng dầu hôm nay (13/11): Vẫn duy trì mức thấp
Thị trường 13/11/2024 07:02
Giá vàng hôm nay (13/11): Giá vàng trong nước và thế giới vẫn miệt mài giảm
Thị trường 13/11/2024 06:21
Giá vàng trong nước “sập” mạnh theo giá vàng thế giới
Thị trường 12/11/2024 11:11
Giá xăng dầu hôm nay (12/11): Giá dầu thế giới tiếp tục giảm sâu
Thị trường 12/11/2024 07:11