Xã hội hóa phát triển du lịch Thủ đô

(LĐTĐ) Hiện nay, tại các vùng ngoại thành Hà Nội, cùng với quá trình đô thị hóa, đất nông nghiệp hiếm dần, người dân thiếu kế sinh nhai. Vì vậy, phát triển du lịch đang là một hướng mới cho những vùng đất vốn giàu tiềm năng nhưng chưa được khai thác hiệu quả. Việc huy động cộng đồng cùng tham gia vào phần việc này là hướng đi thuận lợi cho các địa phương.
Hà Nội chủ động các giải pháp phục hồi du lịch trước đại dịch Covid19 Đổi mới để hút khách nội địa Chủ động xúc tiến để phát triển du lịch Thủ đô

Từ chuyện cộng đồng xây dựng bảo tàng

Cách trung tâm Hà Nội khoảng 20km, Lai Xá (xã Kim Chung, huyện Hoài Đức, Hà Nội) nằm bên quốc lộ 32 với những khu công nghiệp, khu chung cư, trường đại học, nhà cao tầng mọc san sát xung quanh. Nhiều năm nay, người ta biết đến làng nghề Nhiếp ảnh Lai Xá là nơi ra đời bộ môn nhiếp ảnh sớm nhất của lịch sử nhiếp ảnh Việt Nam. Đúng vào dịp kỷ niệm 125 năm làng nghề (1892 - 2017), Bảo tàng Nhiếp ảnh Lai Xá được thành lập. Đây là bảo tàng đầu tiên do cộng đồng đầu tư xây dựng để trưng bày, giới thiệu về truyền thống của một làng nghề nhiếp ảnh.

Xã hội hóa phát triển du lịch Thủ đô
Bảo tàng Nhiếp ảnh làng Lai Xá do nhân dân Lai Xá tự nguyện, đồng lòng xây dựng. Ảnh: K.Tiến

Bảo tàng Nhiếp ảnh Lai Xá có diện tích 300m², gồm 2 tầng, trưng bày những bức ảnh, hiện vật, panô bài viết bằng tiếng Việt và tiếng Anh, gói gọn 125 năm nghề nhiếp ảnh hình thành và phát triển ở làng. Mỗi tầng trưng bày đều đem đến trải nghiệm thú vị cho du khách, như được chụp ảnh theo phong cách xưa, khám phá phòng tối...

Ông Nguyễn Văn Thắng, Giám đốc Bảo tàng nhiếp ảnh Lai Xá cho biết, Bảo tàng Nhiếp ảnh Lai Xá do nhân dân Lai Xá tự nguyện, đồng lòng xây dựng, để kể với du khách câu chuyện đầy tự hào về các thế hệ tiếp nối đã và đang gìn giữ, phát huy nghề ảnh của cha ông. Kể từ năm 1892, khi ông Nguyễn Đình Khánh (tức Khánh Ký) - người đầu tiên khai mở nghề ảnh, đến nay, các hiệu ảnh của người Lai Xá được mở ở khắp nơi trên cả nước. Hàng nghìn người trong làng đã trở thành những thợ ảnh lành nghề với nhiều tác phẩm nổi tiếng.

Cách đây nhiều năm, những người yêu nhiếp ảnh ở Lai Xá ngày càng nhận ra sự mai một của nghề nhiếp ảnh truyền thống, điều đó sẽ khiến vài chục năm nữa, những người con Lai Xá sẽ chỉ còn nghe nói về làng nghề này, nếu như tập thể không lưu giữ lại hiện vật, ký ức về làng nghề.

“Từ nhận thức đó, các thành viên của câu lạc bộ yêu nhiếp ảnh Lai Xá đã trao đổi với người dân trong thôn và lãnh đạo thôn về việc xây dựng bảo tàng nhiếp ảnh dựa trên tư vấn của Phó Giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Văn Huy (Nguyên Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam) và cũng là một người con của làng Lai Xá”, ông Thắng cho biết.

Để có được những hiện vật trưng bày tại bảo tàng, ông Thắng đã cùng một số nhiếp ảnh gia của làng như ông Nguyễn Văn Nhật, Phạm Văn Nên, Lê Đình Thái... tổ chức một “ban vận động” để đi tìm kiếm và thuyết phục các gia đình còn sở hữu hiện vật nhiếp ảnh của làng Lai Xá đóng góp. Họ đã tự bỏ kinh phí và đi tìm gặp các gia đình người Lai Xá giờ làm nhiếp ảnh ở tận Hải Dương, Sơn Tây, Yên Bái... hay thành phố Hồ Chí Minh.

“Phải mất gần một năm trao đi đổi lại, vì họ vẫn còn phải “nghe ngóng” xem chúng tôi đang làm gì thì mới tin tưởng giao kỷ vật. Và khi đã xây dựng được lòng tin rồi, thì có những hiệu ảnh mang tới cả... một ba lô chứa hàng chục hiện vật quý giá để đóng góp cho bảo tàng”, ông Thắng chia sẻ.

Nguồn lực xây dựng bảo tàng hoàn toàn từ đóng góp của cộng đồng: Đất của các cụ, tiền xây dựng được lấy từ quỹ của thôn, số tiền còn thiếu được đóng góp từ các hộ gia đình trong thôn. Đến cuối năm 2017, bảo tàng đã thành hình và đón những lượt khách đầu tiên và cho đến nay vẫn tự vận hành bằng nguồn kinh phí và nhân lực của thôn. Nhật ký bảo tàng đã ghi lại những dòng lưu bút đầu tiên của các gia đình làm nghề nhiếp ảnh đưa con cháu trở về thăm lại nơi phát tích của nghề hay những đoàn học sinh tiểu học và mẫu giáo của xã Kim Chung tới tham quan.

Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa

Cách Bảo tàng Nhiếp ảnh Lai Xá không xa là một bảo tàng thứ hai của làng - Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên. Đây là bảo tàng tư nhân mà phần trưng bày như câu chuyện kể về cuộc đời, sự nghiệp nghiên cứu khoa học, giáo dục của nhà văn hóa Nguyễn Văn Huyên, Bộ trưởng Bộ Giáo dục nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa giai đoạn 1946-1975. Bảo tàng được Phó Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Văn Huy (con trai Giáo sư Nguyễn Văn Huyên), Nguyên Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam và người thân xây dựng ngay trên phần đất của gia đình.

Các hiện vật ở đây được sắp xếp theo chủ đề riêng, như những câu chuyện kể từ góc nhìn của những người con về cha mẹ của mình, nên khá sinh động và ấm cúng. Điểm thú vị là hiện nay Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên đã ứng dụng công nghệ thuyết minh tự động cho hệ thống hiện vật. Chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh và tải phần mềm miễn phí, du khách có thể nghe lời thuyết minh về 74 hiện vật của bảo tàng với song ngữ Việt - Anh.

Nói về việc phát triển du lịch tại Lai Xá, Phó Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Văn Huy cho biết, du lịch cộng đồng góp phần bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa của mỗi vùng miền. Cuộc đời cùng với những tư liệu và ký ức về một con người, một gia đình, một ngôi làng, một nghề sẽ góp phần giúp khách tham quan hiểu biết về lịch sử, xã hội và văn hóa của một thời kỳ, một đất nước. “Về việc phát triển du lịch tại làng Lai Xá, tôi cũng đã trao đổi với các công ty du lịch của Hà Nội để có những kế hoạch phát triển du lịch tại đây”, Phó Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Văn Huy cho hay.

Có thể thấy, hiện nay, du lịch cộng đồng là mô hình du lịch tập trung khai thác các giá trị văn hóa, lối sống, ẩm thực... thuộc sở hữu của cộng đồng dân cư. Đây là xu thế đang phát triển mạnh trên thế giới khi nhu cầu trải nghiệm văn hóa của khách du lịch ngày càng tăng. Trái với các loại hình du lịch như nghỉ dưỡng, khám phá, ở mô hình du lịch cộng đồng, người dân đóng vai trò trung tâm trong hướng dẫn khách trải nghiệm, cảm nhận văn hóa, lối sống, ẩm thực… cũng như cung cấp các dịch vụ du lịch khác cho khách.

Tại Hà Nội, khu phố cổ, các làng nghề, làng cổ, danh lam, thắng cảnh nằm trong cộng đồng dân cư là những địa bàn có nhiều tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng. Trên địa bàn đã hình thành nhiều điểm du lịch cộng đồng nổi tiếng như: Làng cổ Đường Lâm (Sơn Tây), làng gốm Bát Tràng (Gia Lâm), làng rối nước Đào Thục (Đông Anh), làng sơn mài Hạ Thái (Thường Tín)... Các mô hình này do chính người dân địa phương thực hiện và thụ hưởng lợi ích. Thực tế đã chứng minh, du lịch cộng đồng đã đem lại nhiều lợi ích về kinh tế, xã hội cho người dân địa phương thông qua tạo ra công ăn việc làm, cải thiện thu nhập, nâng cao đời sống cộng đồng. Ở nhiều nơi, nhờ hoạt động du lịch, sinh kế của người dân đã được cải thiện rõ rệt, từng bước bắt kịp các địa phương có hoạt động kinh tế - xã hội phát triển.

Được biết, những năm qua, các cấp chính quyền cũng đã chú trọng phát triển du lịch cộng đồng tại các địa phương. Ví dụ, Sở Du lịch Hà Nội đã phối hợp các địa phương mở nhiều lớp tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng làm du lịch cho người dân ở các điểm du lịch, các làng nghề, làng cổ có tiềm năng du lịch cộng đồng. Hay tại làng Hạ Mỗ (huyện Đan Phượng), nơi được đánh giá là nơi có nhiều tiềm năng du lịch với đậm dấu tích văn hóa cổ, địa phương cũng đã có kế hoạch cụ thể trong việc phát triển du lịch tại đây.

Anh Nguyễn Xuân Việt, Công chức văn hóa - xã hội (Ủy ban nhân dân xã Hạ Mỗ) cho biết: “Hiện tại, Ủy ban nhân dân xã Hạ Mỗ đang có rất nhiều chương trình bảo tồn văn hóa vật thể và phi vật thể như: Các bức hoành phi, câu đối, các văn tự Hán nôm đều được dịch ra và bảo quản, lưu trữ, giữ lại cho muôn đời sau. Đồng thời, xây dựng và viết cuốn lịch sử văn hóa, truyền thống để đưa vào các nhà trường giảng dạy cho các thế hệ học sinh hiểu về lịch sử của địa phương”. /.

Kim Tiến

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thanh Oai:  Khởi công dự án chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Thanh Oai: Khởi công dự án chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 20/9, huyện Thanh Oai tổ chức Lễ khởi công xây dựng dự án mở rộng, nâng cấp Tỉnh lộ 429A và xây dựng Cụm công nghiệp (CCN) Kim Bài. Đây là công trình được thành phố Hà Nội lựa chọn khởi công chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Người bệnh có thể tra cứu thông tin trong Hệ thống thông tin về khám, chữa bệnh

Người bệnh có thể tra cứu thông tin trong Hệ thống thông tin về khám, chữa bệnh

(LĐTĐ) Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh sẽ hỗ trợ việc gửi dữ liệu khám bệnh chuyển tuyến giữa các cơ sở y tế, giúp người dân tra cứu được lịch sử khám chữa bệnh.
Chương Mỹ: Cán bộ xã “3 cùng” với người dân vùng ngập lụt sơ tán tập trung

Chương Mỹ: Cán bộ xã “3 cùng” với người dân vùng ngập lụt sơ tán tập trung

(LĐTĐ) Khắc phục hậu quả của cơn bão số 3 và lũ rừng ngang, đến ngày 19/9, huyện Chương Mỹ đã sơ tán hơn 2.100 hộ dân, với trên 8.800 nhân khẩu đến nơi an toàn. Việc di dời người dân bị ngập lũ đến nơi an toàn và chăm sóc họ chu đáo được các cấp chính quyền huyện Chương Mỹ quan tâm, triển khai hiệu quả.
Công đoàn chung tay hỗ trợ các gia đình bị ảnh hưởng bởi bão số 3

Công đoàn chung tay hỗ trợ các gia đình bị ảnh hưởng bởi bão số 3

(LĐTĐ) Được sự chỉ đạo trực tiếp của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hà Đông, trong 2 ngày (18 - 19/9), Công đoàn một số trường Trung học cơ sở (THCS), Tiểu học trên địa bàn quận Hà Đông đã đến thăm, tặng quà các gia đình học sinh, đoàn viên công đoàn, người dân bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 và hoàn lưu cơn bão gây ra với số tiền hỗ trợ là 63 triệu đồng.
Hà Nội: Đảm bảo nguồn cung hàng hóa phục vụ người tiêu dùng

Hà Nội: Đảm bảo nguồn cung hàng hóa phục vụ người tiêu dùng

(LĐTĐ) Nhằm góp phần kết nối đa dạng nguồn cung hàng hóa từ các tỉnh, thành phố phục vụ người dân sau cơn bão số 3, từ ngày 19 - 23/9, Sở Công Thương Hà Nội liên tiếp tổ chức Tuần hàng trái cây, nông sản các tỉnh, thành phố và Tuần hàng quảng bá, giới thiệu và bán nông sản thực phẩm tại các kênh phân phối tại Hà Nội. Điều này khẳng định, nguồn cung hàng hóa phục vụ người dân Thủ đô và các tỉnh, thành luôn dồi dào, sẵn sàng cung ứng trong mọi trường hợp.
Festival Thu Hà Nội 2024: Tinh gọn quy mô nhưng vẫn nhiều trải nghiệm hấp dẫn

Festival Thu Hà Nội 2024: Tinh gọn quy mô nhưng vẫn nhiều trải nghiệm hấp dẫn

(LĐTĐ) Tối nay (20/9), Festival Thu Hà Nội lần thứ 2 năm 2024 sẽ được khai mạc. Đây là một trong những hoạt động quan trọng nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024); nhằm quảng bá hình ảnh, giá trị văn hóa và du lịch của Hà Nội - mảnh đất kinh kỳ ngàn năm văn hiến với những nét đẹp độc đáo riêng.
Quận Tây Hồ: Trao quà mô hình Dân vận khéo “Thắm tình quân dân” năm 2024

Quận Tây Hồ: Trao quà mô hình Dân vận khéo “Thắm tình quân dân” năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 20/9, Ban Dân vận Quận ủy, Ban Chỉ huy Quân sự quận Tây Hồ tổ chức chương trình tặng quà thực hiện mô hình Dân vận khéo “Thắm tình quân dân” năm 2024.

Tin khác

Khơi gợi tiềm năng làng cổ

Khơi gợi tiềm năng làng cổ

(LĐTĐ) Hà Nội hiện có nhiều làng cổ với kiến trúc độc đáo, truyền thống lịch sử và bề dày văn hóa. Tiêu biểu trong các làng cổ có thể kể đến như: Đường Lâm, Cự Đà, Bát Tràng… mỗi nơi lại có một sắc thái riêng biệt, thu hút sự quan tâm của du khách gần xa. Tuy nhiên, dù làng cổ được đánh giá là "mỏ vàng" hiện hữu, có nhiều tiềm năng phục vụ du lịch Thủ đô, nhưng hiện các huyện ngoại thành vẫn chưa khai thác hết giá trị vốn có.
Sơn Tây mang Trung thu đến trẻ em vùng lũ

Sơn Tây mang Trung thu đến trẻ em vùng lũ

(LĐTĐ) Ngày 15/9 (13 tháng 8 Âm lịch), Thị ủy - Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thị xã Sơn Tây tổ chức chương trình “Vui Tết Trung thu 2024” cho trẻ em trên địa bàn. Hơn 600 học sinh chăm ngoan, học giỏi đến từ 15 xã, phường trên địa bàn đã có những giây phút thoải mái, vui vẻ với Nghệ sĩ nhân dân Xuân Bắc và Tự Long.
Công an quận Bắc Từ Liêm chung tay ủng hộ người dân chịu ảnh hưởng của bão lũ

Công an quận Bắc Từ Liêm chung tay ủng hộ người dân chịu ảnh hưởng của bão lũ

(LĐTĐ) Trước tình hình nhiều người dân tại quận Bắc Từ Liêm phải sơ tán đến nơi ở tạm do mực nước sông dâng cao, Hội Phụ nữ Công an quận Bắc Từ Liêm đã chủ động, kịp thời phát động phong trào "nhường cơm sẻ áo" kêu gọi hội viên chung ta hỗ trợ nhân dân.
Hành khách xúc động khi nhận lại 150 triệu đồng bỏ quên trên xe buýt

Hành khách xúc động khi nhận lại 150 triệu đồng bỏ quên trên xe buýt

(LĐTĐ) Tổng Công ty Vận tải Hà Nội - Transerco thông tin, hôm nay (10/9) một hành khách đi xe buýt từ Phú Xuyên đi Thường Tín đã đãng trí bỏ quên chiếc túi có 150 triệu đồng vừa rút từ ngân hàng về. Ngay khi phát hiện số tài sản này, đội ngũ lái xe buýt và nhân viên phục vụ của Transerco đã hỗ trợ tìm kiếm, bảo quản và trao lại cho hành khách số tiền lớn bị bỏ quên này.
Phụ nữ Thủ đô hỗ trợ người dân gặt lúa giảm thiệt hại do bão

Phụ nữ Thủ đô hỗ trợ người dân gặt lúa giảm thiệt hại do bão

(LĐTĐ) Sau bão, cùng với nhiều diện tích hoa màu trên địa bàn một số quận, huyện bị ảnh hưởng, nhiều cánh đồng lúa cũng rơi vào tình trạng ngập úng hoặc gãy đổ. Trong những ngày qua, các cấp Hội phụ nữ Thủ đô đã hỗ trợ gặt sớm lúa đổ tại nhiều cánh đồng, nhằm giảm bớt thiệt hại về kinh tế cho bà con.
Giữ mạch nguồn hiếu học xứ Đoài

Giữ mạch nguồn hiếu học xứ Đoài

(LĐTĐ) Hiếu học là truyền thống đẹp của dân tộc Việt Nam. Ít ai biết, ở vùng xứ Đoài xưa, mạch nguồn hiếu học luôn được vun bồi, chăm chút. Minh chứng dễ thấy, ở thị xã Sơn Tây hiện còn lưu giữ di tích Văn Miếu - sánh ngang với một số Văn Miếu hàng tỉnh tiêu biểu như: Văn Miếu Xích Đằng ở Hưng Yên, Văn Miếu Mao Điền ở Hải Dương hay Văn Miếu Bắc Ninh ở tỉnh Bắc Ninh… Hơn hết, Văn miếu Sơn Tây là nơi tôn thờ, tri ân công đức to lớn của Đức Thánh Khổng Tử và các vị hiền triết, cùng hàng trăm danh nhân khoa bảng của vùng xứ Đoài.
Hiện thực hóa khát vọng thành phố ven sông Hồng

Hiện thực hóa khát vọng thành phố ven sông Hồng

(LĐTĐ) Trải qua hàng ngàn năm, sông Hồng vẫn lặng lẽ bồi đắp cho sự hình thành và phát triển của Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội. Khơi nguồn, phát huy những giá trị đó, Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng đang được xây dựng và không bao lâu sẽ trở thành hiện thực sẽ tiếp nối mạch chảy từ ngàn đời nay.
Huyện Thanh Trì trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 2/9

Huyện Thanh Trì trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 2/9

(LĐTĐ) Sáng 29/8, Huyện ủy Thanh Trì tổ chức Lễ trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 2/9 cho các đảng viên có từ 30 - 70 năm tuổi Đảng.
Phụ nữ Thủ đô “Check in Hanoi” với áo dài

Phụ nữ Thủ đô “Check in Hanoi” với áo dài

(LĐTĐ) Nằm trong chuỗi các hoạt động Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội năm 2024 của thành phố Hà Nội, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Thành phố tổ chức nhiều hoạt động hưởng ứng. Cuộc thi Thử thách “Check in Hanoi” với áo dài được đông đảo phụ nữ các quận, huyện tham gia.
Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2024: Bản giao hưởng của văn hóa Thủ đô

Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2024: Bản giao hưởng của văn hóa Thủ đô

(LĐTĐ) Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2024 với chủ đề "Thức quà Hà Nội" đã mở ra một bức tranh đa sắc về văn hóa và ẩm thực Thủ đô, thu hút hơn 20.000 lượt khách khám phá. Qua đó, một hình ảnh Hà Nội năng động, hiện đại nhưng vẫn giữ trọn vẹn nét đẹp truyền thống được lan tỏa mạnh mẽ, thu hút ngày càng nhiều du khách đến với Thủ đô ngàn năm văn hiến.
Xem thêm
Phiên bản di động