Vườn xoài thành… vườn du lịch
Nghĩ lớn, làm lớn
Đứng dưới vườn xoài xum xuê, anh Đặng Thế Truyền (33 tuổi) - Giám đốc Công ty TNHH Camlamonline (công ty chuyên phát triển mô hình nông nghiệp xanh, sạch gắn kết với du lịch địa phương) cho biết, huyện Cam Lâm ở phía Nam tỉnh Khánh Hòa, nằm giữa 2 thành phố Nha Trang và Cam Ranh. Nơi đây hội tụ các tuyến đường giao thông trọng điểm như cao tốc Bắc - Nam, quốc lộ 1A, gần Cảng Hàng không Quốc tế Cam Ranh, có bờ biển đẹp trong xanh, nhiều khu nghỉ dưỡng đẳng cấp thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước tới lưu trú.
Ngoài ra, huyện Cam Lâm còn được mệnh danh là thủ phủ xoài của tỉnh Khánh Hòa với hơn 6.000 ha. Đây là nền tảng tuyệt vời giúp Cam Lâm không chỉ phát triển kinh tế du lịch mà còn phát triển du lịch văn hóa bản địa trong tương lai.
Mặc dù có nhiều thuận lợi, nhưng huyện Cam Lâm chưa có điểm đến hấp dẫn, nhất là sản phẩm du lịch đặc trưng của địa phương. Phần lớn người dân sống bằng nghề nông và đánh bắt thuỷ sản nên nhận thức về phát triển du lịch còn hạn chế.
Nhận thấy du lịch nông nghiệp là một xu hướng mới và xuất phát từ niềm tự hào, mong muốn giới thiệu đến du khách về đặc sản của địa phương cũng như từng bước định vị thương hiệu du lịch Cam Lâm, anh Truyền cùng các cộng sự đã bắt tay hiện thực hóa ý tưởng của mình.
Xoài Úc là 1 trong 3 giống xoài chủ đạo tạo nên thương hiệu cho vùng đất này. (Ảnh: Thế Truyền) |
Đầu tiên, anh Truyền thành lập website camlamonline.com nhằm giới thiệu các sản phẩm nông sản đặc sản của Cam Lâm. Nhờ hỗ trợ từ Hội Nông dân tỉnh Khánh Hòa, công ty đã chính thức đưa sản phẩm xoài sấy Cam Lâm lên sàn thương mại điện tử Postmart.vn và nhận được nhiều tín hiệu tích cực.
Tiếp nối thành công đó, công ty đã phối hợp với một số doanh nghiệp du lịch tổ chức đưa đón du khách từ nơi nghỉ dưỡng của các khách sạn trên địa bàn Khánh Hòa tới điểm vườn xoài. Các hoạt động được tổ chức như đưa du khách tham quan vườn, chụp hình, tự tay hái xoài, trò chuyện với người nông dân và tìm hiểu về quy trình canh tác, thu hái nông sản… tạo sự phong phú cho du lịch địa phương.
“Nhiều du khách sau khi tham quan còn mua xoài về làm quà. Hiện nay, tại nhiều vườn xoài, thương lái đến mua với giá rất thấp dao động chỉ từ 5 ngàn đến 10 ngàn đồng/kg, không đủ bù cho chi phí phân bón, nhân công. Việc có thêm đầu ra từ khách du lịch nên giá trị nông sản của những người nông dân bán tại chỗ cao hơn so với bán cho thương lái”, anh Truyền nói.
Kỳ vọng du lịch nông nghiệp
Là một trong số những nông dân mạnh dạn thay đổi tư duy, anh Võ Văn Công - chủ một vườn xoài tại Cam Lâm chia sẻ, sau khi lắng nghe ý tưởng của anh Truyền, anh đã chủ động phối hợp trong việc đón khách đến tham quan du lịch vườn xoài của gia đình miễn phí, không thu tiền. Vừa làm, anh vừa học hỏi kinh nghiệm.
Nhớ lại những ngày đầu tiên, khi chưa quen với cách đón tiếp và phục vụ khách, bản thân anh Công vẫn rụt rè. Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian ngắn, anh Công đã mạnh dạn, hòa đồng hơn, tạo sự thích thú cho du khách: “Mới đầu ai nghe cũng thấy lạ lẫm vì xưa nay bà con chỉ biết làm nông giờ làm du lịch kiểu gì. Vậy mà đón được 1 đoàn rồi tới 2 đoàn khách, chúng tôi đã học hỏi được nhiều thứ để vừa tăng thêm thu nhập, vừa có thêm kĩ năng làm du lịch nông nghiệp”.
Bản thân những người nông dân như anh Công cũng thừa nhận, khâu đón, tiếp, phục vụ khách thì không ai giống ai. Người nông dân tại địa phương rất muốn làm du lịch một cách bài bản, chuyên nghiệp, để cây xoài biểu tượng quê hương được phát huy giá trị tối đa.
Du khách thích thú với trải nghiệm thực tế tại vườn xoài. (Ảnh: Hương Thảo) |
Dưới góc độ doanh nghiệp, chị Christina Nguyen - người sáng lập Công ty lữ hành Zazen Travel cho hay, mặc dù không có nhiều điểm đến nổi tiếng, song với lợi thế về nông nghiệp, người dân huyện Cam Lâm đã có nhiều cách làm hay trong “giữ chân” du khách khi đến địa phương bằng trải nghiệm du lịch tại vườn xoài. Du khách nước ngoài là đối tượng rất phù hợp, tương thích với loại du lịch này.
“Chúng tôi vừa đưa thử nghiệm chương trình này cho đoàn khách đến từ Úc và nhận được phản hồi rất tốt từ họ. Đây là sản phẩm du lịch mới, độc đáo, chắc chắn sẽ là tour du lịch hợp thời, không thể không ăn khách. Để nâng cao đời sống của nông dân gắn với hoạt động du lịch về lâu dài cần có chiến lược đầu tư dài hơi”, chị Christina Nguyen nhận định.
Theo anh Truyền, hoạt động du lịch gắn với nông nghiệp thời gian qua chỉ mới là bước đầu, vẫn chưa chuyên nghiệp và có chiểu sâu. Để tiềm năng du lịch nông nghiệp được đánh thức, cần một cú hích đủ mạnh, nếu có sự kết nối, quan tâm chặt chẽ giữa nông nghiệp và du lịch, địa phương sẽ xây dựng được nhiều sản phẩm du lịch rất phong phú, đa dạng. Đây là tiền đề thuận lợi giúp người nông dân có thêm thu nhập, du khách có thêm điểm đến.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)
Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Tin khác
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Du lịch 22/11/2024 18:57
10 tháng năm 2024, Hà Nội đón hơn 23 triệu lượt khách du lịch
Infographic 15/11/2024 16:05
Ngày cuối tuần: Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam đón lượng khách tham quan cao kỷ lục
Du lịch 10/11/2024 17:24
Vịnh Hạ Long và quần đảo Cát Bà lên sóng kênh truyền hình CNN
Du lịch 07/11/2024 14:50
Tháng 10/2024, Việt Nam đón 1,42 triệu lượt khách quốc tế
Du lịch 07/11/2024 07:11
Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam trưng bày 4 bảo vật quốc gia
Du lịch 03/11/2024 16:46
Lào Cai khởi động chương trình kích cầu du lịch lớn nhất năm 2024
Du lịch 30/10/2024 18:42
Góc nhìn chuyên gia trong ứng dụng công nghệ số vào du lịch
Du lịch 29/10/2024 20:38
Cửa Lò đón hơn 5 triệu lượt khách trong mùa du lịch năm 2024
Du lịch 24/10/2024 21:22
Hơn 2.000 du khách quốc tế đến Khánh Hòa bằng du thuyền
Du lịch 23/10/2024 11:22