Vinh quang thuộc về những lao động Việt Nam
Tổng LĐLĐ Việt Nam vinh danh 8 công trình có dấu ấn tiêu biểu | |
Vinh quang Việt Nam - Dấu ấn những công trình | |
Tổng Bí thư gặp mặt đại biểu Chương trình Vinh quang Việt Nam |
UVBCT -Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ và Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Bùi Văn Cường trao giải thưởng cho 3 công trình tiêu biểu. (Ảnh: Mai Quý) |
Tham dự chương trình có các đồng chí: Võ Văn Thưởng - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Vương Đình Huệ - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ; Bùi Văn Cường - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam và lãnh đạo các bộ, ngành trung ương.
Phát biểu tại chương trình, nhấn mạnh ý nghĩa của sự kiện tôn vinh diễn ra đúng vào dịp kỷ niệm 89 năm Ngày Thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929-28/7/2018) và hướng tới Đại hội 12 Công đoàn Việt Nam, là món quà có ý nghĩa to lớn, động viên đội ngũ CNVCLĐ và tổ chức Công đoàn cả nước, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Bùi Văn Cường khẳng định: Tập thể những người lao động làm nên hoặc vận hành 8 công trình xuất sắc tiêu biểu tạo nên những dấu ấn đậm nét trong từng thời kỳ phát triển của đất nước sẽ được vinh danh. Qua đó tôn vinh, ghi nhận những đóng góp, cống hiến xuất sắc của bản lĩnh, trí tuệ lao động Việt, trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
UVBCT- Bí thư Trung ương Đảng -Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng trao giải thưởng cho đại diện 3 công trình tiêu biểu. (Ảnh: Mai Quý) |
“Đây là những điển hình đầy tự hào về ý chí, nghị lực, bản lĩnh, trí tuệ của con người Việt Nam. Có những đóng góp rất quan trọng vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước ở những giai đoạn lịch sử. Điểm chung và tự hào nhất của những công trình này là khát vọng và trí tuệ Việt Nam trong quá trình thực hiện đường lối đổi mới do Đảng cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo, trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, là cơ sở để tạo ra những thay đổi toàn diện, sâu sắc trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội”, Chủ tịch Bùi Văn Cường nhấn mạnh.
Theo báo cáo của Ban Tổ chức, trên cơ sở đề xuất của các cấp công đoàn trong cả nước với 35 công trình tiêu biểu, đại diện cho tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, Hội đồng bình chọn cấp Trung ương đã thảo luận, phân tích, đánh giá và cho ý kiến đối với từng trường hợp cụ thể; tiến hành lấy ý kiến rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng; đồng thời, tiến hành hiệp y ý kiến với các bộ, ngành, địa phương... qua đó lựa chọn được 8 công trình tiêu biểu, xuất sắc nhất để tôn vinh.
UVBCT -Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ phát biểu tại chương trình. (Ảnh: Mai Quý) |
Phát biểu tại lễ tôn vinh, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ bày tỏ sự cảm ơn tới những tác giả đã để lại dấu ấn trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước từ giai đoạn đổi mới đến nay. “Việc tôn vinh các công trình tiêu biểu của đất nước là biểu tượng chân thực, minh chứng sống động cho sự dám nghĩ, dám làm, đóng góp cho xã hội của các trí tuệ Việt Nam. Có được thành tựu này có công không nhỏ của các cá nhân, tập thể được vinh danh trong Chương trình Vinh quang Việt Nam, cũng như mỗi người dân Việt Nam trên khắp mọi miền tổ quốc”, Phó Thủ tướng khẳng định.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cũng ghi nhận sự quan tâm, nỗ lực cũng như sáng kiến của Tổng LĐLĐ Việt Nam trong việc tổ chức bình chọn ra những công trình tiêu biểu của đất nước để vinh danh và mong rằng, các trí tuệ Việt Nam cũng tiếp tục sáng tạo ra những công trình có ý nghĩa lớn lao, bởi, đây là những tấm gương đầy tự hào về ý chí và trí tuệ con người Việt Nam.
8 công trình tiêu biểu được tôn vinh tại chương trình "Vinh quang Việt Nam – Dấu ấn những công trình":
1. Công trình “Đường dây 500kV Bắc-Nam” - được coi là kỳ tích của thế kỷ XX. Công trình là 1 giải pháp cấp thiết, quan trọng để giải quyết bài toán thiếu điện ở miền Trung, Tây Nguyên và miền Nam, tạo bước ngoặt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của khu vực; góp phần duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế phía nam ở mức cao nhiều năm liên tục. 2. Công trình “Thủy điện Hòa Bình” với hàng tỷ KW điện mỗi năm, đã giải quyết được tình trạng thiếu điện trầm trọng của đất nước trong những năm 80 của thế kỷ 20, những năm vô cùng khó khăn vì đất nước vừa ra khỏi cuộc chiến tranh khốc liệt chống giặc ngoại xâm. 3. Công trình “Đường Hồ Chí Minh” con đường huyền thoại trong cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, mạch giao thông trục dọc quan trọng thứ hai của đất nước, đóng góp quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội khu vực miền núi, biên giới, tây nguyên, góp phần xóa đói giảm nghèo, đảm bảo quốc phòng an ninh khu vực phía Tây của Tổ quốc. 4. Công trình “Nghiên cứu chọn tạo và phát triển 2 giống lúa mới “OM 6976 và OM 5451” đã trở thành hai giống lúa xuất khẩu chất lượng cao chủ lực ở Đồng bằng sông Cửu Long, đóng góp đáng kể cho xuất khẩu gạo, đem về nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước. Đây cũng là 2 giống lúa có năng suất và chất lượng cao đã thể hiện năng lực tiếp cận, ứng dụng, làm chủ tiến bộ khoa học kỹ thuật để góp phần phát triển nền nông nghiệp hiện đại, nâng cao thu nhập cho nông dân, góp phần xây dựng nông thôn mới.
5. Công trình “Từ điển Bách khoa Toàn thư” là bộ từ điển bách khoa của Việt Nam đầu tiên được biên soạn có tổ chức, chỉ đạo của Nhà nước, với trên 1.200 nhà khoa học đã nhiệt tình tham gia biên soạn. 6. Công trình “Bản đồ địa chất, bản đồ khoáng sản Việt Nam tỷ lệ 1/200.000” hoàn toàn do các nhà địa chất Việt Nam thực hiện. Đây là công trình điều tra cơ bản đầu tiên được tiến hành đồng bộ, hệ thống các phương pháp điều tra, nghiên cứu địa chất, khoáng sản và môi trường phóng xạ trên phạm vi cả nước. 7. Chương trình tiêm chủng mở rộng là một trong những chương trình Y tế công cộng hiệu quả và thành công nhất ở Việt Nam. Chính nhờ có chương trình này, chúng ta đã bảo vệ được cho được hàng triệu trẻ không bị mắc bệnh, không bị chết cũng như các di chứng của các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, phổ biến. Bảo vệ cho hàng triệu phụ nữ và trẻ sơ sinh không bị mắc uốn ván trong sản khoa. 8. Công trình “Vệ tinh viễn thông của Việt Nam” (VINASAT-1, VINASAT- 2) chính thức đi vào quỹ đạo, là dấu mốc lịch sử, là dấu ấn mang tầm vóc Quốc gia. Bởi từ đây Việt Nam chính thức có dấu ấn chủ quyền trong việc khai thác, sử dụng tài nguyên không gian vũ trụ, nâng cao hình ảnh, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)
Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Tin khác
Tổ chức Hội nghị cán bộ năm 2025 đảm bảo dân chủ, thiết thực
Hoạt động 23/11/2024 18:16
Cụm thi đua số 6 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Thực hiện tốt chức năng đại diện
Hoạt động 22/11/2024 15:21
Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn
Hoạt động 22/11/2024 13:01
Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn
Hoạt động 22/11/2024 06:06
Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ Công đoàn Viên chức Việt Nam
Hoạt động 21/11/2024 16:45
Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh
Hoạt động 21/11/2024 15:49
Cụm thi đua số 4 triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho đoàn viên
Hoạt động 21/11/2024 14:15
Tổng LĐLĐ Việt Nam tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ tham mưu công tác truyền thông Công đoàn
Hoạt động 21/11/2024 10:27
Nâng cao hiệu quả công tác nữ công công đoàn
Hoạt động 21/11/2024 08:42
Tạo môi trường làm việc xanh - sạch - đẹp
Hoạt động 21/11/2024 08:42