Vững bước dưới cờ Đảng
90 mùa Xuân có Đảng Giai điệu mùa Xuân Vững bước dưới cờ Đảng làm nên những mùa Xuân |
Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc diễn văn tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam) ở Thủ đô Hà Nội. Ảnh tư liệu |
Những trang sử vẻ vang
Ngày 3/2/1930 đánh dấu thời khắc đặc biệt của lịch sử dân tộc, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. Từ đây giai cấp công nhân và nhân dân lao động Việt Nam đã có chính đảng lãnh đạo. Với niềm tin sắt son vào Đảng, vào Mặt trận Việt Minh, chỉ 15 năm sau, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhân dân Việt Nam đã nhất tề đồng lòng làm nên Cách mạng tháng Tám năm 1945, đưa nước ta từ thân phận nửa phong kiến, nửa thuộc địa thành quốc gia độc lập, quyền làm chủ thuộc về nhân dân.
Ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh long trọng đọc Bản Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á, đưa nước ta thực sự thành quốc gia độc lập.
Độc lập dân tộc chưa lâu, thực dân Pháp lại quay trở lại. Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, của Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” (7/5/1954), buộc Chính phủ Pháp và các bên liên quan phải ngồi vào bàn đàm phán ở Hội nghị Giơ-ne-vơ để ký kết thống nhất thiết lập nền hòa bình trên toàn cõi Đông Dương.
Đồng thời, lấy vĩ tuyến 17 làm giới tuyến tạm thời hai miền Nam - Bắc chờ tổng tuyển cử tự do. Song vì hoàn cảnh lịch sử, thực dân Pháp vừa rút khỏi Việt Nam thì đế quốc Mỹ đã can thiệp và sau đó đưa quân vào tham chiến tại Việt Nam nên phải mất hơn hai mươi năm sau, vào ngày 30/4/1975 chúng ta mới hoàn thành sứ mệnh thu giang sơn về một mối.
Nước nhà độc lập, nhưng do hậu quả của chiến tranh nên kinh tế còn kiệt quệ thì chính trong giai đoạn 1978-1988, một lần nữa cả dân tộc phải “gồng mình” đánh bại hai cuộc chiến tranh biên giới phía Tây Nam và Tây Bắc của Tổ quốc. Nền kinh tế càng trắc trở hơn bởi mất hơn 1 thập kỷ duy trì quản lý kinh tế bao cấp.
Đời sống nhân dân gặp muôn vàn khó khăn. Với phương châm nhìn thẳng vào sự thật, không chịu khuất phục trước đói nghèo, lạc hậu, Đảng ta đã nhận biết được những khiếm khuyết trong quản lý và đã đề ra cương lĩnh đổi mới. Đại hội VI của Đảng thực sự đã mở ra con đường đổi mới để nền kinh tế Việt Nam dần hội nhập vào kinh tế toàn cầu, cởi trói cơ chế, chính sách để các thành phần kinh tế có điều kiện vươn lên cùng phát triển…
35 năm qua, thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, đất nước ta đã thu được những thành quả chưa từng có trong lịch sử trên mọi phương diện kinh tế - xã hội. Về kinh tế, từ quốc gia nghèo nàn, thiếu ăn triền miên, đến nay Việt Nam đã trở thành quốc gia có mức thu nhập trung bình (GDP bình quân đầu người khoảng 3.500 USD năm 2020). Đồng thời, Việt Nam cũng vươn lên thành quốc gia nằm trong tốp dẫn đầu thế giới xuất khẩu các mặt hàng nông sản (gạo, cà phê luôn xuất khẩu đứng thứ 2 thế giới), đáp ứng tốt cho bài toán an ninh lương thực toàn cầu.
Trên bình diện chính trị - ngoại giao, từ một quốc gia bị bao vây cấm vận, đến nay Việt Nam đã tham gia hầu hết các tổ chức quan trọng của thế giới và khu vực; vị thế, uy tín chính trị của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao. Không những vậy, Việt Nam hiện đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, đối tác chiến lược với một số cường quốc, nước lớn trên thế giới. Ở khía cạnh thương mại, Việt Nam đã chủ động tham gia thiết lập luật chơi thương mại toàn cầu. Hiện Việt Nam là một trong những quốc gia ký Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới cả đa phương lẫn song phương nhiều nhất trên thế giới. Điều đặc biệt, thể chế kinh tế thị trường ngày càng được hoàn thiện.
chỗ kinh tế Nhà nước đóng vai trò chủ đạo, đến nay kinh tế tư nhân đã vươn lên thành cực quan trọng của nền kinh tế đất nước. Mọi thành phần kinh tế đều có quyền, cơ hội ngang nhau trong phát triển. Trên bình diện quốc phòng - an ninh, chúng ta một mặt tạo ra môi trường hòa bình, một mặt không ngừng tăng cường tiềm lực quốc phòng - an ninh để bảo vệ toàn vẹn chủ quyền của Tổ quốc.
Những dấu ấn nhiệm kỳ Đại hội XII
Hòa vào thắng lợi chung trên chặng đường 91 năm qua kể từ ngày Đảng ta ra đời, đặc biệt 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới đất nước, nhiệm kỳ Đại hội Đảng lần thứ XII (2016 - 2020) đã thu được nhiều thành quả nổi bật, góp phần tạo thế và lực đưa đất nước phát triển nhanh, bền vững.
Theo Dự thảo báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển xin ý kiến đóng góp của Nhân dân trước khi hoàn thiện trình Đại hội Đảng lần thứ XIII, thì tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) giai đoạn 2016 - 2019 đạt khá cao, ở mức bình quân 6,8%.
Mặc dù năm 2020 kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh Covid-19 nhưng tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm 2016 - 2020 ước đạt khoảng 5,9% và thuộc nhóm các nước tăng trưởng cao nhất khu vực, thế giới. Trong đó, khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ tiếp tục giữ vai trò dẫn dắt, đóng góp chủ yếu vào mức tăng trưởng chung. Tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2016 - 2020 của khu vực công nghiệp và xây dựng ước đạt khoảng 7,3% và của khu vực dịch vụ đạt khoảng 6,0%; tỉ trọng khu vực công nghiệp và dịch vụ (bao gồm xây dựng) theo giá cơ bản trong GDP tăng từ mức 73% năm 2015 lên khoảng 75,4% năm 2020.
Trong nhiệm kỳ qua, đất nước ta đã thu được nhiều thành quả quan trọng (Toàn cảnh Đại hội Đảng lần thứ XII - Ảnh: TTXVN) |
Quy mô GDP tiếp tục được mở rộng, đến năm 2020 ước đạt 268,4 tỉ USD, tăng khoảng 1,4 lần so với năm 2015; GDP bình quân đầu người năm 2020 ước đạt khoảng 2.750 USD/người, gấp khoảng 1,3 lần so với năm 2015. Các cân đối lớn của nền kinh tế về tích luỹ - tiêu dùng, tiết kiệm - đầu tư, năng lượng, lương thực, lao động - việc làm,… tiếp tục được bảo đảm, góp phần củng cố vững chắc nền tảng kinh tế vĩ mô. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội giai đoạn 2016 - 2020 ước đạt gần 9,2 triệu tỉ đồng, bằng 33,5% GDP, đạt mục tiêu bình quân 5 năm (32 - 34%).
Cơ cấu đầu tư chuyển dịch tích cực, tỉ trọng đầu tư của khu vực nhà nước giảm, phù hợp với định hướng cơ cấu lại đầu tư công và giảm dần sở hữu Nhà nước tại các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế, nhất là các lĩnh vực Nhà nước không cần nắm giữ cổ phần chi phối. Tỉ trọng vốn đầu tư từ khu vực kinh tế ngoài nhà nước tăng nhanh từ mức 38,3% năm 2015 lên khoảng 45,6% năm 2020.
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng mạnh, vốn đăng ký đạt mức kỷ lục là 39 tỉ USD (năm 2019). Hiệu quả đầu tư cải thiện, hệ số ICOR giai đoạn 2016 - 2019 đạt 6,1 (thấp hơn giai đoạn 2011 - 2015 là 6,3). Tuy nhiên, do tác động của đại dịch Covid-19, hệ số ICOR năm 2020 tăng lên và giai đoạn 2016 - 2020 ước khoảng 8,5.
Đi liền với đó, thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đang dần được hoàn thiện theo hướng hiện đại, đồng bộ và hội nhập. Đã hình thành hệ thống pháp luật về kinh tế khá đầy đủ, tạo cơ sở pháp lý cho các doanh nghiệp thuộc mọi loại hình sở hữu hoạt động. Vai trò của Nhà nước đã được điều chỉnh phù hợp hơn với cơ chế thị trường, về cơ bản, đã thiết lập được khung pháp luật và bộ máy thực thi hiệu quả hơn.
Cơ quan quản lý nhà nước thường xuyên đối thoại, lắng nghe ý kiến cộng đồng doanh nghiệp và người dân để có phản ứng chính sách kịp thời, giải quyết ngay và dứt điểm những vướng mắc, bất cập của môi trường đầu tư, kinh doanh, các chính sách an sinh xã hội. Hoạt động luật sư, công chứng, trợ giúp, hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp có bước phát triển mạnh. Thị trường dịch vụ pháp lý có bước phát triển mới, bước đầu có đóng góp tích cực cho việc quản trị rủi ro pháp lý trong hoạt động đầu tư, kinh doanh và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người dân và doanh nghiệp.
Thể chế phát triển thị trường bất động sản và quyền sử dụng đất được hoàn thiện và hoạt động bền vững hơn, huy động được nguồn vốn cho phát triển kinh tế - xã hội. Nguồn cung và lượng giao dịch thành công ở các phân khúc thị trường bất động sản, nhất là nhà ở đều có sự tăng trưởng tốt. Các tổ chức trung gian hỗ trợ thị trường đã hình thành và đi vào hoạt động ổn định. Gồm: Hệ thống sàn giao dịch bất động sản, tư vấn, quản lý bất động sản, các tổ chức tài chính, tín dụng, các hội nghề nghiệp.
Các giải pháp phát triển thị trường lao động được chú trọng thực hiện; công tác nghiên cứu, dự báo, khớp nối cung - cầu lao động và cập nhật hệ thống thông tin thị trường lao động được tăng cường. Chất lượng việc làm dần được cải thiện, lao động làm việc trong khu vực phi chính thức dần dịch chuyển sang khu vực chính thức. Thể chế thị trường khoa học và công nghệ ngày càng được hoàn thiện và phát triển.
Các tổ chức dịch vụ tư vấn, giám định, thẩm định, đánh giá, ươm tạo, môi giới chuyển giao công nghệ được khuyến khích hình thành và phát triển. Các chợ công nghệ và thiết bị, sàn giao dịch, sự kiện kết nối cung - cầu công nghệ được tổ chức định kỳ; tổng giá trị các giao dịch mua bán công nghệ tăng mạnh hằng năm.
Quy mô nguồn nhân lực tăng lên trong tất cả các ngành, lĩnh vực, nhất là nhân lực chất lượng cao trong các ngành, lĩnh vực đột phá; các thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại được ứng dụng nhanh chóng, rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia bắt đầu hình thành. Quy mô nhân lực của nền kinh tế có sự gia tăng rõ nét trong tất cả các ngành, lĩnh vực, ước năm 2020 có khoảng 54,6 triệu người (tăng so với mức 53,2 triệu người năm 2015).
Cơ cấu lao động chuyển dịch từ khu vực năng suất lao động thấp sang khu vực năng suất lao động cao. Công tác đào tạo nhân lực đã có những thay đổi theo hướng tập trung nâng cao chất lượng; đào tạo gắn kết với nhu cầu lao động của địa phương, doanh nghiệp và các đơn vị sử dụng lao động; bước đầu áp dụng các phương pháp đào tạo của các tổ chức đào tạo nhân lực quốc tế. Giáo dục vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số được quan tâm hơn. Nhân lực chất lượng cao tăng cả về số lượng và chất lượng, trong đó một số ngành, lĩnh vực đạt trình độ khu vực và quốc tế như công nghệ thông tin, y tế, công nghiệp xây dựng, cơ khí...
Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đang được tích cực triển khai. Đã ban hành chương trình giáo dục phổ thông mới (năm 2018), trong đó chuyển dần từ việc cung cấp kiến thức, kỹ năng sang phát triển năng lực, phẩm chất học sinh... Kết cấu hạ tầng, các lĩnh vực y tế, văn hóa, an ninh- quốc phòng, đối ngoại… cũng thu được nhiều thành tựu nổi bật...
Song hành với thành tựu về kinh tế- xã hội, công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng cũng được Đảng ta đặc biệt chú trọng. Có thể nói nhờ làm tốt công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng đã góp phần tạo nên một Ban Chấp hành Trung ương, tập thể Đảng bộ, chi bộ ở các địa phương, cơ sở vững mạnh có đủ năng lực lãnh đạo, chỉ đạo trong việc thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc, Đại hội Đảng các cấp đề ra. Xác định “Đảng là máu thịt của Nhân dân”, trong nhiệm kỳ Đại hội XII, trước những diễn biến bất lợi của tình hình chính trị quốc tế, đặc biệt là do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 trong năm 2020, dưới sự lãnh đạo của Đảng chúng ta cơ bản hoàn thắng thắng lợi các mục tiêu Nghị quyết Đại hội đề ra.
Trên bình diện xây dựng, chỉnh đốn Đảng, Trung ương Đảng đã làm quyết liệt công tác này, với phương châm: “Xây dựng Đảng là then chốt, phát triển kinh tế - xã hội là trung tâm, chăm lo đời sống Nhân dân là cốt lõi”; “Lấy xây để chống”. Nhờ đó nhân dân ngày càng có niềm tin vào Đảng. Sinh thời Bác Hồ từng dạy: “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”. Xác định dân là gốc, nên một khi “Đảng gắn bó mật thiết với Nhân dân, dân luôn tin Đảng” thì sẽ tạo nên sức mạnh vô địch không gì ngăn cản nổi. Đây là một trong những nét nổi bật trong bức tranh tươi sáng nhiệm kỳ Đại hội Đảng lần thứ XII.
Gửi trọn niềm tin
Chào mừng 91 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2021), chào mừng Đại hội Đảng lần thứ XIII, chào Xuân mới Tân Sửu, trên nền tảng những thành quả đã đạt được thời gian qua, chúng ta tin tưởng chắc chắn rằng, thành công của Đại hội lần thứ XIII của Đảng sẽ mở ra thời kỳ mới, đưa đất nước bước vào giai đoạn phát triển mới: Hòa bình và thịnh vượng!
Mừng Đảng quang vinh, mừng Xuân Tân Sửu, toàn thể dân tộc Việt Nam nói chung, nhân dân Thủ đô Anh hùng và đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, đoàn viên Công đoàn Thủ đô nói riêng luôn vững bước dưới cờ Đảng, cờ Tổ quốc, ra sức học tập, sáng tạo, hăng say lao động, sản xuất, nâng cao cảnh giác sẵn sàng chiến đấu để cùng với toàn Đảng, toàn quân và toàn dân làm nên những mùa Xuân thắng lợi!
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Người thầy mang quân hàm xanh
Ấn tượng không gian văn hóa Tây Bắc tại Thủ đô
Đưa hàng Việt vươn xa trong kỷ nguyên số
Chung tay kiến tạo Trường học hạnh phúc
Quỹ thời gian
Nhận định MU vs Bodo Glimt: Quỷ đỏ sẽ giành chiến thắng
Thủ tướng yêu cầu giảm lãi suất cho vay
Tin khác
Thủ tướng yêu cầu giảm lãi suất cho vay
Tin mới 28/11/2024 08:00
Đại biểu đề nghị tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp lên 75%
Sự kiện 27/11/2024 18:33
Hà Nội quyết tâm tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ các cấp
Sự kiện 27/11/2024 16:34
Sớm tháo gỡ mọi vướng mắc cho Hà Nội phát triển xứng tầm
Sự kiện 27/11/2024 16:30
Xóa bỏ địa giới hành chính trong khám bệnh, chữa bệnh
Sự kiện 27/11/2024 15:56
Đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng
Tin mới 27/11/2024 15:41
Hà Nội phải tập trung giải quyết ngay ô nhiễm môi trường và ùn tắc giao thông
Sự kiện 27/11/2024 15:38
Từ 1/7/2025, lao động là người nước ngoài được gia nhập Công đoàn Việt Nam
Tin mới 27/11/2024 15:36
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội
Tin mới 27/11/2024 11:22
Quốc hội thông qua Luật Công đoàn (sửa đổi)
Sự kiện 27/11/2024 09:56