Vụ tai nạn lao động tại 16A Nguyễn Công Trứ (Hà Nội): Tòa trả hồ sơ điều tra bổ sung
Đảm bảo an toàn tại các công trình xây dựng nhỏ Luôn đặt an toàn lao động lên hàng đầu |
Trước đó, ngày 4/8/2020, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) đã ra quyết định khởi tố vụ án “Vi phạm quy định về an toàn lao động” để điều tra vụ sập giàn cẩu tại tòa nhà số 16 phố Nguyễn Công Trứ, phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng.
Phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án “vi phạm quy định về an toàn lao động” xảy ra tại công trình xây dựng 16A Nguyễn Công Trứ (Hà Nội). |
Cụ thể, vụ tai nạn nghiêm trọng xảy ra ngày 30/7/2020, Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng và thương mại An Nam chịu trách nhiệm lắp đặt hạng mục vách ngăn khu vệ sinh tại công trình trên. Trong đó, công ty này đã thuê nhóm công nhân thời vụ do bà Nguyễn Thị L. (sinh năm 1973, ở huyện Chương Mỹ, Hà Nội) làm đội trưởng để vận chuyển, thi công vách ngăn.
Khoảng 19h55 ngày 30/7, nhóm 4 công nhân gồm anh N.T.S. (sinh năm 1967), anh N.T.B. (sinh năm 1956), chị N.T.Th. (sinh năm 1968) và anh Đ.Đ.Th. (sinh năm 1992, đều trú tại huyện Chương Mỹ), do bà L. chỉ huy, thực hiện vận chuyển vách ngăn bằng sàn nâng người. Quá trình di chuyển đến tầng 7, bất ngờ sàn nâng bị gãy khiến 4 công nhân rơi xuống đất. Cả 4 công nhân đều đã bị tử vong.
Viện Kiểm sát nhân dân quận Hai Bà Trưng sau đó đã có cáo trạng truy tố 3 bị cáo về tội “Vi phạm quy định về an toàn lao động”.Các bị cáo gồm: Nguyễn Nhật Lộc (sinh năm 1980, ngụ Hà Đông, Hà Nội), nhân viên kỹ thuật của Côngty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Thương mại An Nam; Đường Văn Kiểm (sinh năm 1988, Đội trưởng lắp đặt, chỉ huy tại công trường của Công ty Cổ phần Euro Window), Phạm Văn Chiến (sinh năm 1996, nhân viên Công ty Cổ phần Euro Window).
Tại phiên tòa sơ thẩm mới đây, Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân quận Hai Bà Trưng đã quyết định trả hồ sơ, yêu cầu điều tra bổ sung về những kiến nghị của luật sư với một số nội dung chưa được làm rõ trong vụ án “vi phạm quy định về an toàn lao động” xảy ra tại công trình xây dựng 16A Nguyễn Công Trứ (Hà Nội). |
Tại phiên tòa sơ thẩm mới đây, Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân quận Hai Bà Trưng đã quyết định trả hồ sơ, yêu cầu điều tra bổ sung về những kiến nghị của luật sư với một số nội dung chưa được làm rõ trong vụ án “vi phạm quy định về an toàn lao động” xảy ra tại công trình xây dựng 16A Nguyễn Công Trứ (Hà Nội).
Luật sư Hà An, người bào chữa cho bị cáo Đường Văn Kiểmcho biết, ông đã có nhiều văn bản kiến nghị gửi đến các cơ quan tố tụng quận Hai Bà Trưng đề nghị làm rõ một số nội dung trong vụ án để xác định về vai trò, trách nhiệm của bị cáo Lộc trong vụ tai nạn này vì có dấu hiệu oan, sai. Nhiều chứng cứ cho thấy bị cáo này chỉ là người làm thuê “chỉ đâu đánh đấy” và không được quyết định gì trong việc mượn gondola (sàn treo gondola hay còn gọi là sàn gôn là thiết bị như một dàn giáo tăng giảm được độ cao, chuyên dụng trong thi công và xây dựng các công trình cao tầng) của Công ty Cổ phần Euro Window (nhà thầu chính tại công trình) cũng như thuê lao động để chuyển vật tư lên cao bằng gondola.
Đồng thời, luật sư An còn đề nghị làm rõ chứng cứ về việc bị cáo Lộc không được Công ty An Nam cho đi tập huấn về an toàn lao động. Thế nhưng, vẫn xuất hiện Giấy chứng nhận huấn luyện an toàn lao động ghi tên Nguyễn Nhật Lộc, dẫn đến bị cáo này bị “quy trách nhiệm chính” trong vụ án.
Đồng quan điểm với luật sư An, khi trả lời trước Tòa, bị cáo Nguyễn Nhật Lộc cho biết mình không đồng ý với cáo trạng vì thể hiện không đúng diễn biến vụ việc và đang bị quy kết oan. Bị cáo không được Công ty Cổ phần An Nam cho đi học về an toàn lao động, không được tự thỏa thuận mượn gondola của Công ty Cổ phần Euro Window, không được tự quyết về việc thuê lao động chuyển vật tư… mà tất cả đều làm theo chỉ đạo từ Giám đốc Công ty.
Luật sư Nguyễn Văn Dũng, người bào chữa cho bị cáo Phạm Văn Chiến cũng cho biết, Tòa trả hồ sơ điều tra bổ sung là cần thiết, bởi vì trong hồ sơ vụ án có 02 tài liệu, trong đó có 01 tài liệu (biên bản ghi lời khai) có dấu hiệu viết thêm nội dung nhưng không có chữ ký của bị cáo tại phần chữ viết thêm đó (vi phạm tố tụng) và 01 tài liệu (sổ theo dõi cấp chứng chỉ đào tạo năm 2020) có dấu hiệu giả mạo chữ ký của bị cáo Phạm Văn Chiến, luật sư đề nghị tòa ra quyết định trưng cầu giám định để xác định phần chữ viết thêm tại biên bản ghi lời khai đó và chữ ký tại Sổ theo dõi cấp chứng chỉ đào tạo năm 2020 đó có phải là chữ ký của Phạm Văn Chiến không?
Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin về diễn biến của vụ án này. /.
Nên xem
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội
Tin khác
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm
Pháp đình 22/11/2024 19:00
Chiêu lừa giả mạo bán vé máy bay Tết 2025 để chiếm đoạt tài sản
Pháp luật 20/11/2024 07:07
Xét xử nữ giám đốc lừa tiền của nhiều người lao động
Pháp đình 20/11/2024 06:39
Xét xử vụ án “Cố ý gây thương tích” tại huyện Thanh Oai: Có bỏ lọt tội phạm?
Pháp đình 15/11/2024 22:30
Tống tiền cựu Phó chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo 389, chủ doanh nghiệp lĩnh án 12 năm tù
Pháp đình 15/11/2024 21:20
Giả mạo tập đoàn công nghệ Open AI để chiếm đoạt tài khoản ngân hàng
Pháp luật 06/11/2024 14:19
Cảnh giác 3 thủ đoạn lừa đảo đánh cắp thông tin, chiếm đoạt tài sản của người dân
Pháp luật 04/11/2024 12:09
"Nhận hối lộ", cựu Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh lĩnh án 54 tháng tù
Pháp đình 01/11/2024 20:10
Đề nghị mức án đối với cựu Chủ tịch, Bí thư tỉnh Bắc Ninh
Pháp đình 30/10/2024 14:20
Xét xử cựu Chủ tịch và Bí thư tỉnh Bắc Ninh về tội "Nhận hối lộ"
Pháp đình 29/10/2024 12:58