Vượt khó, khẳng định vị thế
Khẳng định vị thế của tổ chức Công đoàn | |
Đổi mới căn bản để khẳng định vị thế | |
Khẳng định vị thế của khối giáo dục trong phong trào công đoàn chung của toàn quận |
Cán bộ công đoàn ngành Dệt- May Hà Nội các thời kỳ giao lưu, ôn lại chặng đường 10 năm thành lập và phát triển của Công đoàn ngành Dệt- May Hà Nội |
Nỗ lực vượt khó
Công đoàn ngành Dệt- May Hà Nội được thành lập tháng 9/2009 trên cơ sở sáp nhập các công đoàn cơ sở doanh nghiệp dệt may trực thuộc LĐLĐ các quận, huyện, ngành toàn thành phố. Nhớ lại những ngày đầu thành lập, ông Đinh Văn Viện, nguyên Chủ tịch Công đoàn ngành Dệt- May Hà Nội không khỏi xúc động: “Được thành lập thí điểm theo chủ trương của Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, thời gian đầu, Công đoàn ngành Dệt- May Hà Nội đi vào hoạt động trong bộn bề khó khăn.
Trước hết, đây là mô hình mới, các công đoàn cơ sở được sáp nhập nằm phân tán, trên địa bàn trải rộng khắp thành phố, có đơn vị không có thật hoặc đã chuyển đổi chức năng, ngành nghề, thậm chí nhiều đơn vị do đang sinh hoạt ổn định với Công đoàn cấp trên cơ sở địa phương nên không muốn thay đổi, không muốn tham gia sinh hoạt với Công đoàn ngành”.
Khó khăn không chỉ có như vậy. Nguyên Chủ tịch Công đoàn ngành Dệt- May Hà Nội Đinh Văn Viện cho biết, Ban Chấp hành lâm thời Công đoàn ngành Dệt – May do LĐLĐ Thành phố chỉ định thời đó gồm các ủy viên chủ yếu được điều động từ các ban chuyên đề LĐLĐ Thành phố, Công đoàn ngành, đơn vị trực thuộc LĐLĐ Thành phố và các công đoàn trực thuộc được tiếp nhận.
Các ủy viên Ban chấp hành chưa có thời gian công tác cùng nhau, hoạt động công đoàn ở mỗi đơn vị có những khó khăn, thuận lợi riêng, nên cần có thời gian để nắm bắt và thống nhất về quan điểm chỉ đạo hoạt động. Bên cạnh đó, Công đoàn Ngành không có chính quyền đồng cấp để phối hợp chỉ đạo hoạt động, công đoàn cơ sở với nhiều thành phần loại hình doanh nghiệp, lĩnh vực sản xuất kinh doanh, quy mô không đồng nhất, thị trường tiêu thụ sản phẩm đa dạng. Cán bộ chuyên trách Công doàn Ngành một số đồng chí chưa trải qua kinh nghiệm hoạt động công đoàn cấp trên cơ sở và đặc biệt là ngành nghề dệt may…
Một số lãnh đạo doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm tạo điều kiện cho hoạt động công đoàn. Ngoài ra, Công đoàn ngành Dệt - May Hà Nội được thành lập trong bối cảnh các doanh nghiệp ngành dệt may Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề của suy thoái kinh tế thế giới (2010 - 2012) giá nguyên, nhiên vật liệu tăng bất thường, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn không thể tồn tại phải chuyển đổi ngành nghề sản xuất kinh doanh hoặc phải ngừng sản xuất, lao động thiếu việc làm, dôi dư, tình hình việc làm, đời sống khó khăn, thu nhập thấp dẫn đến tình trạng công nhân lao động giảm nhiều, đã tác động không nhỏ đến hoạt động công đoàn từ ngành đến cơ sở.
Mặc dù khó khăn như vậy, song tập thể Ban chấp hành Công đoàn ngành Dệt- May Hà Nội đã nỗ lực, quyết tâm, đoàn kết, thống nhất, sáng tạo; phát huy kinh nghiệm thực tiễn của từng ủy viên và nội lực của tập thể trong chỉ đạo, triển khai hoạt động. Ban chấp hành Công đoàn Ngành lâm thời đã tập trung kiện toàn tổ chức, chủ động xây dựng mối quan hệ gần gũi với doanh nghiệp; cán bộ công đoàn cơ sở, bám sát địa bàn, tìm hiểu và nắm chắc tình hình đời sống việc làm, tâm tư, tình cảm của công nhân lao động để từ đó có định hướng chỉ đạo hoạt động sát thực tiễn.
“Trên cơ sở khảo sát, đánh giá hoạt động của công đoàn cơ sở, Ban chấp hành Công đoàn ngành đã phân nhóm và tổ chức thực hiện chỉ đạo phù hợp theo từng nhóm. Trong đó, Công đoàn ngành tập trung chỉ đạo toàn diện nhóm công đoàn cơ sở hoạt động đều và nhóm công đoàn cơ sở hoạt động khá. Đối với nhóm công đoàn cơ sở hoạt động yếu thì lựa chọn chỉ đạo từng chuyên đề.
Riêng nhóm công doàn chưa tham gia và xin không tham gia hoạt động Công đoàn ngành thì Công đoàn ngành kiên trì tuyên truyền, vận động để công đoàn cơ sở hiểu, nhìn nhận một cách khách quan toàn diện và chấp hành quyết định của LĐLĐ Thành phố chuyển giao công đoàn cơ sở về Công đoàn Ngành”- ông Đinh Văn Viện kể lại.
Khẳng định vai trò, vị thế của tổ chức Công đoàn
Bằng những nỗ lực, quyết tâm và sáng tạo như vậy, hoạt động Công đoàn ngành Dệt- May Hà Nội đã vượt qua khó khăn, đi vào hoạt động ổn định, nền nếp và từng bước phát triển. Ông Hoàng Thanh Sơn- Chủ tịch Công đoàn ngành Dệt- May Hà Nội cho biết, hiện Công đoàn Ngành đang quản lý 67 công đoàn cơ sở với tổng số 18.661công nhân lao động, trong đó lao động nữ cso 16.451 người, đoàn viên công đoàn là 15.21 người, đoàn viên nữ là 13.127 người.
“Hoạt động Công đoàn ngành Dệt- May Hà Nội luôn nhận được sự chỉ đạo trực tiếp, toàn diện của LĐLĐ Thành phố, sự phối hợp chỉ đạo của Công đoàn Dệt May Việt Nam. Đặc biệt hoạt động công đoàn Dệt May Hà Nội luôn có sự chia sẻ, trách nhiệm, sự hưởng ứng tích cực của đội ngũ cán bộ công đoàn chuyên trách và một số công đoàn cơ sở có truyền thống trong hoạt động công đoàn và phong trào công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) Thủ đô”- ông Hoàng Thanh Sơn nhấn mạnh.
Với tinh thần chủ động, sáng tạo, 10 năm qua, phong trào CNVCLĐ và hoạt động công đoàn ngành Dệt- May Hà Nội đã bám sát nhiệm vụ chính trị của ngành, hướng về cơ sở, thực hiện tốt vai trò đại diện của tổ chức công đoàn, chăm lo bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của CNVCLĐ.
Hàng năm, có trên 60% - 70% đơn vị ngành Dệt- May Hà Nội tổ chức Hội nghị Người lao động, qua đó giúp phát huy quyền dân chủ, tạo điều kiện để CNVCLĐ tham gia ý kiến bàn nhiều biện pháp tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, xây dựng bổ sung Thoả ước lao động tập thể.
Được sự chỉ đạo của Công đoàn ngành, các công đoàn cơ sở đã chủ động tham gia, đàm phán, thương lượng, tổ chức ký kết Thỏa ước lao động tập thể ở 41 đơn vị chiếm 62%. Đặc biệt, Công đoàn ngành đã chủ động phối hợp với Hội Dệt May thành phố Hà Nội xây dựng dự thảo Thỏa ước lao động tập thể ngành dệt may Hà Nội, tổ chức hội thảo lấy ý kiến tham gia của các lãnh đạo doanh nghiệp, Ban Chấp hành công đoàn cơ sở để các đơn vị ủy quyền thực hiện ký kết Thỏa ước lao động tập thể cấp ngành.
Tính đến thời điểm này đã có 38 đơn vị tham gia ký Thỏa ước lao động tập thể cấp ngành. Hàng năm Công đoàn ngành chỉ đạo, hướng dẫn công đoàn cơ sở chủ động thương lượng, đàm phán với người sử dụng lao động để điều chỉnh phù hợp với thang, bảng lương theo nghị định của Chính phủ về lương tối thiểu vùng, đảm bảo quyền lợi cho công nhân lao động, ổn định tư tưởng công nhân lao động, hạn chế thấp nhất số vụ ngừng việc tập thể, lãn công về quyền và lợi ích công nhân lao động.
Trong 10 năm qua công tác chăm lo đời sống, động viên CNLĐ có hoàn cảnh khó khăn đã được các cấp Công đoàn quan tâm như: Trợ cấp cho công nhân có hoàn cảnh khó khăn, biểu dương con CNLĐ vượt khó vươn lên trong học tập… với số tiền trên 2, 2 tỷ đồng.
Được sự quan tâm của LĐLĐ thành phố, sự phối hợp với Công đoàn Viên chức thành phố, Công đoàn ngành đã tổ chức xe đưa trên 2000 lượt công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn về quê đón tết cùng gia đình, Công đoàn ngành đã phối hợp cùng sự tham gia hỗ trợ của các đơn vị tổ chức tặng quà và vé xe ô tô cho trên 1000 lượt công nhân lao động mỗi vé xe là 200.000đ, thực hiện hỗ trợ xây dựng, sửa chữa Mái ấm Công đoàn cho 08 công nhân lao động với số tiền là 220 triệu đồng.
Bên cạnh đó, trong suốt quá trình hoạt động, Công đoàn ngành Dệt- May Hà Nội luôn chủ động sáng tạo trong công tác giáo dục pháp luật, giáo dục truyền thống và luôn gắn với việc tổ chức tốt các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, nâng cao đời sống tinh thần cho người lao động. Các phong trào thi đua phát triển mạnh và đi vào chiều sâu, các cuộc vận động lớn có tác động tích cực đến nhận thức của CNVCLĐ toàn ngành.
Với những cố gắng, nỗ lực và kết quả đạt được trong 10 năm qua, Công đoàn ngành Dệt May Hà Nội đã vinh dự được Tổng LĐLĐ Việt Nam tặng Bằng khen, được LĐLĐ thành phố tặng Cờ thi đua cho đơn vị có thành tích xuất sắc trong phong trào CNVCLĐ và hoạt động Công đoàn đồng thời được nhận nhiều bằng khen chuyên đề như: Công tác phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS; Công tác Nữ công; Công tác chỉ đạo Hội nghị Người lao động…
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội
Man City 0-4 Tottenham: Thất bại thứ 5 liên tiếp của Man City
Tỷ giá USD hôm nay 24/11: Đồng USD chốt tăng tuần 0,75%, đạt mức 107,49
Tin khác
Đề xuất, khuyến nghị Chính phủ phương án lương tối thiểu vùng phù hợp
Đời sống 22/11/2024 06:02
Yêu cầu các địa phương báo cáo thưởng Tết trước ngày 15/12
Đời sống 07/11/2024 16:30
Hà Nội: 30 nhà giáo tham gia Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024
Đời sống 30/10/2024 22:30
Đề xuất tiêu chí xác định người lao động có thu nhập thấp
Đời sống 23/10/2024 16:06
Trình Thủ tướng phương án nghỉ Tết Âm lịch 9 ngày
Đời sống 23/10/2024 06:00
Giá điện, giá chung cư đều tăng: Người lao động càng thêm gánh nặng!
Lao động 12/10/2024 21:01
Thu nhập của người lao động tiếp tục được cải thiện
Đời sống 08/10/2024 06:17
Hàn Quốc ân hạn với lao động nước ngoài cư trú bất hợp pháp tự nguyện về nước
Đời sống 05/10/2024 11:45
Hà Nội: Hộ gia đình nuôi 2 con học đại học, cao đẳng được hỗ trợ vay vốn chính sách
Đời sống 04/10/2024 15:49
Đề nghị bỏ đề xuất sinh viên làm thêm không quá 24 giờ mỗi tuần
Đời sống 25/09/2024 22:33