Vừa tạo ra định hướng phát triển, vừa đưa ra các phương án để thực thi...
Xây dựng và phát triển Thủ đô phải thực hiện theo Quy hoạch Thủ đô, Quy hoạch chung Thủ đô Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi): Hà Nội được bầu 125 đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố |
Tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV sẽ đồng thời xem xét thông qua dự án Luật Thủ đô (sửa đổi), cho ý kiến về Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch Thủ đô) và Đồ án điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 (Quy hoạch chung Thủ đô) - những quy định pháp lý vô cùng quan trọng và có ý nghĩa với Thủ đô Hà Nội.
Trao đổi với phóng viên bên hành lang Kỳ họp, GS.TS Hoàng Văn Cường, đại biểu Quốc hội Đoàn thành phố Hà Nội nhìn nhận: Đây là lần đầu tiên Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được triển khai. Quy hoạch này có vai trò định hướng cho sự phát triển của tất cả các ngành, các lĩnh vực của Thủ đô. Trên cơ sở định hướng của Quy hoạch Thủ đô, Quy hoạch chung Thủ đô sẽ cụ thể hóa những định hướng đó thành các phương án phát triển chi tiết.
Tuy nhiên, đại biểu cho rằng, để tạo ra sự phát triển và mang tính chất đột phá theo các phương án Quy hoạch đặt ra thì phải có cơ chế, chính sách để khai thác, huy động, sử dụng tốt nhất các nguồn lực cho phát triển.
“Cơ chế, chính sách để khai thác, tạo ra nguồn lực tốt nhất để phát triển Thủ đô phải được thể chế hóa thành một khuôn khổ luật pháp, đó chính là Luật Thủ đô (sửa đổi). Như vậy, việc Quốc hội xem xét 3 nội dung này đồng thời với nhau, vừa tạo ra định hướng phát triển, vừa đưa ra các phương án để thực thi và đưa ra trong khuôn khổ về mặt pháp lý để tạo ra sự thay đổi, đột phá của Thủ đô trong thời gian tới.
Đại biểu Hoàng Văn Cường trả lời báo chí bên hành lang Kỳ họp. |
Đại biểu Hoàng Văn Cường cũng đánh giá, về cơ bản, trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), hiện nay đã có những thay đổi căn bản và có tính đột phá, với tinh thần là trao quyền quyết định nhiều hơn cho Thủ đô trong việc ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn, các quyết định khác biệt so với quy định chung của cả nước.
“Tuy nhiên, tôi muốn nhấn mạnh rằng, cần trao quyền cho Thủ đô được ban hành các quy định ở mức tiên tiến hơn. Bên cạnh đó, có một số những yếu tố đến nay vẫn kìm hãm sự phát triển của Thủ đô, điển hình là cải tạo, chỉnh trang đô thị, nếu như sử dụng những cơ chế thông thường thì không thực hiện được, mà cần phải có sự đột phá riêng của Thủ đô, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến khai thác tiềm năng, thế mạnh của Hà Nội như sông Hồng và một số dòng sông khác.
Nếu chúng ta cứ duy trì các quy định như hiện nay là theo điều chỉnh của Luật Đê điều, Luật Phòng, chống thiên tai, thì đương nhiên các dòng sông Hà Nội sẽ tiếp tục bị để hoang hóa giống như các dòng sông của các tỉnh khác. Trong khi đó, ở thủ đô các nước, các dòng sông đi qua sẽ là nơi tạo ra bộ mặt chính của đô thị. Vì vậy, phải có cơ chế đặc thù riêng cho việc khai thác tiềm năng như quản lý sông, hồ trên địa bàn thành phố”, đại biểu phân tích.
Đại biểu Hoàng Văn Cường cũng đề cập đến phân bố hoạt động về sản xuất giữa Thủ đô với các khu vực. Thủ đô bao giờ cũng phải là nơi được lựa chọn tập trung đầu tư các yếu tố trình độ phát triển cao nhất, tinh túy nhất, còn những gì mang tính chất gây ra những yếu tố như ô nhiễm, tạo ra sức ép về nhân lực, thì thường phải phân bố ra bên ngoài.
Song, hiện nay, chúng ta chưa có quy định trong việc sàng lọc, lựa chọn các hoạt động đầu tư vào trong trong không gian, địa phận của Thủ đô. Do vậy, những vấn đề như xử lý rác thải, vấn đề liên quan đến môi trường, nghĩa trang đô thị... luôn tạo sức ép cho đô thị Hà Nội. Đáng ra, theo GS.TS Hoàng Văn Cường, những cái này phải phân tán ra ngoài chứ không phải tập trung vào Thủ đô...
Theo Chương trình Kỳ họp thứ 7, ngày 28/5, Quốc hội sẽ nghe trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý và thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi). Ngày 27/6, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua dự án Luật này.
Ngày 20/6, Quốc hội sẽ thảo luận ở Hội trường về Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Đồ án điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cơ hội làm việc tại Australia cho lao động Việt Nam
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Cải tạo một loạt chung cư cũ góp phần hạ nhiệt giá nhà
Gắn kết tự nhiên và phát triển bền vững nhờ nông nghiệp sinh thái ở Tây Bắc
Chấn chỉnh lái xe buýt vi phạm Luật Giao thông đường bộ
Doanh nhân Vũ Minh Châu được vinh danh vì sự nghiệp phát triển ngành mỹ nghệ kim hoàn đá quý Việt Nam
Đêm nay, Hà Nội cấm lưu thông trên đường Văn Khê
Tin khác
Tết sớm trên phố: Đã thấp thoáng đào, quất
Nhịp sống Thủ đô 22/12/2024 16:16
Quận Hai Bà Trưng: Sẵn sàng vận hành các đơn vị hành chính mới
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 22:33
Nhiều trải nghiệm thực tế thú vị tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 18:23
Quận Thanh Xuân diễn tập chữa cháy tại Khu đô thị Royal City
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 18:21
Hà Nội điều chỉnh bảng giá đất, nơi cao nhất gần 700 triệu đồng/m2
Chỉ đạo - Điều hành 21/12/2024 14:15
Quận Bắc Từ Liêm thông qua một số nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 20:42
Cử tri kiến nghị về chính sách hỗ trợ giải phóng mặt bằng
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 18:52
Quận Bắc Từ Liêm tích cực khắc phục hậu quả vụ cháy quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 17:09
Năm 2024: Quận Thanh Xuân thu ngân sách ước đạt 108,91%
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 11:07
Sự ủng hộ, tham gia của người dân là yếu tố quyết định mọi thành công
Chỉ đạo - Điều hành 19/12/2024 20:49