Viettel cử nhân sự công nghệ hỗ trợ chiến dịch tiêm chủng Covid-19 quy mô lớn tại thành phố Hồ Chí Minh
![]() |
Nhân sự Viettel đã có mặt để tham gia chiến dịch tiêm chủng tại thành phố Hồ Chí Minh. |
Trước đó, lực lượng này đã có 1 tuần để diễn tập và tập huấn cho 10 điểm tiêm tại 10 quận, huyện của thành phố Hồ Chí Minh.
Đội hỗ trợ của Viettel được chia làm 3 nhóm, tham gia hỗ trợ từ cấp Thành phố đến từng địa điểm tiêm tại các phường. Nhóm thứ nhất gồm 20 nhân sự phối hợp Ban chỉ đạo tiêm vắc xin của thành phố Hồ Chí Minh, chịu trách nhiệm điều hành kế hoạch chung, đảm bảo việc vận hành chung của toàn hệ thống, xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình vận hành.
Nhóm thứ 2 gồm 30 nhân sự được phân bổ về 22 quận, huyện có nhiệm vụ đào tạo lực lượng của địa phương trong việc sử dụng phần mềm tiêm chủng, hỗ trợ xử lý dữ liệu, và các công việc phát sinh.
![]() |
Sau khi hoàn thành mũi tiêm thứ nhất. |
Nhóm thứ 3 gồm 100 nhân sự trực tiếp đi về các điểm tiêm cố định và lưu động để hướng dẫn, hỗ trợ người dân, nhập dữ liệu khám sàng lọc, kết quả tiêm và theo dõi phản ứng sau tiêm vào hệ thống.
Ông Ngô Vĩnh Quý, Phó Tổng giám đốc Tổng Công ty Giải pháp doanh nghiệp Viettel, đại diện Viettel trực tiếp chỉ đạo tại thành phố Hồ Chí Minh cho biết: “Là Tập đoàn công nghệ chủ lực của quốc gia, Viettel nhận thức việc hỗ trợ đất nước, nhân dân chống dịch Covid-19 là nhiệm vụ quan trọng của chúng tôi. Viettel sẽ nỗ lực để đảm bảo nền tảng vận hành ổn định, đóng góp vào thành công của chiến dịch. Đây là cơ sở để mở rộng chiến dịch tiêm chủng toàn quốc, trong diễn biến dịch bệnh phức tạp hiện nay”.
![]() |
Sau khi hoàn thành mũi tiêm thứ 2. |
Nền tảng quản lý tiêm chủng Covid-19 quốc gia do Tập đoàn Viettel xây dựng và phát triển, bao gồm 4 hệ thống: Ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử, Cổng thông tin tiêm chủng Covid-19, Hệ thống hỗ trợ công tác Tiêm chủng Quốc gia, Trung tâm đáp ứng (MCC). Cơ sở dữ liệu của nền tảng được quản lý tập trung, đáp ứng tiêu chuẩn đồng bộ, minh bạch về thông tin từ người dân đến các cơ quan quản lý.
Nền tảng này đã đi vào vận hành tại 63/63 tỉnh thành phố trong cả nước và tiếp tục triển khai trên toàn quốc vào thời gian tới. Đây là nền tảng giúp người dân tham gia tiêm chủng một cách chủ động, thuận tiện. Toàn bộ quy trình, từ đăng ký tiêm chủng với tra cứu lịch sử, kết quả tiêm chủng đều có thể thao tác qua ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử hoặc Cổng thông tin tiêm chủng Covid-19.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Tỷ giá USD hôm nay (22/4): Giá USD thị trường tự do vẫn tăng

Giá vàng hôm nay (22/4): Vàng trong nước và thế giới cùng tăng “sốc”

Nguyên Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng thừa nhận sai phạm

Triển khai Tháng Công nhân với những hoạt động thiết thực

Doanh nghiệp FDI thiếu lao động chất lượng cao

Ngẩn ngơ một thoáng hoa trôm

Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội: Tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, đoàn viên
Tin khác

Ngẩn ngơ một thoáng hoa trôm
Văn hóa 22/04/2025 06:44

Gần 286.000 thí sinh đã đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT
Giáo dục 21/04/2025 21:09

Siết chặt quản lý nghệ sĩ quảng cáo trên không gian mạng
Văn hóa 21/04/2025 18:37

Học hỏi từ di sản của hai vị vua nhà Trần
Văn hóa 21/04/2025 17:42

Tiếp lửa hành trình “tìm con” cho các cặp vợ chồng hiếm muộn
Y tế 21/04/2025 14:36

Danh sách 16 loại thuốc giả chưa được cấp đăng ký lưu hành
Y tế 21/04/2025 14:21

Thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT đến 17h ngày 28/4
Giáo dục 21/04/2025 11:01

Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch
Du lịch 20/04/2025 21:57

Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân
Chuyển đổi số 20/04/2025 21:56

Bế mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII
Giáo dục 20/04/2025 21:56