Vụn Art - mang sản phẩm của người khuyết tật chinh phục thị trường quốc tế

(LĐTĐ) Với quan niệm người khuyết tật nhưng sản phẩm không hề thua kém người bình thường, những năm qua, dưới sự dẫn dắt của anh Lê Việt Cường, những sản phẩm thủ công do hợp tác xã Vụn Art làm ra không chỉ hấp dẫn người tiêu dùng trong nước, mà còn từng bước chinh phục thị trường quốc tế.
Mang niềm vui và nụ cười đến với trẻ khuyết tật Kết nối việc làm, học nghề cho hàng trăm người khuyết tật Thúc đẩy tạo việc làm cho người khuyết tật

Nơi gieo ước mơ sống cho người khuyết tật

Có dịp ghé thăm làng nghề Vạn Phúc (Hà Nội), không ít người bị thu hút bởi “căn phòng” nhỏ, trưng bày những bức tranh dân gian bằng vải sinh động, đầy màu sắc. Đó là địa chỉ làm việc của hợp tác xã Vụn Art - nơi những người khuyết tật ngày ngày sáng tạo, tỉ mỉ cắt ghép lụa vụn tạo lên những sản phẩm thủ công độc đáo, chất lượng cao.

Vụn Art - mang sản phẩm của người khuyết tật chinh phục thị trường quốc tế
Các nhân viên "đặc biệt "của Vụn Art.

Hợp tác xã Vụn Art được thành lập, điều hành bởi một người khuyết tật giàu nghị lực - anh Lê Việt Cường (sinh năm 1977), Chủ tịch Hội người khuyết tật quận Hà Đông. Anh Cường cho biết, năm 1998, sau khi tốt nghiệp đại học, về công tác tại Viện Châm cứu Trung ương, anh được tiếp xúc với nhiều người khuyết tật đến điều trị. Quá trình làm việc tại đây giúp anh nhận thấy, điều trị bằng y học giúp người khuyết tật phục hồi chức năng, kích thích sự sáng tạo, nhưng khi chưa có việc làm, thu nhập để làm chủ cuộc sống, thì họ vẫn thiếu tự tin để hòa nhập xã hội. Từ đó, anh Cường nung nấu ý tưởng tạo việc làm cho người khuyết tật.

Chủ động quan sát thị trường, bền bỉ tích lũy kinh nghiệm, nguồn vốn, năm 2013, anh Lê Việt Cường và một số người khuyết tật cùng chí hướng thành lập Công ty Kym Việt, chuyên sản xuất thú nhồi bông, tạo việc làm cho hàng chục lao động khuyết tật.

“Năm 2017, có một người anh xuống thăm Kym Việt và ngồi ghép những mảnh vải vụn lại với nhau. Anh chia sẻ gia đình anh cũng có một người con bị chậm phát triển trí tuệ và muốn dạy nghề ghép vải vụn thành tranh cho các bạn tự kỷ, khuyết tật về trí tuệ. Nhận thấy đây là công việc phù hợp với sức khỏe của lao động khuyết tật, lại tận dụng được nguồn nguyên liệu sẵn có tại làng lụa Vạn Phúc nên tôi đã cùng bắt tay với người anh đó triển khai Vụn Art và hoạt động đến tận bây giờ”, anh Cường chia sẻ.

Vụn Art - mang sản phẩm của người khuyết tật chinh phục thị trường quốc tế
Các nhân viên "đặc biệt" của Vụn Art đang miệt mài cắt, ghép các sản phẩm".

Anh Cường cho biết thêm, để có nguồn nhân lực phù hợp, anh đã tổ chức các lớp dạy nghề cho người khuyết tật, rồi nhận họ vào làm việc. Việc đào tạo cho người khuyết tật gặp rất nhiều khó khăn và tốn kém, song không vì thế mà anh Cường từ bỏ. Sau 7 năm đi vào hoạt động, Vụn Art đã tạo việc làm, mang đến cơ hội hòa nhập cho hơn 20 lao động.

Trong đó có thể kể đến trường hợp của Bùi Thu Dung (trú tại phường Vạn Phúc, quận Hà Đông). Trước đây, Dung là một người lành lặn, sau một vụ tai nạn, cô không may bị khuyết tật trí tuệ và liệt nửa người. Từ một người thiếu tự tin vào bản thân, khả năng nhận thức kém, hiện nay, Dung tự tin, hoạt bát, đảm nhiệm khâu xếp và cắt giấy trong quy trình làm ra sản phẩm. Được biết, thu nhập hiện tại của Dung là khoảng 2.5 triệu đồng/tháng, số tiền này đã giúp Dung trang trải được những nhu cầu cơ bản trong cuộc sống.

“Đến với Vụn Art, em có nhiều bạn bè, trở nên cởi mở và tự tin hơn, dù thu nhập không quá cao, nhưng nó giúp em cảm thấy cuộc sống của mình có giá trị và ý nghĩa. Em muốn gửi lời cảm ơn chú Cường và Vụn Art vì đã mở ra một cuộc đời mới cho em”, Thu Dung chia sẻ.

Nâng cao giá trị sản phẩm để thu hút khách hàng

Theo tìm hiểu, nguồn nguyên liệu chính để làm ra sản phẩm của Vụn Art là vải vụn, vải thừa tận dụng từ làng nghề lụa Vạn Phúc. Dùng phương pháp thủ công (cắt, ghép, dán...), qua đôi bàn tay khéo léo của những người thợ khuyết tật, những tác phẩm nghệ thuật dần hình thành. Đó là những bức tranh vải, túi vải thời trang, bưu thiếp... đủ màu sắc, mang đậm nét văn hóa dân gian với họa tiết của dòng tranh Đông Hồ hay biểu tượng Khuê Văn Các, chùa Một Cột, Hồ Gươm, làng cổ Đường Lâm, làng lụa Vạn Phúc... Những sản phẩm thân thiện với môi trường, lại có giá trị thẩm mỹ nên được nhiều người tiêu dùng đón nhận.

Chị Trần Quỳnh Hoa (Phú Diễn, Nam Từ Liêm) một khách hàng thân thiết của Vụn Art cho biết: “Lần đầu tiên tôi biết đến Vụn Art là do bạn bè giới thiệu. Sau khi đặt mua một số sản phẩm, tôi khá bất ngờ vì chất lượng sản phẩm tốt, cảm giác được làm rất cẩn thận, tỉ mỉ và quyết định ủng hộ lâu dài”.

Vụn Art - mang sản phẩm của người khuyết tật chinh phục thị trường quốc tế
Anh Lê Việt Cường chia sẻ về sản phẩm mà Vụn Art được các công ty lớn đặt hàng.

Thật đặc biệt, khi năm 2019, sản phẩm của Vụn Art được thành phố Hà Nội thẩm định đánh giá OCOP 4 sao - hàng thủ công đạt chất lượng xuất khẩu, đại diện cho thương hiệu Quốc gia. Do nhu cầu của thị trường, ngoài tranh ghép vải Vụn Art đã phát triển thêm những dòng sản phẩm mới phục vụ đời sống, du lịch, quà tặng như: túi vải, áo phông, áo dài, ví vải… đủ sức đáp ứng về chuyên môn và kỹ thuật cho những đơn hàng quốc tế.

Ngoài sản phẩm, Vụn Art còn tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo vừa để quảng bá vừa để truyền bá giá trị di sản và giao thoa văn hóa với các nước được tổ chức thường xuyên cùng với sản xuất đã làm tăng ý nghĩa xã hội của Vụn Art. Những hoạt động này là một cách để người khuyết tật hòa nhập với cộng đồng.

Năm 2019, Vụn Art đã ký kết hợp đồng đưa khách nước ngoài đến thăm quan trải nghiệm tại Làng lụa Vạn Phúc với Công ty du lịch như: Miền Á Đông, AURORA, EVIVA. Rất tiếc, do dịch bệnh Covid-19 nên hoạt động này bị gián đoạn từ tháng 2/2020.

Vụn Art - mang sản phẩm của người khuyết tật chinh phục thị trường quốc tế
Các sản phẩm của Vụn Art độc đáo, có tính nghệ thuật cao.

Chia sẻ về định hướng phát triển trong thời gian tới, anh Cường cho biết, Vụn Art đang nỗ lực mở rộng mô hình, vươn lên phát triển theo hướng bền vững. Đẩy mạnh các kênh thương mại, tận dụng và ứng dụng công nghệ vào sản xuất, kinh doanh, cá nhân hóa từng sản phẩm và luôn luôn đổi mới, sáng tạo trên từng sản phẩm.

Vụn Art mong rằng Nhà nước sẽ có thêm những cơ chế, chính sách hỗ trợ về vốn cho những doanh nghiệp, hợp tác xã giải quyết việc làm cho những người yếu thế gắn với nền kinh tế tuần hoàn, cũng như khuyến khích tiêu thụ sản phẩm tái chế mang đậm tính văn hoá, góp phần bảo vệ môi trường giống như các sản phẩm của Vụn Art. Để từ đó doanh nghiệp, hợp tác xã có thể phát triển bền vững, chinh phục được thị trường trong nước và quốc tế. Trước mắt Vụn Art mong muốn sẽ được Nhà nước hỗ trợ địa điểm làm việc rộng rãi, thuận lợi hơn vì hiện tại các cơ sở của Vụn đang bị phân tán vì không có địa điểm phù hợp

“Năm nay, Vụn hướng tới việc cá nhân hóa các sản phẩm lấy cảm hứng mỹ thuật dân gian. Ngoài túi xách, tranh, chúng tôi sản xuất thêm các mẫu áo phông độc đáo mang chủ đề Rồng, hay các mẫu đồ chơi như tranh ghép, bàn cờ cá ngựa bằng vải”, anh Cường nói.

Ngoài sản xuất, Vụn Art luôn mở cửa chào đón các đoàn khách trong nước và quốc tế tới tham quan và trải nghiệm trực tiếp công việc ghép tranh từ vải vụn. Trong năm 2024, Vụn Art dự định mở rộng mặt bằng để tạo ra mô hình nhà xưởng kết hợp với một quán trà trưng bày các sản phẩm. Đáng lưu ý, nhiệm vụ vận hành mô hình mới này sẽ do các lao động khuyết tật đảm nhận dưới sự hỗ trợ của những người bình thường để tạo sự gắn kết, phát triển bền vững hơn.

Lê Thắm

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Gần 1.000 người hưởng ứng hiến máu Ngày Chủ nhật đỏ cùng Amway Việt Nam

Gần 1.000 người hưởng ứng hiến máu Ngày Chủ nhật đỏ cùng Amway Việt Nam

(LĐTĐ) Amway Việt Nam tiếp tục phối hợp với báo Tiền Phong và Bệnh viện Quân y 175 tổ chức chương trình hiến máu Chủ nhật đỏ tại Amway Center Thành phố Hồ Chí Minh. Sự kiện thu hút gần 1.000 nhân viên, nhà phân phối và khách hàng của Amway tham gia, đóng góp hơn 400 đơn vị máu vào quỹ máu của bệnh viện, bệnh xá Đảo Trường Sa.
Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân

Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân

(LĐTĐ) Tính đến 17h ngày 20/9, tài khoản của Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận tổng số tiền ủng hộ là 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân trong và ngoài nước.
Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc bắt đầu từ tư duy và hành động

Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc bắt đầu từ tư duy và hành động

(LĐTĐ) Nhìn lại hơn 4.000 năm lịch sử, đặc biệt kể từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945 khai sinh ra Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa đến nay dân tộc ta đã giành được nhiều thành tựu: Giải phóng dân tộc; thống nhất đất nước; bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ; tạo môi trường hòa bình, hữu nghị, hợp tác, nâng tầm vị thế Việt Nam trên trường quốc tế; hội nhập toàn diện vào kinh tế toàn cầu và quy mô nền kinh tế ngày càng lớn; đời sống nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc.
Khơi dậy tình yêu và khát vọng phát triển Thủ đô

Khơi dậy tình yêu và khát vọng phát triển Thủ đô

(LĐTĐ) Chiều 20/9, tại Trường THPT Việt Đức, Báo Hànộimới đã tổ chức buổi Gặp mặt, giao lưu trực tuyến nhân chứng lịch sử với chủ đề "Hà Nội, 70 năm dựng xây và phát triển".
Chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Việt Nam

Chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Việt Nam

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Hệ thống tiêm chủng VNVC chính thức ra mắt và triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết của Takeda, Nhật Bản cho trẻ em từ 4 tuổi và người lớn tại gần 200 trung tâm hiện đại trên toàn quốc.
“Con quay Đại chiến VASI 2024”: Thúc đẩy bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo

“Con quay Đại chiến VASI 2024”: Thúc đẩy bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo

(LĐTĐ) Nằm trong khuôn khổ Triển lãm FBC ASEAN 2024, ngày 19/9 vừa qua, tại Trung tâm Triển lãm quốc tế I.C.E (Hà Nội), Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI) cùng các đối tác đã tổ chức cuộc thi “Con quay Đại chiến VASI 2024”. Cuộc thi được đánh giá là một sân chơi sáng tạo, thúc đẩy những bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo Việt Nam.
LĐLĐ quận Hoàng Mai thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt tại Sơn Tây

LĐLĐ quận Hoàng Mai thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt tại Sơn Tây

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây phối hợp cùng LĐLĐ quận Hoàng Mai đã tới thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt do ảnh hưởng của cơn bão số 3 tại xã Xuân Sơn.

Tin khác

Chuyện về người cán bộ Công đoàn tâm huyết

Chuyện về người cán bộ Công đoàn tâm huyết

(LĐTĐ) Làm doanh nghiệp đã khó, tham gia công đoàn lại đảm đương chức Chủ tịch công việc còn bộn bề và khó hơn nhiều. Song vượt qua tất cả, anh Mã Chí Linh Chủ tịch Công đoàn Công ty Cổ phần Xây dựng Đại Phú Phát đã không ngừng nỗ lực để hoàn thành tốt, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình. Minh chứng sinh động nhất, anh là một trong những Chủ tịch Công đoàn cơ sở xuất sắc tiêu biểu được Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội vinh danh.
Khơi dậy tình yêu lịch sử cho học sinh bằng đổi mới, sáng tạo trong cách dạy

Khơi dậy tình yêu lịch sử cho học sinh bằng đổi mới, sáng tạo trong cách dạy

(LĐTĐ) Mới đây, tại vòng chung khảo Giải thưởng “Nhà giáo Hoài Đức tâm huyết, sáng tạo” năm 2024, thầy Phùng Chí Tân - giáo viên Trường THCS Vân Canh đã xuất sắc giành giải Nhất. Đây là hội thi do Liên đoàn Lao động huyện Hoài Đức phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện tổ chức.
Cô Phó Hiệu trưởng Trường Mầm non hết mình với nghề

Cô Phó Hiệu trưởng Trường Mầm non hết mình với nghề

(LĐTĐ) Trong những năm qua, cô giáo Nguyễn Thị Quyên - Phó Hiệu trưởng, Chủ tịch Công đoàn Trường Mầm non Nam Tiến B, huyện Phú Xuyên, Hà Nội, luôn nhiệt tình và đi đầu trong công việc, thực hiện tốt các phong trào thi đua, các cuộc vận động do ngành giáo dục huyện, nhà trường phát động…
Chủ tịch Công đoàn hết lòng vì người lao động

Chủ tịch Công đoàn hết lòng vì người lao động

(LĐTĐ) Anh Ngô Minh Khôi, Chủ tịch Công đoàn Trường Tiểu học Tô Hiệu (Liên đoàn Lao động huyện Thường Tín) đã được Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội tặng Bằng khen “Thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua và hoạt động Công đoàn năm học 2023-2024”.
Nữ bác sĩ 9X nhiệt huyết, đam mê nghiên cứu khoa học

Nữ bác sĩ 9X nhiệt huyết, đam mê nghiên cứu khoa học

(LĐTĐ) Bác sĩ Dương Thị Trà Giang (bác sĩ nội trú tại Khoa Đẻ thường, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội), luôn được đồng nghiệp và bệnh nhân quý mến khi mang trong mình sự nhiệt huyết với nghề y và lòng đam mê nghiên cứu khoa học. Với nhiều sáng kiến y khoa xuất sắc, chị đã góp phần chăm sóc sức khỏe sản phụ và thai nhi, được vinh danh là một trong 10 Gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu năm 2023.
Chuyện về một giáo viên giàu lòng nhân ái

Chuyện về một giáo viên giàu lòng nhân ái

(LĐTĐ) Cô Trịnh Thị Vinh - giáo viên Trường Mầm non Hương Sơn B (xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội) là một người luôn năng nổ, nhiệt tình và chủ động trong công việc, hết lòng với học sinh thân yêu. Cô cũng là người tích cực với hoạt động thiện nguyện để giúp đỡ những mảnh đời khó khăn.
Chủ tịch Hội Người cao tuổi xã hết mình với công việc

Chủ tịch Hội Người cao tuổi xã hết mình với công việc

(LĐTĐ) Với 64 tuổi đời, 41 năm tuổi Đảng, hơn 30 năm trải nghiệm qua nhiều cương vị công tác; ông Nguyễn Trung Tuyến - Chủ tịch Hội người cao tuổi xã Hồng Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, luôn phát huy tốt vai trò, cùng tập thể vượt qua khó khăn, thử thách hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.
Chủ tịch Công đoàn cơ sở luôn “sắm vai” người lao động

Chủ tịch Công đoàn cơ sở luôn “sắm vai” người lao động

(LĐTĐ) Gắn bó với doanh nghiệp từ ngày đầu thành lập và trong gần 30 năm qua, đồng chí Vũ Thúy Nga - Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Trung Thành (thuộc Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hoàng Mai), đã nỗ lực, tâm huyết đưa tổ chức Công đoàn đồng hành với sự phát triển của Công ty; khuyến khích tăng năng suất lao động, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người lao động, tạo môi trường làm việc vui vẻ, đoàn kết, thân thiết.
Người hiến đất mở đường, xây dựng nông thôn mới

Người hiến đất mở đường, xây dựng nông thôn mới

(LĐTĐ) Con đường nối liền thôn xóm được bê tông hóa, rộng, sạch, đẹp mang đến niềm vui không nhỏ cho người dân thôn Chân Chim (xã Phúc Lâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội). Để có được con đường này, anh Nguyễn Văn Hanh (chủ trang trại Minh Phú, thôn Chân Chim, xã Phúc Lâm) cùng gia đình đã người tiên phong hiến đất mở rộng đường xây dựng nông thôn mới.
Người nông dân tâm huyết "giữ lửa" nghề truyền thống ở Hạ Mỗ

Người nông dân tâm huyết "giữ lửa" nghề truyền thống ở Hạ Mỗ

(LĐTĐ) Mạnh dạn phát triển mô hình kinh doanh tổng hợp, anh Bùi Quang Nam (xã Hạ Mỗ, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội) không chỉ làm giàu cho gia đình mà còn tạo việc làm cho hàng chục lao động và giúp đỡ nhiều hộ khó khăn về vốn, vật tư, kỹ thuật, kinh nghiệm. Anh được vinh danh “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi” trên địa bàn thành phố Hà Nội, giai đoạn 2019 - 2023.
Xem thêm
Phiên bản di động