Vốn Công đoàn cải thiện cuộc sống

Trong bối cảnh việc tiếp nhận tài chính vi mô còn hạn chế, việc vay vốn của các tổ chức tín dụng đối với những đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn còn chưa thật sự thuận lợi thì vốn vay từ Quỹ trợ vốn công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) nghèo Thủ đô phát triển kinh tế gia đình (Quỹ trợ vốn) chính là một trong những kênh hỗ trợ góp phần cải thiện đời sống cho họ.
Trao đổi, học hỏi kinh nghiệm nâng cao hiệu quả hoạt động Quỹ trợ vốn Thoát nghèo nhờ Quỹ trợ vốn

Giải ngân hơn 44 tỷ đồng cho đoàn viên, CNVCLĐ vay vốn

Ông Nguyễn Mạnh Cường - Giám đốc Quỹ trợ vốn cho biết, ngay từ đầu năm 2022, Quỹ trợ vốn đã chủ động, tích cực triển khai các sản phẩm vay vốn đến đoàn viên, CNVCLĐ trên địa bàn Thành phố, chủ động rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy chế nội bộ, đồng thời phối hơp tốt với các LĐLĐ quận, huyện, thị xã, Công đoàn ngành… để giải ngân nguồn vốn trực tiếp đến đoàn viên, CNVCLĐ đảm bảo an toàn, chính xác, không tồn đọng, quay vòng vốn hiệu quả.

Vốn Công đoàn cải thiện cuộc sống
Cán bộ Quỹ trợ vốn hướng dẫn công nhân Công ty TNHH Nippon Paint Việt Nam ký hợp đồng vay vốn.

Năm 2022, nguồn vốn hoạt động của Quỹ trợ vốn ổn định. Hiện, tổng nguồn vốn hoạt động mà Quỹ trợ vốn đang quản lý là 65,257 tỷ đồng. Dư nợ cho vay đạt 61,660 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 94,5% tổng nguồn vốn hoạt động và đạt Nợ nhóm 1, đảm bảo an toàn, bảo toàn vốn. Quỹ trợ vốn sử dụng gần tối đa nguồn vốn hiện đang quản lý vào hoạt động tín dụng cho vay đối với đoàn viên, CNVCLĐ nghèo, thu nhập thấp trên địa bàn Thành phố.

Kết quả, từ đầu năm đến nay, Quỹ trợ vốn đã thẩm định 1.707 hồ sơ vay vốn và chấp thuận cho 1.486 đoàn viên, CNVCLĐ tại 106 Công đoàn cơ sở có hồ sơ đáp ứng đủ điều kiện vay vốn, với số vốn giải ngân là 44, 520 tỷ đồng (đạt 75,8% kế hoạch). Trong đó, đã có 684 đoàn viên, CNVCLĐ tại 30 Công đoàn cơ sở lần đầu được tiếp cận với nguồn vốn vay của Quỹ trợ vốn tương ứng với số vốn giải ngân 20, 440 tỷ đồng; tạo thêm việc làm mới cho 2.031 lao động..

Được tiếp cận với nguồn vốn vay của Quỹ trợ vốn, các đoàn viên, CNVCLĐ đã sử dụng nguồn vốn đầu tư sản xuất kinh doanh mang lại thu nhập ổn định, cải thiện cuộc sống cho bản thân và gia đình, trong đó có một số mô hình vay vốn sản xuất kinh đạt hiệu quả cao.

Điển hình như mô hình vay vốn nuôi gà của đoàn viên Vũ Thị Thu tại Công đoàn cơ sở Trường Mầm non Sài Sơn A (Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Quốc Oai). Mỗi lứa gà, chị Thu nuôi khoảng 200 con, một năm chị nuôi từ 2-3 lứa, thu nhập bình quân ổn định từ 2,5 đến 3 triệu đồng/tháng, tạo việc làm cho 2 lao động trong gia đình.

Hay trường hợp đoàn viên Nguyễn Thị Như Quỳnh công tác tại Trường Mầm non Xuân Giang (LĐLĐ huyện Sóc Sơn), vay vốn đầu tư nuôi 1.000 đôi chim bồ câu. Mỗi tháng thu nhập trung bình 2,5 triệu đồng/tháng, tạo thêm 1 việc làm mới cho người thân đoàn viên vay vốn...

Còn chị Nguyễn Thị Quỳnh Châu - đoàn viên Công đoàn Công ty TNHH Điện Stanley Việt Nam vay vốn trồng cây ăn quả, nuôi gà, vịt, mang lại 2 việc làm mới và tăng thêm thu nhập cho gia đình từ 1,5- 2,5 triệu đồng/tháng.

Ngoài vay vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh, đoàn viên, CNVCLĐ Thủ đô còn vay vốn để mua sắm phương tiện sinh hoạt, sửa chữa, cải tạo nhà nâng cao chất lượng cuộc sống. Đặc biệt, Quỹ cũng đã giải ngân 180 triệu đồng cho 6 người vay học nghề, từ đó sẽ có cơ hội tạo việc làm ổn định, lâu dài.

Điều đáng nói, theo ông Nguyễn Mạnh Cường, công tác giải ngân diễn ra tuyệt đối an toàn, đúng đối tượng, quy trình vay vốn từng bước được cải tiến và ngày càng hoàn thiện theo đúng trình tự, thủ tục đảm bảo tuân thủ nghiêm 7 quy trình vay vốn. Hình thức giải ngân bằng chuyển khoản dần thay thế hình thức giải ngân bằng tiền mặt giúp Quỹ trợ vốn đảm bảo an toàn công tác giải ngân, tiết kiệm chi phí. Cùng đó, công tác kiểm tra thực tế sử dụng nguồn vốn vay tại cơ sở được Quỹ tăng cường nhằm đảm bảo nguồn vốn vay được sử dụng đúng mục đích.

“Năm 2022, Quỹ trợ vốn đã chủ động xây dựng và triển khai kế hoạch công tác kiểm tra ngay từ đầu tháng 1/2022, đến nay đã phối hợp với 26 Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay tại 472 hộ gia đình đoàn viên, CNVCLĐ thuộc 101 Công đoàn cơ sở (đạt 78,9% kế hoạch). Qua kiểm tra cho thấy cơ bản các thành viên vay vốn từ Quỹ trợ vốn đã sử dụng nguồn vốn vay đúng mục đích, đúng đối tượng, phát huy hiệu quả kinh tế. Từ nguồn vốn vay đã giúp cho các hộ gia đình đoàn viên, CNVCLĐ tạo thêm việc làm, tăng thêm thu nhập bình quân từ 1,5 - 2 triệu đồng/hộ/tháng, góp phần từng bước giải quyết khó khăn trong cuộc sống của đoàn viên, CNVCLĐ nghèo trên địa bàn Thành phố”- ông Nguyễn Mạnh Cường nói.

Tiếp tục ưu tiên vay vốn sản xuất - kinh doanh

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, ông Nguyễn Mạnh Cường cũng trăn trở, hoạt động của Quỹ trợ vốn còn một số hạn chế cần khắc phục. Đó là, đối tượng vay vốn còn tập trung nhiều tại các đơn vị sự nghiệp trên địa bàn Thành phố, đối tượng là công nhân lao động trực tiếp trong khu vực sản xuất kinh doanh chưa nhiều. Công tác kiểm tra sau vay đã được tăng cường, tuy nhiên số đơn vị và đoàn viên vay vốn được kiểm tra còn thấp (chỉ đạt tỷ lệ 10,04% so với đoàn viên, CNVCLĐ có dư nợ vay vốn).Cán bộ tại Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở được phân công phụ trách chuyên đề vay vốn cùng lúc phải thực hiện nhiều nhiệm vụ nên công tác phối hợp thu hồi vốn đôi khi còn chậm, chưa kịp thời.

Ông Nguyễn Mạnh Cường cho biết, trong thời gian tới, trước mắt là những tháng cuối năm 2022, Quỹ trợ vốn sẽ nỗ lực khắc phục hạn chế, phát huy những kết quả đã đạt được, thực hiện tốt hơn nữa chức năng, nhiệm vụ của mình, thực sự là điểm tựa của đoàn viên, CNVCLĐ lúc khó khăn. Cụ thể, từ nay đến cuối năm 2022, Quỹ Trợ vốn sẽ tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả 10 nhiệm vụ trọng tâm.

Trong đó, Quỹ sẽ tiếp tục triển khai hoạt động cho vay, đặc biệt ưu tiên xét duyệt đối tượng đoàn viên, CNVCLĐ vay vốn với mục đích để sản xuất kinh doanh, chăn nuôi, trồng trọt tăng thêm thu nhập, tạo nhiều việc làm, vay vốn cải tạo sửa chữa nhà, vay vốn học nghề, đồng thời đảm bảo thực hiện đúng quy trình, quy định cho vay vốn. Quỹ sẽ tiếp tục tăng cường quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn vốn hiện có, nguồn vốn quay vòng, không để nguồn vốn tồn đọng tại Quỹ, phấn đấu mỗi tháng giải quyết nhu cầu vay vốn từ 5 tỷ đến 5,4 tỷ đồng.

Cùng với đó, Quỹ trợ vốn sẽ tiếp tục khai thác có hiệu quả thông tin tín dụng khách hàng vay vốn trên Cổng thông tin Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (CIC); tăng cường thẩm định, kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay, hạn chế mức thấp nhất nguy cơ nợ xấu, nợ quá hạn.

Đặc biệt, Quỹ sẽ tập trung hoàn thành, vận hành hiệu quả dự án đầu tư phần mềm công nghệ thông tin trong công tác quản lý Quỹ trợ vốn, nhằm nâng cao tính chuyên nghiệp, chất lượng thực hiện nghiệp vụ chuyên môn và công tác điều hành, quản lý hoạt động Quỹ trợ vốn đồng thời tiếp tục lựa chọn đoàn viên, CNVCLĐ có hoàn cảnh khó khăn để trao sản phẩm hỗ trợ phát triển cộng đồng nhân dịp tổng kết năm bảo đảm đúng quy định, đủ tiêu chuẩn.

Quỹ cũng sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Ban Chính sách pháp luật LĐLĐ thành phố Hà Nội kịp thời tham mưu Tiểu ban xét duyệt vay vốn, Thường trực LĐLĐ Thành phố để luân chuyển và chấp thuận dự án đối với nguồn vốn Quỹ quốc gia về việc làm qua Tổng LĐLĐ Việt Nam./.

Phạm Diệp

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chung cư cũ và bài toán “tái thiết đô thị”

Chung cư cũ và bài toán “tái thiết đô thị”

Kể từ khi bài toán chung cư cũ được nhắc đến, vô số ý tưởng đã được đưa ra và thực hiện, tuy nhiên đều chưa đạt được hiệu quả nhân rộng như mong muốn. Nguyên nhân sâu xa của vấn đề này, đó chính là cách nhìn nhận từ các góc độ khác nhau thay vì cùng nhau tìm giải pháp giải quyết. Giờ đây, với việc đặt “trách nhiệm của các bên” lên trước, phải làm tròn “nghĩa vụ” và “trách nhiệm” này rồi mới cân nhắc đến “lợi ích” sẽ là cơ sở để hài hoà giữa bài toán chung cư cũ và tái thiết đô thị.
9 nhà giáo dự chung khảo Giải thưởng “Nhà giáo Ba Đình tâm huyết, sáng tạo”

9 nhà giáo dự chung khảo Giải thưởng “Nhà giáo Ba Đình tâm huyết, sáng tạo”

Thông qua các vòng từ xét chọn tại nhà trường đến sơ khảo, 9 nhà giáo tiêu biểu đã được lựa chọn để tham dự chung khảo Giải thưởng “Nhà giáo Ba Đình tâm huyết, sáng tạo” lần thứ 9 năm học 2024 - 2025.
Tạo động lực cho kinh tế tư nhân tăng tốc

Tạo động lực cho kinh tế tư nhân tăng tốc

Xác định kinh tế tư nhân là động lực quan trọng của nền kinh tế, Đề án phát triển kinh tế tư nhân đang được Chính phủ khẩn trương hoàn thiện, trình Bộ Chính trị để ban hành nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân. Từ thực tiễn xây dựng chính sách, đại biểu Quốc hội Phan Đức Hiếu, Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội nhìn nhận, cải cách thể chế vẫn là giải pháp quan trọng nhất, cần sự đột phá nhất.
Miền Bắc tiếp tục đón không khí lạnh tăng cường

Miền Bắc tiếp tục đón không khí lạnh tăng cường

Dự báo khoảng 12-13/4, miền Bắc sẽ đón một đợt không khí lạnh tăng cường. Đợt không khí lạnh lần này chỉ khiến nền nhiệt giảm nhẹ nhưng có thể gây ra mưa dông rải rác, cục bộ có mưa to đến rất to ở miền Bắc, kèm nguy cơ lốc sét, gió giật mạnh.
Nắng đầu mùa

Nắng đầu mùa

Sớm cuối tuần, tôi tự cho phép mình ngủ thêm một chút. Khi tỉnh giấc, giọt nắng đầu mùa tinh nghịch lọt qua khe rèm, soi lấp lánh trên chiếc gương trang điểm. Tôi bước ra, mở cửa ban-công nhìn xuống phố. Ô kìa, nắng đầu mùa đang chan hòa trên vạn vật.
Ngăn chặn từ sớm thanh thiếu niên vi phạm luật giao thông

Ngăn chặn từ sớm thanh thiếu niên vi phạm luật giao thông

Thời gian gần đây, hiện tượng thanh thiếu niên lạng lách đánh võng, gây mất trật tự an toàn giao thông (TTATGT) đang có chiều hướng gia tăng, nhất là vào các dịp cuối tuần, nghỉ lễ. Dư luận đang lo lắng về vấn đề này, đòi hỏi cơ quan chức năng tăng cường lực lượng xử lý nghiêm các vi phạm nhằm nâng cao ý thức chấp hành an toàn giao thông của thanh thiếu niên.
U17 Việt Nam tạo “địa chấn” trước đương kim vô địch Nhật Bản tại Vòng chung kết U17 châu Á 2025

U17 Việt Nam tạo “địa chấn” trước đương kim vô địch Nhật Bản tại Vòng chung kết U17 châu Á 2025

U17 Việt Nam vừa viết nên một cột mốc lịch sử đáng nhớ tại Vòng chung kết U17 châu Á 2025 khi bất ngờ cầm hòa đương kim vô địch Nhật Bản 1-1 trong trận đấu đầy cảm xúc diễn ra khuya 7/4 trên đất Saudi Arabia.

Tin khác

Bài học kinh nghiệm từ phong trào thi đua trong nữ CNVCLĐ

Bài học kinh nghiệm từ phong trào thi đua trong nữ CNVCLĐ

Để các phong trào trong nữ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) có sức sống bền lâu, ngày càng được nâng cao, cần khắc phục những điểm yếu, phát huy những điểm mạnh. Từ những kết quả đạt được năm 2024, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Thanh Trì đã rút ra những kinh nghiệm sát với thực tế nhằm mang lại hiệu quả cao hơn trong năm 2025.
Kịp thời nắm bắt, đảm bảo quyền lợi cho đoàn viên, người lao động

Kịp thời nắm bắt, đảm bảo quyền lợi cho đoàn viên, người lao động

Tính đến ngày 14/3/2025, đã có 64/64 đơn vị tổ chức Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức (đạt 100%) và 129 đơn vị tổ chức Hội nghị người lao động. Thông qua các hội nghị này, đã phát huy được quyền làm chủ của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.
Chăm lo người lao động bằng những hoạt động thiết thực

Chăm lo người lao động bằng những hoạt động thiết thực

Với gần 350 cán bộ nhân viên, thời gian qua Công đoàn Công ty cổ phần Ao Vua (đơn vị trực thuộc LĐLĐ huyện Ba Vì) đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới người lao động.
LĐLĐ huyện Sóc Sơn: Thực hiện hiệu quả hoạt động chăm lo

LĐLĐ huyện Sóc Sơn: Thực hiện hiệu quả hoạt động chăm lo

Trong quý I/2025, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Sóc Sơn đã chủ động xây dựng các chương trình, hoạt động nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của đoàn viên, người lao động. Qua đó, chất lượng hoạt động của các Công đoàn cơ sở ngày càng được nâng cao, thiết thực, hiệu quả và đi vào chiều sâu.
Những người thủ lĩnh giàu nhiệt huyết, vì người lao động

Những người thủ lĩnh giàu nhiệt huyết, vì người lao động

Để làm tốt được chức năng đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, những người Chủ tịch Công đoàn cơ sở đã luôn trăn trở, tâm huyết gần gũi; thường xuyên lắng nghe ý kiến, tâm tư, nguyện vọng của đoàn viên, người lao động qua đó triển khai các hoạt động thiết thực, phù hợp.
Xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa: Góc nhìn từ Sơn Tây

Xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa: Góc nhìn từ Sơn Tây

Việc xây dựng danh hiệu “Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa” sẽ tạo ra những mô hình cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đa dạng, phong phú, có môi trường làm việc văn hóa, phong cách, tác phong của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động nền nếp, khoa học, từ đó tạo nên hình ảnh, con người Thủ đô thanh lịch, văn minh, hiện đại. Xác định điều này, thời gian qua Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây không ngừng quan tâm, nâng cao chất lượng xây dựng cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hóa.
Đổi mới phong trào “Giỏi việc nước - đảm việc nhà”

Đổi mới phong trào “Giỏi việc nước - đảm việc nhà”

Để phong trào “Giỏi việc nước - Đảm việc nhà” có được những kết quả đáng ghi nhận trong năm vừa qua, Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Thanh Trì đã liên tục đổi mới trong công tác chỉ đạo triển khai tới các Công đoàn cơ sở (CĐCS).
Chăm lo thiết thực, hiệu quả cho đoàn viên, người lao động

Chăm lo thiết thực, hiệu quả cho đoàn viên, người lao động

Thời gian tới, các cấp Công đoàn quận Thanh Xuân xác định sẽ duy trì các hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động theo hướng thiết thực, hiệu quả, hướng về cơ sở và người lao động.
Nỗ lực chăm lo cho tốt nhất cho đoàn viên, người lao động

Nỗ lực chăm lo cho tốt nhất cho đoàn viên, người lao động

Công đoàn các Khu công nghiệp và chế xuất (KCN&CX) Hà Nội luôn đổi mới, sáng tạo, linh hoạt trong phương thức hoạt động, hướng mạnh về cơ sở, và đã thực hiện tốt chức năng đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, công nhân lao động (CNLĐ).
LĐLĐ thị xã Sơn Tây tổ chức quán triệt, tuyên truyền Luật Thủ đô 2024

LĐLĐ thị xã Sơn Tây tổ chức quán triệt, tuyên truyền Luật Thủ đô 2024

Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây Hứa Đức Tuấn cho biết, qua công tác tuyên truyền Luật Thủ đô 2024 giúp cán bộ Công đoàn cơ sở nắm bắt được những nội dung mới của Luật Thủ đô năm 2024. Qua đó tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.
Xem thêm
Phiên bản di động